Các chuyên gia hàng đầu đều nhìn nhận thảo quả là một loại thảo dược có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, như: Carbohydrate; riboflavin và thiamin; protein; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, khoáng chất như phốt pho, canxi, đồng, mangan, sắt, magiê và kẽm; chất xơ; tinh dầu… Vậy thảo quả là gì? Với nhiều dưỡng chất như vậy, liệu thảo quả có công dụng ra sao? Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé.
Thảo quả có dùng trong nấu ăn được không? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! Thảo quả ra hoa vào mùa hè và có quả vào mùa đông. Thảo quả được trồng ở vùng núi cao hơn 1.000m, vùng có khí hậu mát lạnh, dưới những tán rừng to, đất ẩm, nhiều mùn. Ở Việt Nam, thảo quả được trồng ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc, như ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu…
Thảo quả là gì?
Thảo quả là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng, trông nó cũng tương tự như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Cây thảo quả có thể cao đến 2 – 3m, đường kính thân có thể lên đến 4cm. Quả của cây thảo quả mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ như màu mận chín. Thông thường, người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả, mỗi quả chứa khoảng rên 20 hạt. Hạt thảo quả có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu.
Thảo quả được trồng ở các vùng núi cao, nơi có khí hậu mát lạnh (Nguồn: Internet)
Giá trị dinh dưỡng của thảo quả
Thảo quả có thành phần hoá học chính là tinh dầu. Khi nói đến các chất dinh dưỡng của thảo quả, các chuyên gia hàng đầu đều nhìn nhận thảo quả là một loại thảo dược có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, như: Carbohydrate; riboflavin và thiamin; protein; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, khoáng chất như phốt pho, canxi, đồng, mangan, sắt, magiê và kẽm; chất xơ; tinh dầu…
Tác dụng của thảo quả
– Trong y học, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Hạt thảo quả được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu tích, trị sốt, ấm bụng và giúp ăn ngon miệng.
– Quả thảo quá chín phơi sấy khô thường dùng trong ẩm thực, được sử dụng rộng rãi nhằm tạo hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn.
– Thảo quả có tác dụng giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể.
– Làm giảm sự co thắt dạ dày và làm mát cho cơ thể
– Trong dân gian, thảo quả được dùng để giảm bớt đau bụng ở trẻ em, làm giảm các cơn đau họng, giảm đau dây thần kinh, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn.
Sử dụng thảo quả trong nấu ăn
Vào những ngày mùa đông, người ta sẽ hái những quả chín vàng, đem về phơi hoặc sấy khô, khi dùng đập bỏ vỏ ngoài lấy hạt. Thảo quả còn được xem là “nữ hoàng” của các loại gia vị, vì đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại có chút cay nồng. Thảo quả được sử dụng để chưng cất thành tinh dầu để làm hương liệu và làm gia vị trong các món ăn và bánh kẹo. Ngoài ra, loại hạt này còn được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê.
Tảo quả được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn vì nó có hương vị độc đáo
và thơm ngon (Nguồn: Internet)
Tác dụng phụ của thảo quả
Thảo quả an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá nhiều loại thảo dược này. Vì hạt thảo quả có thể gây ra đau bụng nếu được tiêu thụ nhiều. Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thảo quả bao gồm: Tức ngực, khó thở, phát ban hoặc sưng da…
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, các bạn đã hiểu thêm về loại thực vật này và sẽ biết cách sử dụng thảo quả một cách hợp lý để phát huy tối đa tác dụng của nó. Thuộc trong top những món ăn đường phố nổi tiếng ở Nhật, Takoyaki đã vượt qua khuôn khổ biên giới để có mặt ở nhiều nơi trên Thế giới kể cả Việt Nam. Vậy Takoyaki là gì? Và cách làm Takoyaki như thế nào? Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ý kiến của bạn