Trong bài viết này, hãy cùng Khóa học SEO Á Âu tìm hiểu qua danh sách các tính năng của kết quả trên SERP phổ biến nhất hiện nay, cách chúng hoạt động và làm thế nào bạn có thể khai thác những tính năng này và mang lại thật nhiều kết quả đột phá cho doanh nghiệp của mình.
SERP feature là gì?
Đầu tiên, hãy cũng tìm hiểu về khái niệm “SERP”.
SERP là viết tắt của Search Engine Results Page (trang kết quả của máy tìm kiếm). Trong SEO, SERP được xác định bằng “từ khóa” của nó, hoặc truy vấn cụ thể tạo ra các kết quả. Các nội dung trên một trang SERP có thể chứa các kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic results), các kết quả tìm kiếm quảng cáo/trả phí (paid results) và các tính năng của kết quả tìm kiếm trên SERP (SERP features).
Ví dụ, trang SERP đối với từ khóa “donald glover” sẽ giống như hình dưới đây:
Một ví dụ về trang Google SERP (Nguồn: Internet)
Trong ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy cả các kết quả tìm kiếm tự nhiên cùng với những tính năng trên SERP được kích hoạt, bao gồm các mục: People also ask, Videos, các Sitelink và bản thông tin tri thức Knowledge Panel.
Sự khác biệt giữa organic result và rich result trên trang Google SERP (Nguồn: Internet)
Bây giờ hãy cùng tìm hiểu sâu hơn một chút về ý nghĩa của các tính năng SERP này. Có một điều quan trọng cần phải làm rõ, đó là cụm từ “SERP feature” không phải là một thuật ngữ chính thức. Bản thân Google đặt tên cho các loại kết quả truy vấn này là “search result features” (tính năng của kết quả tìm kiếm) hoặc “rich results” (kết quả nhiều định dạng).
Đồng thời, Google có thể sử dụng những thuật ngữ khác có cùng ý nghĩa với các tính năng cụ thể của kết quả tìm kiếm. Đôi khi điều này sẽ gây ra sự nhầm lẫn. Chẳng hạn, trong tài liệu này:
https://developers.google.com/search/docs/advanced/appearance/enriched-search-results
Google gọi tính năng sự kiện trên SERP là “enriched search result” (kết quả tìm kiếm được bổ sung chi tiết)
Trong khi ở một tài liệu khác:
https://developers.google.com/search/docs/guides/search-gallery
Thì nó lại được định danh là “interactive rich result” (kết quả nhiều định dạng có tính tương tác).
Mẹo: Bạn có thể kiểm tra xem trang của mình có hỗ trợ các kết quả nhiều định dạng không tại đây:
https://search.google.com/test/rich-results
Với những điều đã giới thiệu ở trên, hãy xem “SERP feature” như là bất kỳ thành phần nào thêm vào trên một trang SERP bổ sung thêm thông tin mới cho định dạng điển hình của một trang kết quả chỉ chứa những đường link kết quả tìm kiếm màu xanh cùng phần mô tả của chúng.
Google vẫn tiếp tục thử nghiệm và cải tiến những tính năng đặc biệt này để mang đến một trải nghiệm thân thiện hơn cho người dùng khi sử dụng bộ máy tìm kiếm lớn nhất hành tinh. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ dùng cụm từ “SERP feature” thay cho cụm từ “search result feature” hay “rich results” vì nó được biết đến rộng rãi hơn.
Những tính năng SERP Feature nào phổ biến nhất?
Dưới đây là những tính năng SERP phổ biến nhất bạn có thể thấy trên Google (tên gọi sẽ được giữ nguyên bằng tiếng Anh để bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu):
Featured Snippet (Instant Answer)
Tính năng Featured Snippet trên SERP
Các trích dẫn nổi bật (featured snippet) xuất hiện ở trên cùng của các kết quả tìm kiếm tự nhiên và được thiết kế để đưa ra câu trả lời cụ thể cho các truy vấn tìm kiếm mà các truy vấn này có thể bao gồm hoặc không bao gồm những câu hỏi hoặc ý định người dùng chính xác. Featured Snippet có thể trỏ link đến tên miền có chứa đoạn văn bản/câu trả lời/hình ảnh liên quan đến truy vấn tìm kiếm đó.
Một ứng dụng thời tiết (weather widget) trên Google SERP
Tính năng trích dẫn này thường hay xuất hiện đối với truy vấn về các nhân vật, các sự kiện, các dữ kiện khoa học (scientific fact), các phép chuyển đổi (conversion), các phép tính toán (calculation), chọn màu (color picking)… Thỉnh thoảng, nó có thể xuất hiện dưới dạng một ứng dụng được tích hợp (widget), chẳng hạn như khi bạn gõ vào truy vấn tìm kiếm “thời tiết” hoặc “chuyển in thành cm”.
Local Pack
Các kết quả tìm kiếm Local Pack trên Google
Local Pack sẽ xuất hiện trên SERP khi một truy vấn có bao gồm dịch vụ tại địa phương (local service), thể hiện ý định tìm kiếm tại địa phương (local intent) hoặc có chứa một từ chỉ vị trí địa lý như “quán cà phê gần tôi”, “pizza ngon nhất gần đây”… và sẽ bao gồm các kết quả ở gần với vị trí hiện tại của bạn.
Một truy vấn kém cụ thể hơn như “quán cà phê” hay “quán cà phê ở sg” vẫn sẽ được trả về kết quả Local Pack nhưng với một bán kính khoảng cách rộng hơn.
Trên một trang SERP, khu vực Local Pack thường có chứa một bản đồ với các ghim địa điểm (location pin), thang đánh giá 5* cho từng địa điểm, và 3 kết quả tìm kiếm, một vài kết quả ở đây cũng có thể là quảng cáo. Local Pack được đặt ở phần đầu của SERP chỉ bên dưới các kết quả quảng cáo Google AdWords, nhưng thỉnh thoảng, nó cũng có thể bị “trôi” xuống bên dưới các kết quả tự nhiên. Nhấp vào Local Pack, bạn sẽ được điều hướng đến một bản đồ cùng với một danh sách bao gồm nhiều doanh nghiệp hơn để khám phá.
Nhấp vào biểu tượng của một doanh nghiệp bất kỳ, bạn sẽ được cung cấp những thông tin chi tiết hơn về nơi đó, bao gồm thời gian làm việc (working hour), số điện thoại, hình ảnh, hỏi đáp Q&A, các khung giờ cao điểm và quan trọng nhất là các review đánh giá từ người dùng.
Hãy chú ý rằng theo một nghiên cứu, có đến 60% người sử dụng smartphone đã liên hệ trực tiếp với một doanh nghiệp thông qua các kết quả tìm kiếm (chẳng hạn như nhấn vào nút “Nhấp để gọi”). Ngoài ra, cũng có một số lượng rất lớn các truy vấn được thực hiện bằng voice search có chứa các câu hỏi “near me” (ở gần tôi), càng làm cho tính năng này gia tăng độ phổ biến vì voice search đang phát triển ngày một mạnh mẽ và thông dụng hơn.
Điều này làm cho Local Pack trở thành một công cụ tiếp thị cực kỳ mạnh mẽ để thu hút khách hàng. Bạn không chỉ nên học những mẹo cao cấp nhất để cải thiện sự hiện diện của doanh nghiệp khi làm Local SEO mà cũng cần quan tâm đến trang Google My Business vì phần lớn dữ liệu được sử dụng trong các kết quả Local Pack đều được lấy từ đây. Việc quản lý và duy trì hoạt động trang GMB sẽ cho phép bạn kiểm soát được dữ liệu này.
Ngoài ra, điều quan trọng nữa đó là thứ hạng trong Local Pack được quyết định bởi một thuật toán khác với thứ hạng trong tìm kiếm tự nhiên. Vì thế, Local Pack SEO đòi hỏi phải có một cách thức tiếp cận khác. Cùng với những thủ thuật SEO chuẩn (tính thân thiện trên thiết bị di động, tối ưu hóa cho tốc độ trang, trải nghiệm người dùng UX…), bạn cũng nên tập trung vào việc xây dựng và tối ưu hóa cho tài khoản Google My Business, và cố gắng được lọt trong trang danh bạ doanh nghiệp tại địa phương (local listing).
Bạn có thể tìm hiểu thêm về thuật toán Local Pack cùng với cách cải thiện thứ hạng cho doanh nghiệp của mình trong khu vực địa phương bằng hướng dẫn chính thức của Google tại địa chỉ:
https://support.google.com/business/answer/7091?hl=en
Review
Tính năng “Review” trên SERP (Nguồn: Internet)
Review hay tên gọi chính thức là “Review snippet” bổ sung thêm một đánh giá dưới dạng sao và một hình ảnh vào trong các kết quả tìm kiếm ban đầu. Bạn sẽ có khả năng kích hoạt tính năng này nếu content của bạn được review bởi các người dùng và nó có phần khai báo Schema markup đúng. Thang đánh giá 5 sao là một quy ước chung từ trước đến nay, nên chắc chắn là mọi đối tượng tìm kiếm đều sẽ hiểu được giá trị này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kết quả tìm kiếm có chứa review có thể mang lại tỉ lệ CTR trung bình cao hơn. Hãy chú ý rằng Google sẽ kiểm tra độ tin cậy của các review và liệu các review có được xem là “tự sướng” hoặc không phù hợp với webpage hay không.
Sitelink
Sitelink của kết quả tìm kiếm trên SERP
Tính năng này giúp hoàn thiện hơn một kết quả tìm kiếm cơ bản bằng cách chèn vào thêm các đường link trỏ đến các khu vực của cùng một website bên dưới đoạn mô tả. Thường thì, sitelink sẽ xuất hiện đối với các website có hệ thống điều hướng (navigation system) mà Google cảm thấy dễ hiểu.
Bên cạnh các liên kết bổ sung, website của bạn còn có thể nhận được một khung “Sitelinks Search Box”. Bạn có thể kích hoạt tính năng này nhờ vào công cụ tìm kiếm nội bộ trên website của mình nếu triển khai dữ liệu có cấu trúc đúng cách.
Ví dụ về “Sitelinks Search Box” (Nguồn: Google)
Video
Khu vực “Videos” trên SERP
Người dùng có thể nhận được các gợi ý về video có liên quan đến một truy vấn tìm kiếm xuất hiện trên SERP giữa các kết quả tự nhiên khác. Tính năng video này bao gồm những thành phần sau:
Tính năng này có thể trỏ link đến một video trên một nền tảng lữu trữ như Youtube hoặc một web page có video được nhúng (embedded video).
Ví dụ về tính năng video nổi bật trên SERP (Nguồn: Internet)
Video nổi bật (featured video hay highlighted video) là một loại hình khác nữa của “video SERP feature”. Nó sẽ bao gồm một hình ảnh xem trước (thumbnail) và chỉ có thể có duy nhất một “featured video” trên mỗi trang SERP, xuất hiện ở trên đầu trang.
Truy cập vào địa chỉ dưới đây để khám phá thêm những cách thức làm cho video của bạn được Google tìm thấy:
https://developers.google.com/search/docs/advanced/guidelines/video
Top Stories
Tính năng “Top Stories” xuất hiện ở trên cùng của một trang SERP
Khu vực tin bài hàng đầu hay “Top Stories” là một nhóm các hình ảnh xem trước được trỏ link đến các bài viết tin tức (news article), cùng với mốc thời gian được đăng tải và tên của đơn vị xuất bản. Ngoài ra, “Top Stories” cũng có thể xuất hiện dưới hình thức sau trên SERP:
Tính năng “Top Stories” xuất hiện ở giữa một trang SERP (Nguồn: Internet)
Image
Tính năng hình ảnh trên SERP (Nguồn: Internet)
Cũng giống như “Video SERP feature”, cụm kết quả hình ảnh “Image Packs” sẽ xuất hiện khi Google cho rằng các nội dung trực quan (visual content) sẽ làm cho trang SERP trở nên toàn diện và đầy đủ hơn. Các kết quả hình ảnh có thể được trình bày thành một hàng hoặc một cụm các hình ảnh có liên quan giữa các kết quả tìm kiếm tự nhiên. Nhấp vào một kết quả sẽ dẫn bạn đến tab tìm kiếm “Images” trên Google và chỉ từ đây bạn mới có thể được điều hướng đến website lưu trữ hình ảnh đó. Để có thể khai thác tối đa tính năng này, bạn nên tìm hiểu thêm về cách tối ưu cho tìm kiếm bằng hình ảnh.
Tính năng Twitter trên SERP (Nguồn: Internet)
Cách đây nhiều năm Google đã hợp tác với Twitter và bắt đầu index các tweet và hiển thị chúng trên SERP. Các kết quả tìm kiếm từ Twitter thường ưu tiên các tweet xu hướng và mới nhất có liên quan đến một truy vấn. Chúng có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên SERP, nhưng thường thì những tweet này sẽ xuát hiện sau một vài kết quả tự nhiên. Ngoài ra thì các kết quả cũng có thể hiển thị các tweet từ cả những tài khoản đã được xác minh hoặc chưa được xác minh.
Nếu Google biết được một tài khoản nào đó có thể có giá trị với người tìm kiếm, thì hệ thống sẽ hiển thị một khu vực đặc biệt cho Twitter. Nó có chứa đường link trỏ đến trang cá nhân Twitter và một vài tweet vừa mới được đăng tải gần đây của người dùng đó.
Knowledge Panel
Tính năng Knowledge Panel trên SERP
Knowledge Panel hay bảng thông tin tri thức là một tính năng cung cấp thêm một khu vực thông tin chi tiết trả lời cho một truy vấn cụ thể về một nhân vật hoặc thực thể của công chúng.
Knowledge Panel được xây dựng từ kho dữ liệu đồ độ của Knowledge Graph – đây là cơ sở dữ liệu của Google tổng hợp các thông tin thực tế và tổng quan từ các nguồn như CIA World Factbook và Wikipedia.
Thường thì, vị trí của Knowledge Panel sẽ nằm ở trên cùng bên phải của SERP đối với các kết quả trên desktop và ở trên cùng đối với các thiết bị mobile. Khu vực này sẽ bao gồm một phần mô tả ngắn (đôi khi sẽ có kèm thêm một đường link trỏ về nguồn) và các thông tin đa dạng có liên quan đến đối tượng chủ đề đang được nói đến.
FAQs
Tính năng FAQ trên SERP (Nguồn: Internet)
Danh sách xổ xuống các câu hỏi FAQ sẽ hiển thị dưới các kết quả tự nhiên đối với những truy vấn đang đưa ra các câu hỏi hoặc có chứa từ “FAQ” trực tiếp. Để kết quả trang của bạn có bao gồm tính năng này, thì nội dung của nó cần phải được đánh dấu bằng FAQ Schema.
People Also Ask (Related Questions)
Tính năng “People also ask” trên SERP (Nguồn: Internet)
Tính năng này thường bắt đầu với một danh sách gồm 4 câu hỏi. Nó có thể được mở rộng và cung cấp các câu trả lời ngắn giống như một đoạn trích dẫn nổi bật. Nhiều câu hỏi hơn có thể được thêm bên dưới khi bạn mở 1 câu hỏi ra. Các câu hỏi có liên quan (related question) có thể hiển thị bất kỳ đâu trên một trang SERP, nhưng chúng thường sẽ nằm ở phần đầu, bên dưới đoạn “Featured Snippet”. Nhấp vào một kết quả của một câu hỏi có liên quan sẽ dẫn bạn đến website đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó.
Google Flights Block
Tính năng Google Flights trên SERP
Khu vực này tổng hợp thông tin từ Google Flights – đây là một ứng dụng giúp tra cứu thông tin về vé, chuyến bay, lịch cất cánh/hạ cánh… và hiển thị một bản các lựa chọn bạn có thể lọc và sắp xếp trực tiếp trên SERP đối với các truy vấn có liên quan đến chuyến bay. Cả các kết quả organic hoặc trả phí từ các hãng hàng không đều được phép xuất hiện trong khu vực này.
Hotel Pack
Tính năng “Hotel Pack” trên SERP
Khu vực này hiển thị danh sách các khách sạn trực tiếp trên SERP trong một Map Pack giống với Local Pack đã được giới thiệu ở phía trên. Tuy nhiên, khu vực này chỉ bao gồm các kết quả khách sạn và các vị trí trong đó đều được các khách sạn và nhà quảng cáo trả phí để xuất hiện thông qua Google Hotel Ads. Tính năng này có tính phí và được quản lý thông qua hệ thống của Google Hotel Ads.
Job Listings
\Tính năng “Job Listings” trên SERP
Với tính năng này, Google sẽ liệt kê một bảng các tin bài tuyển dụng mà hệ thống tổng hợp được từ các website nghề nghiệp như Glassdoor, Indeed, LinkedIn và các website công ty với bảng tin tuyển dụng mở. Bạn có thể đưa website của mình xuất hiện tại khu vực đặc biệt này bằng cách sử dụng Job Posting Schema Markup.
Các kết quả có trả phí
Google Ads
Khu vực Google Ads trên SERP (Nguồn: Internet)
Về mặt kỹ thuật, người ta xem quảng cáo là tính năng trên SERP đầu tiên của Google, và về mặt lịch sử, thì nó là biến thể đầu tiên từ những liên kết màu xanh truyền thống của những kết quả tự nhiên.
Trước khi được biết đến với tên gọi AdWords, khu vực Google Ads này không phải là một tính năng trên SERP theo ý nghĩa giống như những tính năng đã được liệt kê từ đầu đến giờ bởi vì khu vực hiển thị này đi kèm với một “mức giá”.
Các kết quả ở đây đều là các vị trí PPC (pay-per-click), được nhận biết bằng nhãn “Ad” hoặc “Quảng cáo” in đậm, và có mức giá thay đổi tùy thuộc vào lưu lượng tìm kiếm (search volume) hoặc mức độ cạnh tranh của từ khóa mà quảng cáo đang nhắm mục tiêu đến.
Nếu một trang SERP bị “bao phủ” bởi quá nhiều tính năng hoặc các kết quả tự nhiên từ các đối thủ cạnh tranh, bạn có thể tạo một chiến dịch Google Ads để tăng khả năng được nhìn thấy và chú ý đến trên SERP.
Shopping Ads (Product Listing Ads)
Khu vực Shopping Ads trên SERP (Nguồn: Internet)
Đây cũng là một khu vực khác có tính phí trên SERP, chứa những mẩu quảng cáo Google Shopping được thiết kế để bán sản phẩm một cách trực tiếp. Khu vực này hiển thị đối với các truy vấn có chứa tên sản phẩm.
Tổng kết
Trên đây chỉ là một trong những tính năng SERP phổ biến nhất bạn có thể gặp phải dưới vai trò là một digital marketer. Hãy lưu ý rằng Google vẫn đang tiếp tục thử nghiệm những định dạng và loại hình “SERP feature” mới trên hành trình không ngừng cải thiện trải nghiệm của người dùng trên các trang kết quả của họ.
Làm SEO giỏi không chỉ giỏi về kỹ thuật mà luôn cần phải quan sát và nắm bắt những gì mới nhất đang diễn ra trên SERP, cũng như tìm hiểu cách chúng sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các website cụ thể ra sao.
Có tính năng nào bạn đã thấy trên SERP nhưng chưa có trên đây không? Hãy cùng cho Hướng Nghiệp Á Âu biết nhé!
Ý kiến của bạn