Thực đơn là công cụ không thể thiếu trong tất cả các quán cafe, quán trà sữa, nhà hàng,… Bài học này giúp học viên có nhiều kiến thức xây dựng thực đơn thức uống sao cho bố cục hợp lý, đẹp mắt, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn đồ uống.
Các học viên cùng nhau xây dựng thực đơn đồ uống
Căn cứ xây dựng thực đơn khoa học cho học viên
Thực đơn (menu) là danh mục món ăn, đồ uống được sắp xếp theo trình tự nhất định, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, khoa học bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ.
Kiến thức tổng quát về thực đơn
Các Bar Trưởng tương lai cần tích lũy được nhiều kiến thức mới mẻ khi xây dựng thực đơn nói riêng, kiến thức kinh doanh, học quản lý bar nói chung.
Công cụ giao tiếp
Khách hàng sẽ biết các thông tin như: tên đồ uống, thành phần nguyên liệu, giá cả,… được giới thiệu, trình bày và quảng cáo trên thực đơn.
Công cụ làm việc hiệu quả
Nhờ có thực đơn mà nhân viên pha chế có thể chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu và người quản lý, trưởng ca sắp xếp nhân sự phục vụ đảm bảo tiến độ làm việc.
Công cụ Marketing
Thực đơn đóng vai trò quan trọng trong offline Marketing thông qua các hình thức: trình bày những sản phẩm best seller, hình ảnh đồ uống hấp dẫn,…
Công cụ hạch toán
Cuối cùng, thực đơn giúp cho khâu kiểm toán, báo cáo tình hình kinh doanh cho cấp quản lý, ban điều hành dễ dàng.
Các dạng thực đơn hiện nay
Tùy theo mục đích kinh doanh để lựa chọn cách thức thể hiện thực đơn khác nhau.
Menu thiết kế sáng tạo bằng bảng phấn (Ảnh: Internet)
Thực đơn tự chọn món (À La Carte)
Là dạng thực đơn được sử dụng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán café,… Dựa vào menu để gọi món ăn mình thích dựa trên cơ sở chủ kinh doanh xây dựng.
Thực đơn bữa ăn trọn gói (Table d’hôte)
Là dạng thực đơn thường thấy tại các nơi tổ chức tiệc cưới, hội nghị,… Các món ăn, đồ uống được sắp xếp theo set menu, theo combo, theo giá, theo số lượng người,…
Học cách xây dựng thực đơn hợp lý
Nắm vững những nguyên tắc cơ bản
Lớp học xen kẽ lý thuyết lẫn thực hành, nhờ đó các bạn đã có nhiều bài học kinh nghiệm nhưng sau đó thầy đưa ra lời khuyên về một số nguyên tắc “bất di bất dịch” mà học viên cần lưu ý:
– Sản phẩm hợp khẩu vị, vùng miền, phong tục, tập quán
– Giá cả hợp lý
– Đảm bảo dinh dưỡng
– Đạt hiệu quả kinh tế
– Trình bày đẹp mắt, thu hút, sáng tạo (nếu có)
Thực đơn đồ uống được thiết kế sáng tạo và có hình ảnh minh họa đi kèm (Ảnh: Internet)
Phân loại thực đơn theo mô hình kinh doanh
Tiếp đến, giảng viên hướng dẫn lựa chọn kiểu thực đơn phù hợp theo từng mô hình kinh doanh hiện nay. Sau đó, học viên cùng nhau phân loại, chọn lọc và nêu lên ưu/khuyết điểm của từng kiểu thực đơn.
Học viên tự tin nêu lên quan điểm cá nhân tại lớp học
Các kiểu dáng thực đơn thông dụng:
– Thực đơn kiểu sách
Sử dụng cho các mô hình kinh doanh nhiều món đồ uống (Ảnh: Internet)
– Thực đơn kiểu gấp
Café take away thường sử dụng dạng menu này (Ảnh: Internet)
– Thực đơn kiểu bìa
Dành cho các nhà hàng, khách sạn sang trọng sử dụng (Ảnh: Internet)
– Thực đơn kiểu bảng
Loại menu đồ uống thông dụng, phổ biến, tiện dụng (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn
Cuối cùng, giảng viên tóm tắt lại những nội dung khi xây dựng thực đơn gồm:
– Tên sản phẩm
– Giá cả
– Mô tả thành phần có trong sản phẩm
– Mô tả nhóm sản phẩm (Soft Drink, Ice Blended, Café, Smoothies, Milk Tea,…)
– Nhóm món ăn đặc biệt (nếu có)
– Hình thức thanh toán
– Logo nhận diện thương hiệu
– Hình ảnh minh họa
Khi thiết kế thực đơn, đặc biệt lưu ý chọn kích cỡ chữ, font chữ tròn, to, đơn giản, dễ đọc, tránh thiết kế menu theo dạng thư pháp làm người đọc mất nhiều thời gian đọc. Thêm một điều lưu ý quan trọng là bạn không nên sử dụng ngôn ngữ địa phương vào trong menu. Nếu muốn tô đậm giá trị “đặc sản”, trong thực đơn nên kèm theo phần diễn giải ngắn gọn.
Lựa chọn chất liệu in ấn chắc chắn, có thể chống nước càng tốt:
– Thực đơn kiểu bảng: in trên bìa cứng có tráng gương, chất liệu nhựa.
– Thực đơn kiểu bìa: bìa kê cứng cáp.
– Thực đơn kiểu gấp: giấy in là chất liệu có thể gấp lại dễ dàng.
– Thực đơn kiểu sách: bìa cứng cáp, có thể lau chùi được, có bọc kiếng từng trang.
Trở thành người Bar Trưởng ngoài kiến thức pha chế, học viên cần trang bị thêm các kiến thức liên quan đến hỗ trợ kinh doanh, marketing,… khác. Sau buổi học lý thuyết về cách xây dựng thực đơn, chắc chắn rằng sẽ giúp ích cho học viên khi ứng tuyển vào vị trí cấp cao quản lý Bar, tư vấn đồ uống,… trong tương lai. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các lên ý tưởng và thuyết trình concept trong bài viết trước đó nhé. Chỉ với khóa học Bar Trưởng, học viên tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng pha chế lẫn các kiến thức quản lý quan trọng.
Ý kiến của bạn