Tổng quan cà phê nhân xanh là bài học đầu tiên trong chương trình đào tạo Barista Nâng Cao của Hướng Nghiệp Á Âu. Bài học này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức thẩm định chất lượng hạt cà phê để pha chế đồ uống thơm ngon nhất. Đồng thời tìm hiểu về các phương pháp và quy trình sản xuất cà phê nhân xanh.
Kiến thức tổng quan cà phê nhân xanh là nền tảng
để học viên nghiên cứu chuyên sâu về ngành cà phê
Tại khóa học Barista Nâng Cao, bạn sẽ đi sâu vào nghiên cứu hạt cà phê và ngành công nghiệp cà phê. Những kiến thức về thẩm định chất lượng và nếm cảm quan hương vị cà phê, rang xay cà phê, kỹ thuật Latte Art, pha chế cà phê bằng dụng cụ thủ công nghệ thuật… không chỉ giúp bạn nhanh chóng trở thành Barista chuyên nghiệp mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghiệp cà phê.
Từ Hiện Tại Nhìn Về Lịch Sử Hình Thành Cà Phê
Với những người yêu cà phê, lịch sử hình thành của nó luôn có nhiều sức hút. Mở đầu buổi học, học viên đã hào hứng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của cây cà phê, sơ đồ phân loại giống cây cà phê. Giảng viên cũng chia sẻ, trên thế giới hiện nay có khoảng 146 giống cà phê. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện trồng, năng suất, chất lượng và hương vị nên chỉ có vài giống cà phê được thương mại hóa.
Sơ đồ các giống cây cà phê (Nguồn: Primecoffe.com)
Bên cạnh đó, học viên cũng tìm hiểu về “Vành đai cà phê”. Ở phần này, học viên nắm được nguyên nhân tại sao chỉ có một số khu vực trên thế giới mới trồng được cà phê, điều kiệu canh tác cây cà phê. Những kiến thức này sẽ bổ trợ cho Barista trong quá trình lựa chọn nguyên liệu pha chế hoặc tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về hạt cà phê. Buổi học sinh động hơn khi giảng viên kết hợp bài giảng với các đoạn video ngắn, tương tác hai chiều với học viên.
Phân Biệt Hạt Cà Phê Arabica, Robusta Và Loại Bỏ Hạt Lỗi
Giảng viên chia sẻ, trong các giống cà phê được thương mại hóa, Arabica và Robusta có giá trị kinh tế cao và được sử dụng phổ biến nhất. Hiện nay, trên thị trường, đa số các món cà phê đều được pha chế từ hai giống này. Do điều kiện canh tác khó và hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng nên cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao hơn Robusta rất nhiều.
Do đó, Barista cần nắm được đặc điểm, tính chất, phân biệt hai loại cà phê để tránh trường hợp nhầm lẫm gây tổn thất chi phí và kiểm định chất lượng cà phê khi nhập hàng từ nhà cung cấp. Ví dụ, khi bạn yêu cầu nhà cung cấp 100% cà phê Arabica, bạn có thể kiểm tra xem có thật sự là 100% Arabica không hoặc khi nhập café Arabica nhưng lại nhận được cà phê Robusta, bạn cũng phân biệt được dễ dàng.
Học viên thực hành phân biệt hạt cà phê Arabica và Robusta
Sau khi được giảng viên cung cấp một số điểm khác biệt giữa cà phê Arabica và Robusta, học viên thực hành phân biệt các loại hạt cà phê. Dưới đây là bảng tóm tắt một số điểm khác biệt giữa Arabica và Robusta:
Đặc điểm |
Arabica |
Robusta |
Sản lượng trên thế giới. | 60% | 40% |
Thời gian kết trái (tùy địa hình). | Tháng 7 – 9 | Tháng 9 – 11 |
Nhiệt độ lý tưởng | 15 – 24 độ C | 18 – 36 độ C |
Lượng mưa lý tưởng | 11200 – 2200ml | 2200 – 3000ml |
Độ cao lý tưởng | 1000 – 2200m | 0 – 600m |
Hình dạng của hạt | Hạt dài, rãnh nông hình chữ S | Hạt tròn, rãnh thẳng |
Hàm lượng caffeine trong hạt | 0.9 – 1.7% | 1.8 – 3.5% |
Bên cạnh đó, học viên được hướng dẫn nhận diện hạt lỗi, thực hành cảm nhận hương vị của cà phê trước và sau khi rang. Qua đó, học viên có thể ứng dụng kiến thức này để kiểm soát chất lượng cà phê. Đặc biệt khi kinh doanh mô hình cà phê rang xay, bạn sẽ có kiến thức để lựa chọn nguồn cung hạt cà phê nhân xanh tốt, cung cấp cho khách đồ uống thơm ngon nhất.
Giảng viên kiểm tra phần cà phê do học viên phân biệt
Quy Trình Sản Xuất Cà Phê Nhân Xanh
Ở phần cuối của buổi học, học viên được cung cấp kiến thức về quy trình sản xuất cà phê nhân xanh và giới thiệu một số phương pháp sản xuất cà phê nhân xanh phổ biến, bao gồm chế biến khô, chế biến honey (mật ong) và chế biến ướt. Mỗi phương pháp chế biến có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nên học viên cần căn cứ và tính chất của từng giống cà phê để lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp.
Học viên nắm được những điểm giống nhau và khác nhau trong quy trình sản xuất của các phương pháp và tầm quan trọng của khâu lên men. Lên men là khâu quyết định nhiều nhất đến hương vị cà phê. Mỗi cấp độ lên men khác nhau sẽ tạo ra những hương vị khác nhau cho cà phê. Nắm được kiến thức này, nếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất hạt cà phê nhân xanh, học viên biết cách điều chỉnh khâu lên men để tạo ra những mẻ cà phê phù hợp với khẩu vị của khách hàng.
Giảng viên và học viên tương tác với nhau trong suốt buổi học
Quá trình chế biến cà phê nhân xanh là quá trình đưa hương vị vào hạt cà phê nên ảnh hưởng rất lớn đến độ ngon của đồ uống sau khi chiết xuất. Barista càng am hiểu tường tận về hạt cà phê càng dễ dàng kiểm định chất lượng nguyên liệu và kiểm soát hương vị đồ uống. Đó là lý do vì sao HNAAu đưa nội dung này vào bài học.
Với các bài học trong chương trình học Barista từ cơ bản đến nâng cao, HNAAu mong muốn có thể giúp các học viên sau khi ra trường không giới hạn làm việc trong nghề Barista. Học viên còn có đủ kiến thức để tham gia vào các khâu sản xuất trong ngành công nghiệp cà phê như: liên kết với nông trại cung ứng hạt cà phê nhân xanh, phát triển mô hình cung cấp cà phê rang xay cho các doanh nghiệp đồ uống, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất cà phê…
Ý kiến của bạn