Rum – Tequila là hai nhóm rượu quan trọng mà bất kỳ Bartender nào cũng nên biết. Với chương trình học lồng ghép lý thuyết và thực hành, học viên lớp Bartender tại Hướng Nghiệp Á Âu đã có những trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó, các bạn đã am hiểu cụ thể về từng dòng rượu một cách bài bản và chuyên môn.
Lớp học rượu Rum và Tequila cùng thầy Trương Quốc Quyền
Sự hứng khởi từ rượu Rum
Mỗi một loại rượu sẽ mang hương vị khác nhau, tùy thuộc vào nơi sản xuất, khí hậu, nguyên liệu pha, phương pháp sản xuất rượu… Đối với dòng rượu Rum, được chưng cất từ nước ép mía hoặc mật mía rĩ đường đã lên men, bằng phương pháp “pot still” hoặc “patent still” và sản xuất chủ yếu tại một số quốc gia Nam Mỹ như Cuba, Jamaica, Brazil…
Cả lớp học được “du hành” đến các vùng đất Nam Mỹ để tìm hiểu từng loại rượu Rum có gì khác nhau. Hiện rượu Rum có 3 dòng đó là:
– White/ Light/ Silver Rum: Không màu, không ngọt, có nồng độ cồn thấp, hương vị nhẹ, được chưng cất bằng phương pháp “patent still”, được ủ ít nhất 2 năm.
– Gold/ Oro/ Ambre Rum: Màu vàng nhạt, có vị ngọt, có nồng độ cồn cao, hương vị dịu, được chưng cất bằng phương pháp “pot still”, được ủ ít nhất 3 năm.
– Dark/ Black Rum: Có màu xậm vì có chất caramel, có vị ngọt, có nồng độ cồn cao, hương vị đậm đà, được chưng cất bằng phương pháp “pot still”, được ủ ít nhất 3 năm.
Chắc có lẽ vì xuất xứ ở các nước Nam Mỹ – nơi thích đồ uống đi kèm với chanh và muối nên khi thưởng thức rượu Rum các Bartender thường phục vụ kèm với lát chanh. Với cách phân loại rượu Rum cũng như phương thức phục vụ rất quan trọng đối với Bartender. Khi đi làm nếu bạn không nhớ hoặc nhận dạng nhanh chóng loại rượu phổ biến, sẽ ảnh hưởng đến thời gian pha chế, đánh giá của nhà tuyển dụng và đặc biệt là “mất điểm” trong mắt khách hàng.
Học viên được thử rượu Rum kèm với muối mật và chanh
Để pha chế cocktail từ rượu Rum ngon hơn, giảng viên hướng dẫn học viên kỹ thuật pha chế muddle (dằm). Nghĩa là cho đường và chanh vào cốc dằm trước, sau đó rót fill – up các hỗn hợp còn lại. Với cách thưởng thức này, khách hàng có thể cảm nhận rõ rệt hương vị thuần túy của rượu Rum chuẩn nhất. Ngoài ra, giảng viên chia sẻ thêm cách sáng tạo công thức cocktail với các loại đường khác như: đường mật, đường nâu… và cách “shake” đồ uống sao cho ngầu.
Chính ý nghĩa của từ “Rum” trong “Rumbullion”, có nghĩa là sự hứng khởi, đã tạo cho không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết.
Học viên rất thích phần thực hành trong các buổi học Bartender
Nguồn gốc “huyền bí” của rượu Tequila
Tiếp đến, lớp học được “du ngoại” đến vùng đất của xứ sở cây thùa xanh, tiếng Anh gọi là Blue Agave. Đó cũng là loại nguyên liệu chính làm nên rượu Tequila trong thùng gỗ sồi, với phương pháp “pot still”. Thùng gỗ sồi để làm rượu Tequila là loại thùng màu trắng để giữ màu sắc tinh khiết của rượu, nếu muốn tạo màu thì nhà sản xuất rượu sẽ đốt phần bên trong thùng gỗ để tạo màu nâu nhạt vừa phải.
Khi nhắc đến nguồn gốc của rượu Tequila đã có rất nhiều tranh cãi. Bởi vì xứ sở Mexico là nơi có giống cây thùa xanh, cũng là nơi có làng Tequila trùng với tên gọi. Thế nhưng sự xuất hiện của Tây Ban Nha trong cuộc chinh phạt vào tháng 04/1530 đã nhanh chóng phá hủy nền văn hóa của người dân Mexico. Bằng việc thay thế nguyên liệu cây thùa xanh có tên Mezcal Tequila cho rượu Brandy, đây là loại rượu tiền thân của Tequila, là sản phẩm có cồn đầu tiên được thương mại hóa và trở thành đồ uống chưng cất đầu tiên của Bắc Mỹ.
“Khi lắc đồ uống nhớ phải cười nghen” – giảng viên nhắc nhở
Bên cạnh sự phát triển vượt bậc mà người Tây Ban Nha tạo ra, nhiều người vẫn luôn tin rằng Mexico là cái nôi của rượu Tequila. Những câu chuyện “lội ngược” dòng lịch sử mà giảng viên chia sẻ, giúp học viên dễ hiểu, cảm nhận tầm quan trọng kiến thức nghề sẻ trước khi đi làm. Khi gọi tên Tequila hay Pulque có nghĩa là rượu được sản xuất tại Mexico, còn Mazcal dùng để phân biệt dòng Tequila được sản xuất tại Tây Ban Nha.
Ngoài ra, để phân biệt rượu Tequila, giảng viên chia sẻ một số đặc điểm như sau:
– Màu sắc: có 2 loại trắng (white/silver) và vàng (gold/oro/ambre)
– Nguyên liệu: 100% agave hay mixed Tequila (mixto).
– Chất lượng: Reposado (thời gian ủ từ 2 – 11 tháng) và Anejo (từ 1 đến 4 năm ủ trong thùng gỗ sồi).
Thực hành cocktail nổi tiếng từ Rum và Tequila
Sau khi tìm hiểu phần lý thuyết của rượu Rum và Tequila trong buổi học. 70% thời lượng còn lại, giảng viên tập trung hướng dẫn học viên thực hành pha chế cocktail và một số cách phục vụ Rum và Tequila mà Bartender nào cũng nên biết.
Với việc đưa ra những món “key” (món chính) của một dòng rượu trong quá trình học. Điều này giúp học viên nhớ được công thức pha chế nhanh chóng. “Tequila không đá, chanh và muối – Rum chanh đường hoặc Rum Coke, Rum Soda”. Là câu thần chú giúp học viên nhớ được các giai đoạn pha chế, phục vụ thức uống đúng chuẩn Bartender.
Cocktail từ rượu Rum kết hợp với coke
“Cô nàng” Margarita là món “signature” từ rượu Tequila
Lớp học Bartender tại Hướng Nghiệp Á Âu kết hợp lý thuyết và thực hành, học viên dễ dàng nắm kiến thức và ghi nhớ công thức ngay trong buổi học. Bên cạnh đó, sự theo sát của giảng viên trong suốt công đoạn pha chế, học viên được sửa từng lỗi nhỏ cho đến thành phẩm cuối cùng. Cả lớp rất hào hứng được thưởng thức những ly cocktail đầy màu sắc do chính tay giảng viên pha chế và của chính mình. Từ đó, các bạn có thể đối chiếu chất lượng, hương vị, màu sắc… và điều chỉnh sao cho một ly cocktail trở nên hoàn hảo.
Niềm hạnh phúc khi tự tay pha chế cocktail “đầu đời”
Ngoài buổi học Rum – Tequila, học viên đã được tìm hiểu về các dòng rượu mạnh và thực hành pha chế các kỹ thuật Bartender quan trọng. Chỉ với 18 buổi học pha chế rượu chuyên nghiệp, khóa học Bartender nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ. Đồng thời, nghề Bartender đã và đang dẫn đầu xu hướng học nghề ngắn hạn. Nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học pha chế hãy liên hệ đến hotline 1800 6148 (miễn phí cước gọi) hoặc điền thông tin vào form bên dưới, để được hỗ trợ tìm khóa học phù hợp nhé!
Ý kiến của bạn