Wagashi không chỉ được ví như những tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ và tài hoa của của xứ sở hoa anh đào mà dòng bánh này còn được ví như những bản ngợi ca vẻ đẹp bốn mùa của thiên nhiên luân chuyển. Ở Wagashi, cả trời đất rộng lớn, bao la như được gói gọn trong từng nét sống động của chiếc bánh nhỏ bé tuyệt đẹp khiến thực khách phải trầm trồ khen ngợi.
Wagashi tinh tế, độc đáo
Vẻ đẹp bốn mùa của Wagashi không ngừng thay hình đổi sắc, như một thế giới đẹp đẽ, tinh khôi và rạng ngời. Có khi Wagashi là một cánh hoa anh đào chớm nở nhẹ nhàng, lúc lại hóa thành một ngọn núi trùng trùng lá đỏ hùng dũng, đôi khi lại làm người ta xao xuyến bởi một cánh rừng tuyết trắng tịch mịch… Không có gì là sai khi nói Wagashi có cái “hồn” rất riêng, rất đặc biệt mà không một món ăn vào có thể sánh bằng.
Hanabiramochi – Tháng 1
Tại Nhật, Hanabiramochi là loại bánh đại điện cho tháng 1 và làm nao lòng thực khách bởi phần nhân giàu dinh dưỡng và vô cùng thơm ngon. Người Nhật dùng bột Miso trộn với rượu mirin hoặc rễ ngưu bàng ninh trong nước đường để tạo nên hương thơm đặc trưng, quyến rũ của món bánh này. Bánh thường được xếp theo hình bán nguyệt nhỏ xinh, vành rìa trắng mịn làm nổi bật phần được nhuộm phớt hồng bên trong khiến chiếc bánh trông như một cánh hoa nhẹ nhàng, e ấp. Hanabiramochi là món bánh không thể thiếu trong dịp mừng năm mới tại đất nước hoa anh đào xinh đẹp này.
Hanabiramochi (Ảnh: Internet)
Kantsubaki – Tháng 2
Hoa sơn trà trong ngày đông giá lạnh được xem là hiện thân cho vẻ đẹp của tháng 2 ở Nhật. Hương vị của bánh là sự hòa quyện hoàn hảo giữa nhân đậu đỏ béo ngậy và lớp vỏ màu hồng được làm từ bột đậu trắng Nerikiri dẻo mịn. Chiếc bánh còn được điểm xuyến bởi nhụy hoa màu càng vô cùng bắt mắt, sống động và tinh tế. Cùng vời Hanabiramochi còn có một vài món bánh khác cũng đặc sắc không kém dành riêng cho tháng 2 như: Kusa no Haru (Cỏ Xuân), Sakiwake (Đua nở), Akebono (bầu trời hừng đông)…
Kantsubaki (Ảnh: Internet)
Warabimochi – Tháng 3
Món bánh này nổi bật với hương thơm nồng đượm cùng vị ngọt tan thấm của lớp bột đậu nành Kinako, tất cả đều gợi nhắc đến mùa xuân tươi đẹp ở miền thôn dã của đất nước mặt trời mọc. Nguyên liệu làm ra bánh Warabimochi cũng rất đặc biệt, đó là loại bột được chế biến từ rễ của cây dương xỉ tại tỉnh Nara kết hợp với nhân đậu đỏ nghiền Anko. Bạn có thể dễ dàng mua được món bánh này tại các cửa hàng Warabimochi danh tiếng.
Warabimochi (Ảnh: Internet)
Sakuramochi – Tháng 4
Sakuramochi có màu hồng quyến rũ cùng hương thơm thanh thoát được gói trong lá anh đào được xem là biểu tượng sắc đẹp của tháng 4. Món bánh này làm từ bột mì hoặc bột Domyoji và là một trong những dòng bánh đặc trưng của Kyogashi – Wagashi truyền thống nổi triếng khắp thế giới.
Sakuramochi (Ảnh: Internet)
Kashiwamochi – Tháng 5
Ở xứ sở hoa anh đào, lá sồi được xem là biểu tưởng sự may mắn, sinh sôi và giúp bảo hộ cho gia đình nên người Nhật đã đặc biệt sử dụng loại lá này để gói bột gạo nhân đậu đỏ tạo nên bánh Kashiwamochi. Bánh thường được dùng để biếu họ hàng, láng giềng vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Kashiwamochi (Ảnh: Internet)
Ajisai – Tháng 6
Bất cứ ai khi nhìn thấy bánh Ajisai cũng sẽ đều trầm trồ trước vẻ đẹp tinh tế của món bánh này. Ajisai là loại bánh thạch màu tím nhạt, được tạo hình mô phỏng hoa cẩm tú cầu cực đẹp mắt và cuốn hút. Bánh Ajisai được làm từ bột rễ sắn dây rừng và được đặt trên một chiếc lá tươi xanh để toát lên phong vị của mùa mưa tháng 6.
Ajisai (Ảnh: Internet)
Rakugan – Tháng 7
Được làm từ hỗn hợp bột gạo, mạch nha, đường rồi ép vào khuôn để sấy khô, Rakugan nghe như là một món bánh rất đỗi bình thương nhưng lại là một trong những loại Wagashi cao cấp nhất và chỉ được dùng để làm đồ cúng Phật hoặc thết đãi trong các tiệm trà.
Rakugan (Ảnh: Internet)
Mizuyokan – Tháng 8
Mizuyokan là một chủng loại của bánh thạch Yokan nhưng sử dụng ít thạch và bột đậu hơn. Bánh có độ mềm ướt vừa phải lại thơm ngon nên thường được dùng trong những ngày hè nóng bức. Mizuyokan rất đa dạng trong hương vị như hạt phỉ, mơ, matcha, đậu đỏ… mà vị nào cũng ngon và rất đặc biệt.
Mizuyokan (Ảnh: Internet)
Kikunoka – Tháng 9
Cúc Kiku là loài hoa đặc trưng cho mùa thu tại Nhật nên Kikunoka là món bánh được làm ra với vẻ đẹp của mùa thu. Kikunoka thường được nắn thành hình hoa cúc đơn giản nhưng rất thanh tao, trang nhã.
Kikunoka (Ảnh: Internet)
Icho – Tháng 10
Icho là loại bánh bột vàng được tạo hình mô phỏng cành hoa rẻ quạt rất dễ thương và bắt mắt. Bánh được đánh giá cao ở hương vị thanh mát và giá trị dinh dưỡng cao.
Icho (Ảnh: Internet)
Momiji – Tháng 11
Trong các lễ tiệc tháng 11 của Nhật thường thấy xuất hiện một loại bánh có hình dáng giống với lá thông rất đẹp mắt, đó chính là Momiji. Món bánh này được làm từ bột đậu, hương vị rất dễ chiu và còn tốt cho sức khỏe.
Momiji (Ảnh: Internet)
Yuzumochi – tháng 12
Được làm tử quả Yuzu thơm nồng, là điện cho các loại quả mùa đông nên bánh Yuzumochi được xem là biểu tưởng của tháng 12 – tháng cuối cùng trong năm. Người Nhật sẽ bào nhỏ vỏ của quả Yuzu ra rồi trộn với bột gạo, mang đi hấp chín để bọc lấy lớp nhân An ở bên trong, tạo nên hương vị thơm ngon rất đặc trưng.
Yuzumochi (Ảnh: Internet)
Một năm có 4 mùa, mỗi mùa có 3 tháng và Nhật là một trong số ít những quốc gia có được một dòng bánh thể hiện vẻ đẹp của cả 4 mùa. Có lẽ cũng chính vì điều này mà Wagashi đã trở thành niềm tự hào của ẩm thực Nhật và còn là biểu tượng của sự tinh tế mà khó có loại bánh nào có được. Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, ngày nay Wagashi đã được đón nhận tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Món bánh này hấp dẫn đến mức ngày càng có nhiều người muốn thử sức chinh phục. Nếu như bạn cũng có niềm đam mê với bánh Nhật và muốn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp thì tham khảo ngay khóa làm bánh Nhật tại đây nhé!
Ý kiến của bạn