Là nét văn hóa truyền thống của ẩm thực xứ Phù Tang, việc chế biến thành thạo dưa muối là một trong những yêu cầu quan trọng mà mỗi học viên khóa Nghiệp Vụ Bếp Trưởng Bếp Nhật cần có. Và bí quyết để thực hiện thành công món ăn đặc trưng này sẽ được giảng viên chia sẻ tất tần tật trong buổi học Chuyên đề Dưa muối Nhật Bản.
Học viên được thực hành làm các món dưa muối truyền thống của Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong đó, chắc chắn phải kể đến dưa muối (Tsukemono), thường được dùng để làm món khai vị, ăn kèm, trang trí hoặc món chính cho phần Kaiseki trong lễ trà đạo.
Cùng là nguyên lý lên men nhưng phương pháp chế biến dưa muối tại các quốc gia như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có đặc điểm riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng và đặc sắc cho món ăn này. Theo đó, trong buổi học về Tsukemono, học viên sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn về văn hóa ẩm thực Nhật Bản cũng như nắm được trong tay bí quyết và kỹ thuật chế biến thành công các món dưa muối truyền thống, bao gồm: Kim chi, Asazuke, Gari Shoga và Hakusaizuke.
Hiểu hơn về Tsukemono – Món ăn truyền thống của văn hóa ẩm thực xứ hoa anh đào
Tsukemono là tên gọi chung của các món dưa muối, có nghĩa là “đồ chua” hay “đồ dầm muối” với nguyên liệu chính là những loại rau củ như cà rốt, cải thảo, dưa chuột, gừng,… Ngoài ra còn có thể cho thêm phổ tai, rong biển và thịt kết hợp cùng một số gia vị lên men đặc trưng như tương miso, giấm, cám gạo, muối, nước tương,… Tại Nhật Bản, Tsukemono xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 10 với mục đích bảo quản rau củ lâu không bị hỏng và tích trữ phòng khi mất mùa.
Làm dưa muối là một trong những nét văn hóa gắn liền với đời sống của người Nhật nên công thức chế biến món ăn này đã được lưu truyền qua nhiều năm. Với hương vị đặc sắc cùng khả năng làm dậy mùi các món ăn khác, dưa muối đã từng bước chiếm vị trí quan trọng, luôn có mặt trong mọi bữa ăn, thực đơn của các nhà hàng lớn nhỏ thuộc xứ hoa anh đào.
Sau khi được sơ lược về nguồn gốc, quá trình hình thành của Tsukemono qua từng giai đoạn với nhiều phương pháp muối khác nhau, học viên sẽ bước sang nội dung thực hành chế biến các món dưa muối Nhật Bản phổ biến.
Học viên sơ chế nguyên liệu để làm Tsukemono
Bỏ túi bí quyết chế biến dưa muối Nhật Bản thơm ngon lẫy lừng
Kim chi
Có nguồn gốc từ Hàn Quốc, trải qua quá trình du nhập và phát triển tinh hoa ẩm thực, món kim chi của xứ hoa anh đào đã có những khác biệt để phù hợp với tính chất khí hậu và khẩu vị con người nơi đây.
Ở nội dung chế biến, học viên sẽ được so sánh và hiểu rõ điểm khác nhau giữa kim chi Hàn Quốc và kim chi Nhật Bản. Theo đó, từng kỹ thuật xử lý, bóp muối cải thảo và sơ chế các nguyên liệu như cà rốt, hẹ, hành,… đều sẽ được chia sẻ chi tiết. Đặc biệt là bí quyết pha chế xốt kim chi đậm đà với phương pháp trộn bột hồ chuyên biệt từ giảng viên cùng kỹ thuật tẩm ướp cải thảo đúng cách giúp kim chi lên men hoàn hảo, có hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt.
Học viên được truyền thụ bí quyết làm xốt kim chi mang đậm hương vị Nhật Bản
Bên cạnh đó, thời gian để kim chi đạt chất lượng cũng là nội dung quan trọng học viên cần ghi nhớ để có thể phục vụ thực khách tốt hơn và đem lại hiệu quả khi kết hợp chúng cùng những món ăn khác.
Kim chi sau khi được chế biến phải đảm bảo độ giòn, ngon và màu sắc bắt mắt
Asazuke
Asazuke là loại dưa muối phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản, thường sử dụng nhiều loại rau củ muối trong thời gian ngắn nên chúng vẫn giữ màu sắc rực rỡ và hương vị tươi ngon. Không cần thời gian lên men, Asazuke có thể thưởng thức ngay sau khi làm xong. Tuy có phương pháp chế biến đơn giản nhưng thông qua món ăn này, học viên sẽ biết sơ chế dưa leo, cà rốt, su hào,… đúng cách, đồng thời được trau dồi kỹ thuật bóp muối sao cho thành phẩm vẫn giữ độ giòn tươi và thấm đều vị. Đây là kỹ thuật mà các bạn có thể áp dụng để thực hiện nhiều món dưa muối khác.
Asazuke áp dụng phương pháp muối xổi nên vẫn giữ nguyên độ tươi ngon của nguyên liệu
Gari Shoga
Gari Shoga là dưa muối được chế biến từ gừng, có vị cay nồng nhẹ nên thường được người Nhật dùng kèm với các món ăn sống để lấn át mùi tanh, giúp hương vị trở nên hài hòa và hấp dẫn hơn. Với những chia sẻ về bí quyết làm Gari Shoga, học viên sẽ biết cách chọn gừng đúng độ tuổi cùng kỹ thuật sơ chế bài bản để nguyên liệu có vị cay nồng phù hợp, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt là công thức nấu nước ngâm đúng phong cách Nhật Bản giúp món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho sức khỏe.
Phương pháp sơ chế gừng được thầy hướng dẫn tận tình để món ăn có hương vị hấp dẫn
Thành phẩm Gari Shoga thơm giòn, hấp dẫn
Hakusaizuke
Hakusaizuke (cải ngâm chua) là món dưa muối có thời gian ủ lâu hơn cả kim chi. Sau khi nén, ép chặt hoặc bao kín bằng màng bọc thực phẩm và để từ 7 – 10 ngày, chúng sẽ có vị chua, ngọt, mặn hài hòa nhờ vào việc cải thảo được bóp muối giòn và ủ cùng phổ tai. Kỹ thuật sơ chế và số lượng phổ tai phù hợp để cải thảo đủ độ lên men sẽ là nội dung quan trọng học viên cần ghi nhớ.
Vị ngọt từ phổ tai sẽ thấm đều vào cải thảo giúp Hakusaizuke có hương vị khác biệt
Buổi học kết thúc, với sự giảng dạy tận tình và chi tiết, học viên đã phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của Tsukemono cũng như văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Đặc biệt là có trong tay bí quyết làm các món dưa muối phổ biến của xứ Phù Tang. Đây sẽ là cơ hội để từng cá nhân có thể tạo ra những bữa ăn hoàn hảo về hương, mĩ, vị, giúp thực khách được khơi gợi vị giác hiệu quả và tận hưởng ẩm thực tốt hơn.
Nếu bạn muốn trải nghiệm những buổi học thú vị, bổ ích và trau dồi được nhiều kỹ năng, kiến thức để trở thành Bếp trưởng Bếp Nhật chuyên nghiệp hoặc mở quán kinh doanh món ăn Nhật, hãy mạnh dạn điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ số điện thoại 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký nhé!
Ý kiến của bạn