Trong thế giới SEO, các kỹ thuật white-hat, black-hat hay grey-hat chỉ mang tính tương đối. Một trong những quyết định bạn chắc chắn phải thực hiện chính là lựa chọn kỹ thuật nào khi triển khai. Và đây là nơi mà các sai lầm về link building xảy ra – vì có quá nhiều thông tin mâu thuẫn với nhau trên Internet. Khi sử dụng một kỹ thuật nào đó, bạn nghĩ rằng bạn đang an toàn và “chơi” đúng luật bởi vì mình đang áp dụng một kỹ thuật mũ trắng. Và rồi đột nhiên, bạn bị “dính” phải hình phạt của Google.
Để tránh trường hợp đó, hãy cùng Đào tạo SEO Á Âu giải mã những sai lầm nguy hiểm nhất về link building qua bài viết dưới đây để thực hành SEO an toàn và hiệu quả.
(Nguồn ảnh: Internet)
Sai lầm #1. Tất cả đường link trên một trang đều đóng góp giá trị như nhau đến việc xếp hạng
Dường như phần lớn mọi người đều tin rằng bất kể một đường link được đặt ở đâu trên trang, thì giá trị của nó đều không thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn thử so sánh giữa các đường link nằm trong nội dung (in-body) và nằm dưới chân trang (footer), thì đường link nào sẽ có cơ hội được nhấp vào cao hơn? Để chứng minh điều này, hãy xem qua một số ý kiến từ Google và các chuyên gia SEO.
Sự thật 1
Bằng sáng chế “Ranking documents based on user behavior and/or feature data” (tạm dịch: Xếp hạng các văn bản dựa trên hành vi người dùng và/hoặc các dữ liệu về đặc tính) của Google đưa ra các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá trị của một đường link, chẳng hạn như:
- Kích thước font của anchor text của đường link;
- Vị trí của đường link trên trang;
- Vị trí của đường link trong một danh sách (list);
- Màu của font chữ và các thuộc tính (như in nghiêng, in đậm…);
- Loại link (chẳng hạn như link dưới dạng hình ảnh…);
- Ngữ cảnh của văn bản (text context) xung quanh đường link;
- Và các yếu tố khác.
Sự thật 2
Ảnh hưởng của vị trí đặt link trên trang đã được xác nhận bởi chuyên gia phân tích John Mueller đến từ Google trong một tập của Google Hangouts:
“[…] Đây là khu vực trình bày các nội dung chính trên trang, các nội dung giải quyết chủ đề thực sự của trang đó, không phải trong menu, ở thanh bên sidebar, dưới chân trang (footer), hay đầu trang (header)… Đây là những liên kết mà chúng tôi sẽ tính đến và sử dụng chúng để xếp hạng”
Sự thật 3
Các chuyên gia về SEO như Bill Slawski, Rand Fishkin và nhiều người khác đều xác nhận rằng: Một đường link được đặt ở vị trí càng cao trên trang, thì trọng số của nó càng lớn, và nó càng truyền đi nhiều giá trị cho những trang mà nó trỏ đến.
Vị trí đặt link có ảnh hưởng đến sức mạnh của đường link (Nguồn ảnh: Moz)
*Chú ý:
1. Trong trường hợp có nhiều đường link trỏ đến cùng một địa chỉ URL, thì Google vẫn sẽ xem qua tất cả chúng, nhưng chỉ có đường link đầu tiên trong HTML truyền đi giá trị để hỗ trợ cho việc xếp hạng.
2. Các trang chuyển hướng (redirect) và các trang có gắn thẻ canonical đều truyền đi cùng giá trị giống như các đường link thông thường được đặt trong nội dung (in-body link).
Các gợi ý
1. Hãy thực hành theo các đề xuất trong những bằng sáng chế của Google; đảm bảo những đường link in-body quan trọng nhất trên trang hoặc trong một danh sách được đặt ở vị trí cao hơn.
2. Đảm bảo rằng những trang có chứa các backlink giá trị không bị hỏng (broken). Nếu không thì tất cả những giá trị trên sẽ bị lãng phí. Hãy truy cập vào trang SEO SpyGlass, tạo một project cho website của bạn. Sau đó đi đến mục Backlink Profile, chọn Backlinks, và kiểm tra phần Linked Page Status Code để tìm những đường link bị hỏng:
Kiểm tra broken link bằng công cụ SEO SpyGlass (Nguồn ảnh: Internet)
3. Đảm bảo những trang quan trọng nhất của bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào về việc quét và thu thập dữ liệu (crawlabitily issues). Công cụ WebSite Auditor có thể thực hiện audit cho website của bạn để phát hiện những vấn đề như thế. Hãy tạo một project cho website, sau đó đi đến mục Site Structure, chọn Site Audit:
- Kiểm tra mục “Indexing and crawlability” để tìm kiếm những tài nguyên có mã trạng thái 4xx/5xx (Resources with 4xx/5xx status codes) và các page bị hạn chế trong việc lập chỉ mục (Resources restricted from indexing):
Kiểm tra mã trạng thái 4xx/5xx và các page bị hạn chế index (Nguồn ảnh: Internet)
- Kiểm tra xem có đường link nào bị hỏng hay không (broken link):
Kiểm tra các broken link (Nguồn ảnh: Internet)
- Và chú ý đến những trang chuyển hướng (redirect) và sử dụng thẻ canonical:
Kiểm tra các trang redirect và sử dụng thẻ canonical (Nguồn ảnh: Internet)
Sai lầm #2. Các đường link dưới dạng hình ảnh sẽ không tốt cho SEO
Trước khi đọc tiếp, có một điều chúng ta cần phải làm rõ, chính là đối với mọi khía cạnh trong việc thực hành SEO, nếu quá lạm dụng thì đều sẽ mang lại kết quả không tốt. Và đối với các hình ảnh cũng vậy. Tuy nhiên nhiều người có thể đang nghĩ sai về việc các đường link dưới dạng hình ảnh (image link) sẽ gây hại cho hoạt động SEO.
Sự thật 1
Không có hình phạt nào cho việc sử dụng các đường link dưới dạng hình ảnh. Đương nhiên là trừ trường hợp các thẻ alt của hình ảnh bị nhồi nhét từ khóa để thao túng thứ hạng (đây là hành vi đi ngược lại với những gì được Google khuyến cáo), còn không thì bạn sẽ không gặp vấn đề gì cả.
Sự thật 2
Cách đây không lâu, Google nhận thấy việc “đọc” các hình ảnh không hề dễ dàng. Đó là lý do tại sao họ phát biểu:
“Hãy cố gắng sử dụng văn bản thay cho các hình ảnh để trình bày các tên gọi, các nội dung hoặc những liên kết quan trọng. Nếu bạn phải sử dụng hình ảnh cho các nội dung văn bản, thì hãy sử dụng thuộc tính alt để đưa ra một vài từ ngữ mô tả cho hình ảnh đó.”
Tuy nhiên, với sự tiến bộ nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo AI, Google đang ngày càng trở nên thông minh hơn trong việc hiểu được các hình ảnh (với sự trợ giúp từ công nghệ nhận diện chủ thể). Bên cạnh đó, khi hình ảnh là một đường link, dù cho chúng ta có bỏ đi alt text và anchor text của hình ảnh đó thì những gì mà bọ quét nhìn thấy vẫn chỉ là văn bản. Cả văn bản và hình ảnh đều được diễn dịch thành một ngôn ngữ giống nhau trong lập trình.
Các gợi ý
1. Dù cho Google đã có những tiến bộ trong lĩnh vực nhận diện hình ảnh, thì việc nên làm vẫn là không để trống alt text (văn bản thay thế) của hình ảnh. Nếu bạn muốn kiểm tra để tìm những alt text trống, hãy sử dụng công cụ WebSite Auditor. Đi đến mục Site Structure, chọn Site Audit và chọn Images:
Kiểm tra các alt text bị bỏ trống (Nguồn ảnh: Internet)
Bạn không cần phải điền vào tất cả các alt text. Về mặt quy tắc thì quan trọng là chỉ cần điền thẻ alt đầy đủ cho các hình ảnh hữu ích như các infographic, các biểu đồ (diagram), các ảnh chụp của một quy trình nào đó…
2. Các tình huống phổ biến bạn có thể muốn sử dụng hình ảnh để trỏ link đến một trang khác:
- Hình ảnh của bạn có vai trò như là một nguồn giới thiệu (reference) cho một bài viết hoặc tài liệu khác;
- Hình ảnh là một icon đi kèm với một đường link điều hướng (thường thấy đối với các trang download phần mềm, bạn có thể thấy các biểu tượng khác nhau như Mediafire, Fshare, Google Drive,… khi nhấp vào sẽ được chuyển đến trang tải tương ứng);
- Hình ảnh là một bức infographic hoặc biểu đồ cần phải phóng to hoặc xem trên một trang riêng biệt.
Ngoài ra, khi bạn sử dụng một hình ảnh để chèn link, đừng quên đặt lời chú thích (caption) và văn bản thay thế (alt text) phù hợp.
3. Các hình ảnh hữu ích là một nguồn tài nguyên link building cực kỳ tiềm năng. Khi bạn tạo ra các infographic, các biểu đồ, các bức ảnh meme (các hình ảnh có tính lan truyền trên Internet) độc đáo,… thì các trang khác có thể lấy hình ảnh đó sử dụng và ghi nguồn về website của bạn.
Xem thêm: Các chiến lược Link Building độc đáo để chiến thắng đối thủ
Tất nhiên là, không phải tất cả mọi người đều sẽ trỏ link về bạn. Vậy nên thỉnh thoảng, hãy truy cập bài viết, nhấp chuột phải vào các bức ảnh infographic (hoặc những nội dung hình ảnh có giá trị độc quyền) và chọn “Search Google for image”. Khi bạn thấy có một vài website sử dụng hình ảnh mà không ghi nguồn cho bạn, hãy yêu cầu họ làm việc đó:
Sử dụng tính năng Google Search by Image để tìm kiếm những website sử dụng hình ảnh của bạn nhưng không trỏ nguồn về (Nguồn ảnh: Internet)
Sai lầm #3. Tất cả các đường link nên để thuộc tính rel=nofollow
Có rất nhiều lời khuyên trên Internet bảo rằng nên đặt thuộc tính nofollow cho tất cả các đường link. Thế nhưng lời khuyên này có đúng không?
Sự thật 1
Đúng là một hồ sơ backlink tự nhiên sẽ có một số lượng link nofollow đáng kể (và thỉnh thoảng còn nhiều hơn cả các link dofollow). Trong khi đó, các website spam có thể có đến 100% đường link là dofollow. Tuy nhiên, bất kể việc sẽ bị xem là spam nếu không có link nofollow, thì hầu hết các đường link trên Internet vẫn là dofollow. Tại sao lại như thế? Hãy đọc tiếp nội dung dưới đây.
Sự thật 2
Các đường link nofollow sẽ không truyền đi bất cứ giá trị nào:
“Nhìn chung thì, chúng tôi sẽ không lần theo (follow) những đường link như thế. Điều này có nghĩa là Google sẽ không truyền đi PageRank hoặc ghi nhận anchor text qua những đường link này. Về cơ bản, việc sử dụng nofollow sẽ làm chúng tôi loại bỏ đi những đường link mục tiêu khỏi sơ đồ tổng thể của website. Tuy nhiên, các page mục tiêu có thể vẫn xuất hiện trong danh sách chỉ mục của chúng tôi nếu có những website khác trỏ đến chúng mà không sử dụng thuộc tính nofollow, hoặc nếu các địa chỉ URL đó được gửi cho Google thông qua bản đồ trang (Sitemap). Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý đó là các máy tìm kiếm khác có thể tiếp nhận thuộc tính nofollow theo những cách khá khác nhau.”
Bây giờ hãy hình dung tất cả các đường link đều là nofollow. Các đường link này đều sẽ được quy về cùng một mức chất lượng. Sẽ không có độ uy tín của tên miền (domain authority). Vậy các máy tìm kiếm sẽ đánh giá các website ra sao? Do vậy, bạn có thể thấy việc đặt thuộc tính nofollow cho tất cả đường link có thể gây hại đến hoạt động SEO.
Sự thật 3
Đã từng có nhiều lúc khái niệm “PageRank sculpting” lên ngôi (thuật ngữ chỉ việc cố gắng thao túng dòng chảy PageRank trong website thông qua việc kiểm soát dòng link juice), khi mọi người đều e ngại việc trỏ link ra bên ngoài và làm thất thoát đi lượng PageRank của mình. Vào năm 2009, kỹ sư Matt Cutts từ Google đã phát biểu rằng:
“Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn có một trang với 10 “van” truyền PageRank và 10 đường link trỏ ra ngoài, trong đó có 5 đường link là nofollow? Tạm thời hãy bỏ qua việc số lượng trên sẽ làm phân tán giá trị PageRank và tập trung vào phần cốt lõi của câu hỏi. Trước đây, mỗi link trong 5 đường link không áp dụng nofollow sẽ “truyền” giá trị qua hai “van” (về bản chất, các link nofollow không được tính vào mẫu số khi chia PageRank cho số lượng link trỏ ra ngoài của trang). Cách đây hơn một năm, Google đã thay đổi cách thức PageRank được truyền đi, hiện tại mỗi link trong 5 link không áp dụng nofollow ở trên sẽ truyền qua một “van” mà thôi.”
Thêm vào đó, PageRank không phải là yếu tố duy nhất trong thuật toán xếp hạng. Google có hơn 200 yếu tố dùng để xếp hạng và bí quyết ở đây là bạn không cần phải tối ưu cho từng yếu tố một.
Các gợi ý
1. Theo như quy tắc chung, thì hãy cố gắng giữ cho hồ sơ liên kết được cân đối. Nofollow được ra mắt để cắt giảm đi tình trạng spam. Do vậy, hãy đặt thuộc tính nofollow cho các đường link ở phần bình luận hoặc bất kỳ nơi nào mà người khác có thể chèn link của họ vào.
2. Hãy sử dụng thẻ nofollow cho những đường link bạn muốn giữ lại nhưng không muốn chúng được lập chỉ mục (chẳng hạn như các trang chính sách bảo mật). Công cụ WebSite Auditor sẽ hiển thị cho bạn những đường link nào trên website là dofollow/nofollow. Đi đến mục Site Structure, chọn Pages, và kiểm tra mục Links from page và Links to page.
Công cụ WebSite Auditor giúp kiểm tra các link dofollow/nofollow (Nguồn ảnh: Internet)
3. Kiểm tra xem những backlink nào của bạn là nofollow trong công cụ SEO SpyGlass. Đi đến mục Backlink Profile, chọn Backlink và chọn Links Back.
Kiểm tra các link nofollow trong SEO SpyGlass (Nguồn ảnh: Internet)
Hãy tận dụng thông tin ở phần Contact info để liên hệ với các nhà quản trị website và nhờ họ xem có thể đặt các backlink của bạn thành “follow” được không.
Trên đây là 3 sai lầm phổ biến khi link building, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu đón đọc phần 2 của bài viết để tìm hiểu về 5 sai lầm còn lại nhé!
Ý kiến của bạn