SEO onpage là gì? Tại sao phải tối ưu SEO on-page cho website? Những yếu tố SEO on-page nào cần quan tâm trong năm 2020? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Tham khảo thêm: 24 Lời Khuyên SEO Chuyên Nghiệp Giúp Tăng Thứ Hạng Trong 2020
SEO onpage là gì?
SEO onpage (còn gọi là SEO on-site) là quá trình tối ưu hóa các webpage để cải thiện thứ hạng của website trên bộ máy tìm kiếm và thu hút lượng truy cập tự nhiên (organic traffic).
Bên cạnh đăng tải nội dung phù hợp có chất lượng cao, SEO onpage còn bao gồm tối ưu headline, thẻ HTML (title, meta và header), hình ảnh… giúp website khẳng định tính chuyên môn, độ tin cậy, tính thẩm quyền và tăng mức độ hiện diện trên trang kết quả tìm kiếm.
SEO on-page là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Vì sao phải SEO onpage?
Ngày nay, Google đang hướng tới mục tiêu tìm kiếm của người dùng khi gõ truy vấn và đưa ra kết quả đáp ứng mục tiêu đó (cung cấp thông tin, điều hướng, mua sắm…). Do đó, bạn cần quan tâm đến mức độ phù hợp và ngữ nghĩa trên các trang kết quả tìm kiếm. SEO on-page giúp bộ máy tìm kiếm hiểu rõ hơn về website, content của bạn và xác định liệu chúng có đáp ứng chính xác truy vấn từ người dùng hay không.
Để kịp thích nghi với Google, bạn cần đảm bảo những yếu tố người dùng có thể nhìn thấy như text, hình ảnh, video… và những yếu tố bộ máy tìm kiếm có thể nhìn thấy như thẻ HTML, cấu trúc dữ liệu… được tối ưu hóa theo đúng cập nhật từ Google.
Khi SEO on-page, bạn sẽ nắm quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các yếu tố on-site (trái ngược với SEO off-page), đồng thời tăng traffic, mức độ hiện diện, tỷ lệ chuyển đổi…
10 yếu tố SEO on-page cần chú ý trong năm 2020
E-A-T
E-A-T là viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Thẩm quyền (Authoritativeness) và Trustworthiness (Tin cậy) là thước đo Google sử dụng để đánh giá tác giả nội dung, webpage và tổng thể website.
Google đặc biệt quan tâm đến chất lượng content. Những trang sở hữu content chất lượng cao sẽ đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm và ngược lại. Do đó, khi xây dựng chiến lược SEO, bạn cần quan tâm đến E-A-T, bởi E-A-T đôi khi cũng gắn liền với kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google.
Title tag
Title tag là thẻ tiêu đề. Đây là thẻ HTML nằm ở đầu mỗi website, cung cấp thông tin mở đầu ngắn gọn và ngữ cảnh về chủ đề của trang đó.
Title tag xuất hiện nổi bật trên các trang kết quả tìm kiếm (thường dưới dạng một link có thể click vào) và trong cửa sổ browser. Việc bỏ sót, trùng lặp hoặc nội dung title tag nghèo nàn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả SEO của bạn.
(Nguồn ảnh: Internet)
Meta description
Meta description là đoạn mô tả ngắn nội dung của trang, thường xuất hiện bên dưới tiêu đề của trang trên trang kết quả tìm kiếm.
Tối ưu hóa meta description đúng cách có thể tăng click-through rate (CTR) – Tỷ lệ nhấp chuột và cải thiện cảm nhận về chất lượng của kết quả tìm kiếm và website.
(Nguồn ảnh: Internet)
Headline
Headine là tiêu đề bài viết, chứa chủ đề, nội dung toàn bộ bài viết hay từ khóa của bài viết. Đầu tư viết headline thu hút sẽ tạo nên khác biệt giữa một click và một impression (số lần hiển thị quảng cáo của bạn trên Google).
Để đạt vị trí cao trên các trang kết quả, headline của bạn phải tạo nên sự hứng thú từ người đọc, khiến họ muốn click vào và tiếp tục đọc phần nội dung còn lại.
(Nguồn ảnh: Internet)
Header tag
Header tag (thẻ đề mục) là thẻ HTML (H1-H6) dùng để xác định các heading và subheading bên trong content. Header tag dù không còn là yếu tố chính để xếp hạng nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng đối với người dùng và SEO.
(Nguồn ảnh: Internet)
Header tag có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng thông qua:
– Đảm bảo content của bạn dễ đọc và thu hút người dùng
– Cung cấp cho bộ máy tìm kiếm ngữ cảnh chứa nhiều keyword về content của bạn.
Kỹ thuật viết bài SEO
Kỹ thuật viết bài SEO tức là triển khai content dành cho cả bộ máy tìm kiếm và người dùng, đòi hỏi cần có chiến thuật cụ thể chứ không chỉ nghiên cứu từ khóa rồi chèn vào bài viết. Hãy nhớ bạn đang làm content cho con người – do đó content phải chất lượng cao, phù hợp và mang lại giá trị thiết thực.
Keyword cannibalization
Chấm dứt ngay suy nghĩ “Càng nhiều trang target cho cùng một từ khóa thì từ khóa đó càng dễ đạt hạng cao”. Thực tế hoàn toàn ngược lại những gì bạn nghĩ. Target một cụm từ xuyên suốt trên nhiều trang sẽ gây ra tình trạng “keyword cannibalization” (ăn thịt từ khóa), dẫn tới hậu quả xấu cho SEO.
(Nguồn ảnh: Internet)
Khi bạn có nhiều trang muốn xếp hạng cho cùng 1 từ khóa, tức là bạn đang cạnh tranh với chính mình. Hãy tìm hiểu xem nơi nào trên website đang có hiện tượng này và xử lý triệt để.
Cập nhật content hiện có
Đa phần người làm content chỉ tập trung vào việc tạo ra content mới mà quên đi việc cập nhật lại content cũ. Thường xuyên cập nhật content hiện có đem lại lợi ích sau:
– Đánh giá content hiện tại đã đạt mục tiêu chưa, đã giúp tăng ROI chưa
– Đánh giá thông tin có còn chính xác và phù hợp với thời điểm hiện tại không hay
– Xác định loại content nào đang đem lại hiệu quả
(Nguồn ảnh: Internet)
Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh giúp bài viết trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên, một số hình ảnh có thể làm chậm tốc độ load trang. Vì thế, tối ưu hóa hình ảnh đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho SEO:
– Tăng cơ hội được xếp hạng (xuất hiện trên Google Image Search)
– Cải thiện trải nghiệm người dùng
– Tăng tốc độ load trang
Đảm bảo hình ảnh bạn dùng phải hỗ trợ minh họa content. Đừng quên dùng alt text và title hình ảnh giàu sức gợi.
Tương tác từ người dùng
Cải thiện các yếu tố SEO on-page cho website chỉ mới là một phần cuộc chiến. Phần còn lại phụ thuộc vào việc khiến người dùng không muốn thoát trang mà chịu ở lại đọc tiếp content, tương tác với nó và quay trở lại nhiều lần nữa.
Để kích thích người dùng tương tác nhiều hơn, hãy tập trung vào các yếu tố như tốc độ trang, trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa content.
Trên đây là 10 yếu tố SEO on-page mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cách tối ưu hóa nội dung đăng trên website và nhanh chóng đạt vị trí tốt nhất trên kết quả tìm kiếm.
Ý kiến của bạn