SAP là gì? Phải chăng là tên gọi một phần mềm quản lý hay tên một phương pháp giúp điều hành nhà hàng, khách sạn? Trong bài viết sau, Hướng Nghiệp Á Âu sẽ cùng bạn tìm hiểu về SAP và ứng dụng của SAP trong kinh doanh lưu trú, ẩm thực thông qua chuyên mục kiến thức về nhà hàng khách sạn.
SAP là gì?
SAP là từ viết tắt của System Application Programing. Đây là công ty phần mềm lớn đến từ Đức với nhiều sản phẩm được các tập đoàn đa quốc gia của thế giới tin dùng. Hiện nay, SAP là một trong bốn công ty phần mềm lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau như Microsoft, Oracle và IBM.
Ngoài trụ sở chính SAP AG ở miền Nam nước Đức, SAP còn sở hữu nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, SAP có 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP.HCM trực thuộc SAP khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Singapore).
Hai sản phẩm được biết đến nhiều nhất của SAP là SAP ERP (Enterprise Resource Planning) và SAP Business One. Ngoài ra, công ty SAP còn cung cấp các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giải pháp doanh nghiệp thông minh, phần mềm tích hợp các hệ thống máy tính, điện toán đám mây… giúp quản lý tốt các hoạt động then chốt của doanh nghiệp.
Ứng dụng phần mềm SAP vào kinh doanh nhà hàng, khách sạn
Trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ưu điểm khi ứng dụng SAP là gì?
Cải thiện kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao
Tập trung tích hợp toàn bộ hệ thống trong khách sạn từ tiền sảnh cho đến nhà hàng, buồng phòng, hành chính, nhân sự… vào một hệ thống, giúp hạn chế chi phí và công sức trong quá trình nhập dữ liệu.
Tập trung cao độ nhằm phát triển doanh nghiệp
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn sẽ được hợp lý hóa từ đầu đến cuối, giúp doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh kinh doanh và quản lý.
Đưa ra giải pháp kinh doanh khôn ngoan
Hệ thống của SAP sẽ đưa toàn bộ thông tin kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn vào một cơ sở dữ liệu độc lập – nơi các chủ đầu tư có thể ngay lập tức cập nhật thông tin mới. Nhờ đó mà nhân viên nhà hàng, khách sạn có thể nhanh chóng tiếp nhận và chủ động đáp ứng nhu cầu từ khách hàng.
Rút ngắn thời gian triển khai
Với một ứng dụng duy nhất, nhà hàng hay khách sạn của bạn chỉ tốn 6 – 8 tuần để triển khai và ứng dụng. Cách sử dụng trực quan giúp giảm tối đa quá trình training, giảm chi phí hỗ trợ công nghệ thông tin lâu dài cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ linh hoạt
SAP sở hữu công cụ tùy chỉnh dễ sử dụng với hơn 500 giải pháp bổ sung được cung cấp bởi các đối tác phần mềm. Đặc biệt, SAP Business One có thể linh động điều chỉnh, mở rộng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thực tế trong khách sạn, nhà hàng.
Kết nối kinh doanh
SAP giúp kết nối trụ sở chính với các chi nhánh và đối tác kinh doanh trong cùng một hệ thống. Ưu điểm này giúp quản lý chặt chẽ các luồng thông tin và hỗ trợ quá trình hợp tác kinh doanh trở nên nhẹ nhàng hơn.
Các module của phần mềm SAP là gì?
SAP có các module sau:
Module kế toán – quản lý tài chính
Kế toán kho
– Lập phiếu nhập kho.
– Phân bổ chi phí theo từng hóa đơn; ghi nhận công nợ, giá trị hàng hóa.
– Tính giá xuất kho theo qui định doanh nghiệp.
– In thẻ kho và tình hình nhập xuất tồn theo từng kho, từng hàng hóa hay tài khoản.
– Kết xuất báo cáo liên quan và theo nghiệp vụ quản lý của doanh nghiệp.
Kế toán mua hàng
– Lập phiếu mua hàng, theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp.
– Lập và theo dõi công nợ hàng trả lại nhà cung cấp.
– Lập chứng từ thanh toán tiền hàng nhà cung cấp theo nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
– Kết xuất báo cáo liên quan và theo nghiệp vụ quản lý của doanh nghiệp.
Kế toán bán hàng
– Lập, in các phiếu bán hàng, bán thành phẩm, theo dõi doanh thu, công nợ phải thu, chi phí bán hàng, chiết khấu hàng bán….
– Lập, theo dõi và xử lý hàng hóa khách hàng trả lại.
– Lập chứng từ thanh toán tiền bán hàng đối với từng khách hàng.
– Theo dõi công nợ theo nhiều ngoại tệ khác nhau.
Kế toán tiền mặt, tiền gởi ngân hàng
– Phiếu thu tiền, chi tiền.
– Báo cáo quỹ tiền mặt.
– Nhật ký thu tiền, chi tiền.
– Báo phát sinh nợ ngân hàng.
– Báo phát sinh có ngân hàng.
– Ủy nhiệm chi.
– Sổ quỹ tiền gởi ngân hàng.
Kế toán tổng hợp
– Bút toán tổng hợp.
– Kết xuất số liệu báo cáo.
Kế toán tài sản cố định (TSCĐ)
– Phát sinh tăng, giảm TSCĐ.
– Quản lý sổ TSCĐ.
– Bảng khấu hao TSCĐ.
– Bảng kê TSCĐ thanh lý, nhượng bán.
– Thẻ TSCĐ.
Xác định kết quả kinh doanh và tính lãi lỗ
– Kết chuyển chi phí tự động.
– Trích khấu hao tự động.
– Tự động xác định kết quả nghiệp vụ tài chính và kết chuyển.
Hệ thống báo cáo
– Sổ cái tổng hợp.
– Sổ cái chi tiết các tài khoản.
– Bảng cân đối số phát sinh.
– Bảng kê hóa đơn VAT đầu vào, đầu ra.
– Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn, chứng từ.
– Bảng cân đối kế toán.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Module quản lý mua hàng
– Quản lý danh mục nhà cung cấp.
– Quản lý danh mục và thuộc tính vật tư nguyên phụ liệu.
– Quản lý đơn đặt hàng nhà cung cấp, thiết lập điều khoản giao nhận hàng.
– Theo dõi quá trình giao nhận hàng.
– Lập phiếu nhập kho hàng thừa kế các thông tin từ đơn đặt hàng.
– Theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp.
– Theo dõi các đơn hàng đến hạn thanh toán nhà cung cấp.
– Lập phiếu trả hàng nhà cung cấp khi có nghiệp vụ trả hàng.
– Báo cáo theo dõi tình trạng cung cấp hàng của các đơn hàng.
– Báo cáo tình hình nhập hàng theo ngày/tháng/năm.
– Bảng kê đơn hàng, các mặt hàng nhập về theo từng thời điểm, từng nhà cung cấp.
– Báo cáo công nợ phải trả.
– Các nghiệp vụ quản lý và báo cáo khác.
Module quản lý bán hàng
– Quản lý danh mục khách hàng.
– Quản lý danh mục hàng hóa và các danh mục về thuộc tính màu sắc, kích cỡ…
– Định nghĩa các loại giá bán hàng hóa.
– Định giá bán theo các loại giá định nghĩa, theo từng mặt hàng cụ thể.
– Thiết lập bảng báo giá tới khách hàng theo các loại giá khác nhau.
– Quản lý các đơn hàng của từng khách hàng có thể kế thừa từ bảng báo giá.
– Quản lý theo dõi tình trạng đơn hàng.
– Phân công nhân viên giao hàng, theo dõi quá trình giao hàng của từng hóa đơn.
– Theo dõi công nợ vượt giới hạn về số tiền của từng khách hàng, theo nhân viên quản lý khách hàng.
– Theo dõi các hóa đơn đến hạn thanh toán và quá trình thanh toán của từng hóa đơn.
– Bảng kê đơn đặt hàng theo từng thời điểm, theo từng khách hàng.
– Bảng kê các hóa đơn có chiết khấu.
– Ghi nhận và xử lý các hóa đơn hàng trả lại của khách hàng.
– Theo dõi hóa đơn GTGT đầu ra.
– Các nghiệp vụ quản lý và báo cáo khác.
Module quản lý quá trình bảo hành, bảo trì sản phẩm
– Quản lý danh mục phụ tùng thay thế, bảo hành.
– Quản lý danh mục thiết bị đã bán.
– Quản lý nhân viên ở trung tâm bảo hành.
– Quản lý danh mục phiếu bảo hành.
– Quản lý danh mục thiết bị đã hết hạn bảo hành.
– Quản lý danh mục thiết bị đến lịch hẹn bảo trì.
– Thống kê sản phẩm hư hao.
Đó là tất cả những thông tin về phần mềm SAP, hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được ý nghĩa thực sự của phần mềm SAP mang lại cho chúng ta là gì.
Ý kiến của bạn