Voice search SEO là gì? Xu hướng 2020 và cách tối ưu cho tìm kiếm bằng giọng nói

Trước khi tìm hiểu về Voice Search SEO thì bạn cần biết là người dùng trong thời đại số ngày nay càng quen thuộc với tính năng voice search trên các thiết bị công nghệ, phổ biến nhất là smartphone cùng với sự bùng nổ của các trợ lý ảo như Siri hay Google Assistant. Loại hình này dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và tiện lợi hơn nhiều so với cách thức tìm kiếm truyền thống.

voice-search-seo-la-gi

Theo ComScore, đến năm 2020, sẽ có 50% tất cả lượng tìm kiếm là voice search. Google cũng báo cáo có 27% người dùng trực tuyến đang sử dụng loại hình tìm kiếm này trên toàn cầu.

Để thành công trong bối cảnh mới này, bạn và doanh nghiệp của bạn phải tối ưu nội dung và bắt đầu tập trung nghiêm túc vào hoạt động voice search SEO. Trong bài viết này, Đào tạo SEO Á Âu sẽ gợi ý cho bạn những cách thức tối ưu theo xu hướng mới.

Voice search SEO là gì?

Voice search SEO là một hoạt động áp dụng các kỹ thuật để tối ưu hóa nội dung, các đoạn văn bản, các từ khóa, metadata cùng nhiều đối tượng khác để khi người dùng đặt ra những câu hỏi thông qua tính năng voice search thì trang của bạn sẽ được xếp hạng trên đầu các kết quả tìm kiếm. Điểm đặc biệt ở đây đó là voice search sẽ tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ tự nhiên (natural language) của người dùng và đưa ra câu trả lời dựa theo đó.

Các xu hướng voice search mới trong năm 2020

Theo trang eMarketer, tỉ trọng sử dụng loa thông minh được ước tính có tốc độ tăng trưởng kéo hàng năm vào khoảng 48% để đáp ứng nhu cầu của hơn 76 triệu người dùng vào năm 2020.

voice-search-duoc-thuc-hien-tren-smart-speaker-ngay-cang-nhieu

(Nguồn ảnh: Internet)

Các thống kê cũng cho thấy rằng có 40 triệu người Mỹ hiện tại đang sở hữu một thiết bị loa thông minh. Và thị trường Việt Nam cũng đang dần quen thuộc với loại thiết bị này. Rõ ràng là, ngày càng có nhiều hộ gia đình đang sử dụng loa thông minh hơn trong bối cảnh công nghệ đang thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống hiện nay.

Trước đây, chỉ có một vài cái tên như Alexa hay Siri là được nhiều người biết tới. Nhưng theo thời gian, công nghệ giọng nói đã có sự tiến bộ vượt bậc. Và kết quả là, nhiều công ty công nghệ cũng đã cho ra mắt những sản phẩm của riêng họ.

2. Sự tiến bộ trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) để xử lý giọng nói

Có một sự tiến bộ đáng kinh ngạc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và máy học, và nó đã thay đổi cách thức người dùng tương tác với các thiết bị thông minh của họ cũng như cách tìm kiếm trên Internet.

artificial-intelligence-va-machine-learning-co-su-phat-trien-vuot-bac

(Nguồn ảnh: Internet)

Ví dụ, với công nghệ RankBrain của Google, bạn có thể nhận diện các từ và cụm từ để dự đoán kết quả dự báo chính xác hơn. Khi nó gặp một cụm từ mới, nó sẽ phán đoán tốt nhất có thể dựa trên những dữ liệu hiện có và đưa ra các câu trả lời.

3. Voice search được sử dụng để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tại địa phương

Mọi người đang sử dụng voice search ngày một nhiều hơn để tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ tại khu vực mình sinh sống. Theo số liệu thống kê, có đến 58% người từng sử dụng voice search khi tìm kiếm thông tin về một doanh nghiệp địa phương.

voice-search-duoc-dung-nhieu-de-tim-kiem-local-query

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngoài ra, theo các báo cáo của Google thì số lượt tìm kiếm các doanh nghiệp “ở gần tôi” (near me) cũng đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Đây là một tin tốt cho các doanh nghiệp địa phương ở gần người dùng.

4. Voice SEO ngày càng phổ biến

Để giữ được vị trí đầu bảng, các marketer thường xuyên phải điều chỉnh lại chiến lược SEO của mình để tối ưu hóa cho voice search. Với độ chính xác của công nghệ nhận diện giọng nói của Google lên đến 95%, các doanh nghiệp muốn thu hút nhiều traffic hơn về website của mình cần phải triển khai hoạt động Voice SEO.

Và Google không “đơn thương độc mã” trong hành trình hoàn thiện công nghệ nhận diện giọng nói để tối ưu hóa cho voice search. Công ty iFlytek của Trung Quốc đang sở hữu mức độ chính xác đến 98% và họ cũng đang tiếp tục nghiên cứu để đạt mức 99%.

5. Voice search đang diễn ra trên thiết bị mobile nhiều hơn bao giờ hết

Tính năng voice search của Google hiện đang khả dụng với hơn 100 ngôn ngữ trên các thiết bị di động. Thêm vào đó, các thống kê cũng chô thấy rằng điện thoại di động được sử dụng nhiều hơn loa thông minh khoảng 40% để thực hiện các tìm kiếm bằng giọng nói.

Và với chiếc điện thoại của mình, mọi người thường sử dụng voice search trong các môi trường khác nhau như tại nhà, tại công sở, tại nhà hàng, tại một bữa tiệc hoặc bất kỳ địa điểm nào khác.

moi-nguoi-dung-voice-search-trong-nhung-moi-truong-nao-perficient.png

(Nguồn ảnh: Perficient)

Gợi ý để tối ưu cho Voice Search SEO

1. Sử dụng các từ khóa long-tail

Từ khóa long-tail là những từ khóa cụ thể mà đối tượng mục tiêu của bạn có khả năng nhập vào (và trong trường hợp của voice search là nói với) máy tìm kiếm. Những người làm SEO đã khai thác từ khóa long-tail từ lâu và cũng đã thấy được những kết quả tuyệt vời trong thứ hạng tìm kiếm của họ.

Và việc sử dụng từ khóa long-tail để tối ưu hóa cho voice search cũng không ngoại lệ. Theo số liệu thống kê thực tế thì những từ khóa này chiếm đến 70% tất cả lượng tìm kiếm trên Internet.

toi-uu-voice-search-theo-cac-tu-khoa-long-tail

Bạn có thể bổ sung thêm các từ khóa long-tail với ngữ điệu mang tính “hội thoại” nhiều hơn và đưa ra rõ câu trả lời cho những nội dung mà người dùng đang tìm kiếm.

Tin tốt là bạn có thể sử dụng nhiều công cụ trực tuyến để tìm những cụm từ có liên quan và chèn chúng vào nội dung của mình, chẳng hạn như:

  • Answer The Public
  • Ubersuggest
  • SEMrush
  • HubSpot Content Strategy Tool

2. Triển khai Schema Markup

Còn được biết đến với tên gọi dữ liệu có cấu trúc (structured data), Schema Markup là một đoạn mã chèn vào website cho phép các máy tìm kiếm hiểu rõ được nội dung trên website của bạn.

Schema Markup còn có thể giúp các robot của máy tìm kiếm thu thập dữ liệu hiệu quả hơn và làm cho website thăng hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nó để cải thiện và có được những kết quả tìm kiếm chi tiết hơn giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.

rich-search-result-tren-SERP

Giống ví dụ như hình trên đây, kết quả tìm kiếm này có thêm phần đánh giá dưới hình thức sao – được thêm vào nhờ việc sử dụng Schema Markup. So với các kết quả tìm kiếm khác, thì kết quả như vậy sẽ rõ ràng hơn, vừa giúp công cụ tìm kiếm hiểu nhanh được nội dung bên trong để phản hồi phù hợp, vừa có khả năng được người dùng nhấp vào nhiều hơn.

3. Tạo nên những nội dung đưa ra câu trả lời trực tiếp

Người dùng không thực hiện voice search như khi tìm kiếm bằng văn bản. Thay vào đó, họ có thể sẽ đưa ra những truy vấn dài hơn, cụ thể hơn. Theo nghiên cứu, thì các cụm từ nghi vấn đã được sử dụng nhiều hơn 61% so với trước đây.

cac-question-word-pho-bien

(Nguồn ảnh: Jason Tabeling)

Thống kê trên cũng tiết lộ mọi người đang sử dụng những từ khóa nghi vấn nào để đưa ra các truy vấn thông qua voice search.

Do đó, việc sáng tạo nội dung của bạn để trả lời cho những truy vấn của họ là một ý tưởng rất thực tế.  Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn viết nên những nội dung tuyệt vời thực sự có giá trị với đối tượng mục tiêu. Nó sẽ làm cho họ được thỏa mãn và đồng thời, gia tăng cơ hội được xuất hiện tại khu vực trích dẫn nổi bật (featured snippet).

noi-dung-featured-snippet-duoc-dung-trong-ket-qua-voice-search

(Nguồn ảnh: Internet)

4. Tối ưu trang Google My Business

Một cách khác nữa để có được thứ hạng cao đối với các tìm kiếm bằng giọng nói chính là tối ưu trang Google My Business.

toi-uu-google-my-business-de-chien-thang-trong-voice-search-seo

(Nguồn ảnh: Internet)

Thực tế là, đây là một trong những cách dễ dàng nhất để được đối tượng mục tiêu nhìn thấy khi họ đọc lên truy vấn của mình trong Google. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng nội dung, hình ảnh và các thông tin của bạn đều đầy đủ và chính xác.

Bên cạnh đó, hãy triển khai một chiến lược SEO hiệu quả song song với việc hướng đến cách người dùng đang sử dụng từ ngữ trong truy vấn của họ. Theo báo cáo của Bright Local, thì có 76% người dùng thiết bị loa thông minh thực hiện các tìm kiếm liên quan đến địa điểm (local search) ít nhất một lần mỗi tuần. Do đó, Local SEO hay việc cung cấp các thông tin cùng hình ảnh thích hợp đều rất quan trọng.

5. Nâng cao chỉ số DA (Domain Authority)

Các website với nhiều liên kết trỏ đến chúng (backlink) sẽ xếp hạng cao hơn đối với các tìm kiếm thông thường, và với voice search cũng vậy.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Brian Dean, đã phân tích 10,000 kết quả tìm kiếm trên thiết bị Google Home, và nhận thấy rằng những website có nhiều liên kết được xếp hạng thường xuyên hơn trong voice search.

Khi người dùng đưa ra truy vấn bằng giọng nói của họ, Google sẽ cung cấp các kết quả tìm kiếm từ những website có mức độ uy tín cao.

tang-chi-so-domain-authority-de-duoc-goi-y-nhieu-hon

(Nguồn ảnh: Internet)

Dưới đây là một số gợi ý để nâng cao DA và xếp hạng cao hơn đối với voice search;

  • Tối ưu nội dung on-page
  • Áp dụng các chiến lược liên kết nội bộ chặt chẽ
  • Loại bỏ các link “bẩn” và link spam
  • Làm cho website thân thiện với thiệt bị di động…

6. Làm cho website thân thiện trên thiết bị di động

Phần lớn người dùng hiện nay đang lướt Internet thông qua điện thoại thông minh bởi vì tính tiện dụng và dễ dàng truy cập của nó. Và cũng rõ ràng là hầu hết người dùng đều thực hiện voice search qua điện thoại di động, vì thế nên việc tối ưu hóa cho nền tảng mobile là cực kỳ quan trọng.

mobile-friendly-la-xu-the-tat-yeu

(Nguồn ảnh: Internet)

Một số mẹo hữu ích để tối ưu hóa website dành cho thiết bị di động:

  • Tối ưu hóa các trang phiên bản mobile với AMP
  • Kiểm tra và cải thiện tốc độ website bằng các công cụ như GTMetrix, PageSpeed Insights
  • Tạo nên những web page có giao diện đáp ứng linh hoạt (responsive) trên thiết bị mobile
  • Tận dụng các công cụ thiết kế landing page responsive
  • Tạo nên những nội dung có tính dễ đọc nhiều hơn trên smartphone
  • Thường xuyên kiểm tra website của bạn bằng công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google…

7. Tối ưu tốc độ website

Tốc độ trang sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong Voice Search SEO. Các nghiên cứu cho thấy rằng các trang được xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm sau khi người dùng thực hiện một voice search có tốc độ tải chỉ trong 4,6 giây. Những trang này cũng nhanh hơn 52% so với các trang thông thường.

page-speed-anh-huong-nhieu-den-ket-qua-voice-search

(Nguồn ảnh: Internet)

Để nâng cao tốc độ trang, bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật như:

  • Sử dụng mạng phân phối nội dung CDN (Content Delivery Network)
  • Chọn lựa một nền tảng hosting chất lượng cung cấp tốc độ tải trang nhanh và uptime cao (uptime là thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn của server, một dịch vụ hosting web có uptime 93% nghĩ là có 7% thời gian server của họ sẽ bị “gián đoạn”)
  • Tối ưu cho kích thước hình ảnh trên website
  • Hạn chế số lượng plugin
  • Sử dụng tính năng lưu trữ bộ nhớ đệm cho website
  • Giảm thiểu việc sử dụng web fonts (đây là một tính năng CSS cho phép nhà quản trị web chỉ định những font nào sẽ được tải xuống cùng với website khi nó được truy cập, nghĩa là trình duyệt nào có hỗ trợ web fonts sẽ có chính xác font mà bạn đã chỉ định)

Việc tạo nên những trang FAQ như thế này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích bởi vì các từ ngữ truy vấn đều rất phổ biến. Theo thống kê, các kết quả tìm kiếm voice search là trang FAQ có số lượng nhiều hơn các kết quả tìm kiếm trên desktop thông thường.

ket-qua-FAQ-page-tren-hai-nen-tang-khac-nhau

(Nguồn ảnh: Internet)

Một điều tuyệt vời nữa đó là các trang FAQ có thể xếp hạng cho nhiều truy vấn tìm kiếm bằng voice search khác nhau. Ngoài ra, chúng cũng ngắn gọn và trả lời chính xác cho những gì người dùng đang tìm kiếm.

Do vậy nên Google thường trích xuất câu trả lời từ trang FAQ của bạn khi người dùng thực hiện một voice search nào đó.

Tổng kết

Voice search là một hình thức tìm kiếm trực tiếp và tiện dụng. Không quá khó hiểu tại sao nó ngày càng phổ biến đối với những người dùng trực tuyến. Nhưng trừ khi bạn tối ưu hóa website của mình để đáp ứng cho voice search, nếu không thì người dùng sẽ không thể tìm thấy những nội dung của bạn.

Thực hiện những gợi ý đã được chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn tối ưu hóa website tốt hơn cho tìm kiếm bằng giọng nói và thăng hạng. Đây đều là những mẹo đã được thử nghiệm và kiểm nghiệm và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi tối ưu hóa cho voice search, bạn cũng đang tối ưu cho website nói chung và tạo ra nhiều sức mạnh hơn để xếp hạng cao hơn trên máy tìm kiếm bằng cách này hay cách khác.

Tóm lại, có những ý quan trọng sau đây bạn cần ghi nhớ:

  • Một nội dung được tối ưu hiệu quả kết hợp cùng với Voice Search SEO sẽ giúp trang xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
  • Các từ khóa long-tail là “xương sống” của hoạt động tìm kiếm bằng giọng nói.
  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động luôn song hành cùng với tối ưu hóa cho voice search.
  • Hãy lưu ý bổ sung thêm các phần hỏi đáp FAQ.

Bạn đã tối ưu website của mình cho Voice Search chưa? Hãy thử và cho HNAAu biết kết quả nhé!

Điểm: 4.9 (29 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn