Không đơn giản chỉ là phương pháp thẩm mỹ tiết kiệm chi phí và nhanh gọn, tiêm filler còn đang trở thành hot trend trong cộng đồng yêu thích làm đẹp, đối với cả nữ giới lẫn nam giới. Để hiểu tiêm filler là gì và được giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh trào lưu nâng cấp nhan sắc đang rất được ưu chuộng này, hãy cùng tham khảo bài viết sau từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu nhé.
Bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào, dù chi phí cao, cần nghỉ dưỡng dài hạn hay quy trình đơn giản, giá mềm cũng đều có những lưu ý nhất định khi thực hiện. Điều này cũng tương tự với tiêm filler. Dù được đánh giá là dịch vụ với giá thành phải chăng, an toàn nhưng để thu về kết quả mỹ mãn, bạn cần nắm một số kiến thức cơ bản sau nếu muốn tiêm filler.
Tiêm filler hiện là dịch vụ làm đẹp rất được yêu thích (Nguồn ảnh: Internet)
Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ nội khoa, sử dụng hoạt chất có chức năng làm đầy tiêm trực tiếp vào bên trong lớp trung bì với mục đích làm tăng thể tích tại vị trí tiêm. Các dịch vụ phổ biến hiện nay là tiêm filler nâng mũi, tiêm filler độn cằm, tiêm filler làm đầy rãnh cười, tiêm filler tạo hình môi, tiêm filler má baby…
Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, quy trình tương đối đơn giản, thực hiện nhanh và không cần chế độ chăm sóc quá khắt khe. Tuy nhiên, đa phần hợp chất sử dụng để tiêm filler đều có khả năng hấp thụ vào cơ thể nên nhìn chung, phương pháp này chỉ có tác dụng từ vài tháng – vài năm tùy cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người.
Tiêm filler đem lại những chuyển biến rõ rệt cho vùng được tiêm
(Nguồn ảnh: Internet)
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Tùy vào tên dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả trên vùng cơ thể khác nhau, nhưng xét tổng quan thì tiêm filler sẽ tạo hình các vùng trên cơ thể, nâng vùng mô dưới da nhằm xóa mờ nếp nhăn, tăng kích thước bộ phận trên cơ thể…
Điển hình là giúp môi căng mọng, xóa nhăn khóe miệng và vết chân chim, cải thiện rãnh cười, làm đầy góc hàm, làm đầy thái dương, xóa nếp cau mày, nâng má, nâng mũi, cải thiện bề mặt da bị sẹo rỗ, duy trì da căng bóng…
Hình thức làm đẹp này được áp dụng cho nhiều bộ phận trên gương mặt
(Nguồn ảnh: Internet)
Ưu điểm khác của thủ thuật tiêm filler đó là thời gian thực hiện được rút ngắn chỉ còn vài chục phút và được đánh giá là an toàn, giá thành thấp, đồng thời ít gây đau đớn nhưng hiệu quả rõ rệt và duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, nếu tiêm filler không cho ra kết quả ưng ý thì vẫn có thể điều chỉnh được.
Nhược điểm
Mặc dù vậy, tiêm filler vẫn tồn tại nhược điểm. Đó là gây tác dụng phụ như đỏ, đau ở vị trí tiêm, phát ban, ngứa ngáy, bầm tím… (tùy cơ địa). Tuy nhiên, các triệu chứng không mong muốn này đa phần xảy ra sau khi tiêm và có thể biến mất hoàn toàn sau thời gian ngắn.
Ngoài ra, tiêm filler cũng không mang lại kết quả vĩnh viễn và chỉ phù hợp với những vùng cơ thể có diện tích nhỏ.
Tiêm chất làm đầy không đem lại tác dụng vĩnh viễn (Nguồn ảnh: Internet)
Ai không nên tiêm?
Tiêm filler được đánh giá là thích hợp cho cả nam, nữ trên 18 tuổi, những ai chưa hài lòng về một số bộ phận trên cơ thể hoặc muốn làm đẹp nhưng ngại đụng chạm dao kéo.
Bên cạnh đó, tiêm filler cũng được khuyến cáo là không dành cho người bị rối loạn đông máu, da đang bị nhiễm trùng, dị ứng thành phần có trong filler, người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú (dù chưa có nhiều nghiên cứu trên đối tượng này).
Ứng dụng của tiêm filler
Tạo hình khuôn mặt
Tiêm filler mũi giúp nâng sống mũi mà không cần phẫu thuật; tiêm filler môi giúp tạo hình môi trái tim, môi hạt lựu; tiêm filler cằm giúp mặt thon gọn, cải thiện cằm lẹm, ngắn; tiêm filler má baby tròn trĩnh; tiêm filler vùng thái dương cho người có thái dương hóp, mặt dài…
Môi, mũi, cằm… đều có thể tái định hình bằng phương pháp tiêm filler
(Nguồn ảnh: Internet)
Giúp da căng bóng, giàu sức sống
Tiêm filler giúp làn da tăng độ ẩm, tăng sinh collagen, khiến da trông có sức sống hơn, căng bóng, mịn màng, hạn chế tình trạng chùng xệ do tuổi tác.
Cải thiện sẹo rỗ
Tiêm filler trực tiếp lên sẹo giúp làm đầy vết lõm, nhanh chóng cải thiện bề mặt da nhưng chủ yếu được áp dụng cho sẹo có kích thước lớn và sâu. Còn sẹo có kích thước nhỏ, chi chít thì ưu tiên các phương pháp điều trị khác.
Công dụng thấy rõ của tiêm filler đó là cải thiện thẩm mỹ bề mặt da
(Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra, tiêm filler còn ứng dụng vào làm đầy quầng mắt dưới, tạo hình một số cơ quan khác có diện tích nhỏ…
Các loại filler
HA (hyaluronic acid)
Đây là loại filler phổ biến nhất hiện nay. HA có sẵn trong cơ thể như dịch thủy tinh thể, sụn khớp, mô liên kết… nên có khả năng tương thích cao, ít gây biến chứng khi tiêm.
CaHA (calcium hydroxylapatite)
Được bào chế với 70% gel dẫn là carboxymethyl cellulose và 30% vi cầu CaHA tổng hợp, loại filler này tan dần sau tiêm, để lộ các vi cầu và có thể kích thích nguyên bào sợi. Từ đó giúp collagen tồn tại ở vị trí tiêm trong vòng 12 – 18 tháng.
Thời gian kéo dài hiệu quả tùy thuộc vào loại filler được sử dụng
(Nguồn ảnh: Internet)
Poly-L-lactic acid
Loại filler này được tổng hợp bởi các nhà khoa học tại Pháp vào năm 1952 và có khả năng tăng thể tích vùng da cần điều trị lên đến 18 tháng. Tuy nhiên, dạng filler này cần được thực hiện 2 – 3 đợt mới cho ra kết quả như mong đợi. Ngoài ra, dạng này còn có thể gây nốt sần trên da và cần massage nhẹ nhàng vài ngày sau tiêm để khắc phục.
PMMA (polymethylmethacrylate)
Chất làm đầy từ polymethylmethacrylate bao gồm các hạt siêu nhỏ không tự phân hủy và collagen. Mặc dù có tác dụng kéo dài lên tới 5 năm nhưng đây không phải lựa chọn hàng đầu của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ bởi có khả năng gây biến chứng cao hơn.
Tiêm mỡ tự thân
Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách lấy mỡ ở bộ phận khác như mông, đùi… để tiêm lên vùng da mặt để cải thiện nếp nhăn, sẹo rỗ, làm đầy da… Cách tiêm filler này cần khoảng 1 – 2 tuần để phục hồi và có tác dụng lâu dài hơn so với các loại chất làm đầy tổng hợp.
Cấy ghép mỡ tự thân vẫn có khả năng gặp phải một số biến chứng
từ nhẹ đến nguy hiểm (Nguồn ảnh: Internet)
Thông tin thêm
Tiêm filler kiêng gì?
Sau khi tiêm filler, bạn nên:
- Tránh thực phẩm có thể gây sưng tấy, mưng mủ vùng tiêm như hải sản, rau muống, thịt bò, xôi nếp…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
- Không xông hơi, vận động mạnh, tác động mạnh vào vùng da vừa tiêm filler vì có thể làm lệch chất làm đầy, ảnh hưởng hiệu quả tạo hình sau tiêm.
- Không cúi đầu, nằm úp trong thời gian dài.
- Không đeo kính, khẩu trang quá chặt nếu thực hiện tiêm filler ở mặt.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV mà không có biện pháp bảo vệ.
Cần lưu ý tư thế ngủ sau khi tiêm filler (Nguồn ảnh: Internet)
Tiêm filler sưng mấy ngày?
- Tiêm filler có đau không, sưng mấy ngày là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên, thời gian sưng sau tiêm phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cơ địa, khả năng thích ứng của cơ thể, chất lượng filler, tay nghề bác sĩ…).
- Về cơ bản, khách hàng có thể có cảm giác hơi đỏ trong vài tiếng hoặc cơ địa nhạy cảm thì sưng trong 1 – 3 ngày đầu, thường chỉ sưng nhẹ và nhanh biến mất. Nhưng nếu tình trạng sưng đau kéo dài thì phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Tiêm filler cằm bao lâu thì tan?
- Tiêm filler thực chất là giải pháp làm đẹp có thời hạn. Muốn duy trì hiệu quả, bạn cần tiêm lại theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhìn chung, tùy theo vùng được tiêm filler trên cơ thể, cách chăm sóc mà thời hạn của filler khác nhau.
Tuổi thọ của tiêm filler phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (Nguồn ảnh: Internet)
- Với filler thông thường, thời gian tồn tại sẽ tầm 6 – 9 tháng, sau đó filler tự tan do tác dụng ức chế hyaluronidase nội sinh. Còn với filler nhập khẩu cao cấp ở những thẩm mỹ viện lớn thì hiệu quả có thể duy trì từ 1 – 2 năm.
Tiêm filler có nguy hiểm không, an toàn không, ảnh hưởng gì không?
Tiêm filler có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu:
- Sử dụng sai filler: Sử dụng filler không phù hợp cho vùng cơ thể, filler kém chất lượng, hết hạn… là nguyên nhân khiến da bị sần sùi, đau nhức…
- Tiêm “lố tay”: Mỗi vùng cơ thể đều có quy định về lượng filler cần tiêm khác nhau. Nếu tiêm quá liều sẽ khiến da sưng to, có thể tắc nghẽn mạch máu nếu bác sĩ thực hiện không biết cách xử lý.
- Nhiễm trùng: Tiêm filler trong điều kiện môi trường kém vệ sinh hoặc chăm sóc không cẩn thận sau tiêm cũng có thể gây nhiễm trùng, tệ hơn nữa là hoại tử.
- Tiêm nhầm mạch máu: Tiêm filler nhầm vào tĩnh mạch vùng mặt, mũi có thể khiến filler tràn sang những cơ quan khác, gây biến chứng. Vì vậy, bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao.
Nên chọn địa chỉ tiêm filler uy tín để đảm bảo chất lượng thành phẩm
và an toàn cho bản thân (Nguồn ảnh: Internet)
Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu vừa cùng bạn tìm hiểu tiêm filler là gì, ứng dụng của tiêm filler và cần lưu ý những gì khi tiêm filler. Mặc dù đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi và nhận đánh giá tốt về mức độ an toàn, thế nhưng bạn vẫn cần tìm đến đúng địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn để không chịu cảnh “tiền mất tật mang”, biến chứng đầy tai hại khi tiêm filler.
Ý kiến của bạn