Trong buổi học đầu tiên, các bạn đã được học về Baguette với 3 kiểu tạo hình thông dụng là Long Baguette – Mini Baguette – String Plait. Buổi học thứ 2 bạn sẽ được hướng dẫn và thực hành làm Soft Bread – ứng dụng làm vỏ Hamburger và Sausage Bread.
Thành phẩm bánh Hamburger kẹp trứng, thịt xông khói trong buổi học
Soft roll Là bánh mì lạt tròn, vỏ mềm, ruột xốp đặc, thường được phủ mè lên mặt bánh. Soft roll ứng dụng nhiều trong thực tế được sử dụng làm các loại bánh mì có kẹp nhân như Hamburger hay bánh mì tạo hình đi kèm với nhân mặn hoặc ngọt như bánh mì Sausage.
Trong bài số 2 này, bạn sẽ thấy được sự khác nhau về phương pháp, kỹ thuật thực hiện để làm ra được loại bánh mì vỏ mềm, ruột đặc xốp – khác hoàn toàn so với Baguette. Vậy ngoài hai đại diện cho dòng bánh mì lạt là Baguette và soft roll thì có tất cả bao nhiêu dòng bánh mì khác nữa? có tất cả bao nhiêu phương pháp trộn để làm bánh mì? Tất cả điều đó sẽ được cung cấp tại bài này.
Tiêu chuẩn thành phẩm đối với soft roll là bánh phải tròn căng phồng nếu có nhân thì phải bọc được phần nhân. Vậy để bánh được căng phồng thì kết cấu bánh phải chắc sau khi ủ, điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật nhồi tốt, không nhồi quá lâu dẫn đến khối bột bị nhão, mất tính đàn hồi. Trong bài này giảng viên sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật nhận biết khối bột nhồi đạt hay chưa.
Bạn có ngạc nhiên không khi một hỗn hợp nhão thô dần trở nên mịn màng, dai và đàn hồi và chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng với khối bột nhồi đạt có thể kéo ra và tạo thành một màng mỏng. Ngoài kiến thức thú vị này, bạn sẽ được tự tay mình cảm nhận những viên bột mềm mịn, tự tay cán và se tròn bột, ngoài ra bạn còn được vận dụng khả năng sáng tạo của mình với các kiểu tạo hình cho Sausage bread trong buổi học này.
Học viên tại HNAAu được tự tay thực hành và tạo ra những sản phẩm bánh mì chất lượng, đúng tiêu chuẩn
Soft Bread, Hamburger hay Sausage Bread đều có cách tạo hình riêng biệt để có thể thêm các loại nhân và nguyên liệu khác vào bên trọng bánh, do đó kỹ thuật tạo hình nhanh, đơn giản và chuẩn xác nhất sẽ được tiết lộ cho các bạn trong buổi học này. Khi tạo hình bánh bạn nên lưu ý chia nhỏ bột, nên dùng cân để chia bột bánh cho chính xác và tránh việc khi nướng cái to cái nhỏ, hậu quả của việc bánh không đồng đều kích thước là cái nhỏ chín nhanh và dễ bị cháy, còn cái to thì chưa chín. Thêm một bí quyết bạn nên bỏ túi đó là khi tạo hình bánh nhớ dính mép bột cẩn thận để khi nướng bột không bị bung ra.
Một lưu ý nữa là bạn nên bật và làm nóng lò nướng tối thiếu từ 10 – 15 phút khi nướng bánh mì. Bạn cũng nên căn chỉnh thời gian để bật lò sao cho khi lò đủ nóng thì bánh mì cũng đạt với độ nở vừa đạt.
Đi hết qua hai bài học, bạn đã nắm bắt được kha khá các kiến thức về bánh mì. Bạn đã có thể tự tay làm cho gia đình, người thân của mình những loại bánh mì thơm ngon giòn nóng hổi hay bánh mì Sausage, Hamburger cho bữa sáng. Nhưng điều đó thì chưa đủ cho những kiến thức rộng lớn của mảng bánh mì. Trong các bài học tiếp theo các bạn sẽ được biết rõ hơn kiến thức về quá trình lên men, nguyên tắc ủ bánh và nhiều dòng bánh mì đặc trưng khác.
Soft Bread tròn trịa thơm nức mũi
Nhìn chung các thao tác làm bánh mì không quá khó nhưng quan trọng bạn phải biết các mẹo, bí quyết và nắm vững các nguyên lý trộn, lên men, ủ hay nướng bánh mới tạo nên một mẻ bánh có hương vị thơm ngon đúng chuẩn. Điều quan trọng trong quá trình học là một công thức tốt của thợ làm bánh mì chuyên nghiệp và niềm đam mê, chịu khó rèn luyện của người làm bánh. Và tất cả những điều này chỉ có thể có được nhờ sự kiên trì thực hành của chính các bạn trong lớp học.
Hy vọng trong buổi 2 của khóa học làm bánh mì hôm nay, các bạn đã tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm làm bánh mì quý báu từ giảng viên, đồng thời tự tin trổ tài làm nên những chiếc bánh Soft Bread mềm xốp thơm lừng, Hamhurger vừng ngon lạ và những chiếc bánh mì kẹp xúc xích ngon hơn ngoài tiệm.
Ý kiến của bạn