Nắm vững kiến thức về Champagne và biết cách ứng dụng trong pha chế cocktail sẽ giúp Bartender “chế tác” ra những ly cocktail làm say lòng thực khách. Buổi học Thực hành pha chế và phân tích cocktail từ Champagne không chỉ là “bước đà” thuận lợi để học viên khóa Bartender nâng cao bổ sung kiến thức và trau dồi kỹ năng, mà còn giúp các bạn sẵn sàng chinh phục những thử thách khó nhằn hơn ở những buổi học sau.
Kir Royal là một trong những món cocktail tiêu biểu mà học viên được thực hành pha chế
Champagne là thức uống “góp mặt” thường xuyên trong những buổi tiệc hoặc các dịp đặc biệt. Bên cạnh cách mở và phục vụ Champagne, Bartender cũng cần trang bị kỹ năng pha chế cocktail từ loại rượu này.
Pha chế cocktail từ rượu nền Champagne không có quá nhiều khác biệt so với những loại rượu nền khác. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một người sành rượu, bạn cần định danh chính xác các nốt hương vị, mùi thơm, hiểu được những đặc tính và nguồn gốc của loại Champagne đang sử dụng. Thuần thục kỹ năng này, bạn có thể dễ dàng pha chế thành công những ly cocktail chất lượng và thẩm mỹ.
Những kiến thức Bartender cần “nằm lòng” về Champagne
Ở cấp độ cơ bản, học viên đã được tìm hiểu những kiến thức tổng quan về rượu vang. Đây chính là nền tảng để khi lên cấp độ nâng cao, học viên nhanh chóng nắm bắt những kiến thức chuyên sâu về Champagne – loại rượu vang sủi bọt (sparkling wine) được sản xuất ở vùng đất cùng tên của nước Pháp.
Ngược dòng thời gian tìm hiểu về lịch sử của Champagne, hẳn các bạn không ngờ rằng một tỉnh yên tĩnh của Pháp, cách Paris vài giờ về phía đông lại được xem là “chiếc nôi” của các loại rượu vang sủi. Giảng viên dẫn dắt các bạn đến với các nội dung về quá trình hình thành và sự phổ biến của Champagne, tìm hiểu về ba loại nho Chardonnay, Pinot Noir và Pinot Meunier dùng để sản xuất ra thức uống thượng hạng này.
Nhờ đó, học viên biết được lý do tại sao tất cả Champagne đều là rượu vang sủi, nhưng không phải tất cả rượu vang sủi đều là Champagne.
Giảng viên nêu ra những đặc điểm để một chai vang sủi được gọi là Champagn.
Bên cạnh các giống nho được sử dụng, sự độc đáo trong mỗi loại Champagne còn đến từ cách kết hợp hài hòa trong quy trình chế biến. Rượu Champagne đặc sản trải quá trình lên men thứ hai được gọi là cân bằng liều lượng.
Trong giai đoạn này, người ta sẽ thêm đường và pha thêm rượu để đem lại hương vị đạt chuẩn. Bài tập về nhà mà giảng viên giao cho các bạn chính là tìm hiểu cách gọi tên các cấp độ ngọt được ghi trên nhãn chai Champagne theo chuẩn quốc tế.
Giảng viên hướng dẫn cách mở nút chai an toàn, tránh văng trúng khách.
Rượu Champagne thường có hương vị bánh mì nướng, bánh quy hoặc hạnh nhân, vỏ cam và anh đào trắng. Để hiểu rõ hơn về các nốt hương này, học viên sẽ thử nếm một số chai Champagne, cảm nhận được sự khác biệt tinh tế về mùi hương và cấu trúc. Đặc biệt, trước khi thử nếm, giảng viên cũng giúp các bạn ôn lại quy trình phục vụ Champagne đúng chuẩn.
Ôn lại quy trình phục vụ rượu đúng chuẩn
Nội dung buổi học được mở rộng với kiến thức về rượu Prosecco của Ý. Học viên cũng đi vào tìm hiểu về lịch sử, phân loại, quy trình sản xuất và hương vị. Prosecco cũng là loại rượu vang được ưa chuộng trên thế giới với nguyên liệu sản xuất là giống nho Glera của vùng Veneto, miền bắc nước Ý. Nốt hương vị của Prosecco có xu hướng thiên về hương trái cây và hương hoa, ngoài ra còn có hương vani, hạt phỉ, kem và bánh mật ong.
Học viên được hướng dẫn các bước nếm thử rượu cơ bản
Nếu như Champagne là lựa chọn lý tưởng để phối hợp với các loại hải sản, rau củ và các món khai vị chiên giòn thì Prosecco là sự kết hợp tuyệt vời với các loại thịt muối, các món khai vị trái cây và các món ăn châu Á.
Dựa vào những đặc điểm trên, học viên biết cách phân biệt Champagne với Prosecco hay Cava của Tây Ban Nha. Chỉ cần phân biệt được ba loại Champagne, Prosecco, Cava thì coi như các bạn đã nắm được những tinh túy của dòng vang sủi.
Thực hành pha chế cocktail có rượu nền Champagne
Bước qua phần thực hành pha chế cocktail với rượu nền Champagne, các bạn được giảng viên cung cấp công thức chi tiết các món cocktail gồm: French 75, Rossini, Bellini, Airmail, Black Velvet và Kir Royal.
Thành phẩm các món cocktail học viên pha chế trong buổi học
Ở mỗi món, giảng viên đều hướng dẫn kỹ lưỡng các công đoạn pha chế. Kế đến, lần lượt từng học viên sẽ tự tay pha chế ly cocktail của mình, sau đó giảng viên và cả lớp sẽ nếm thử rồi đưa ra nhận xét. Trong quá trình thực hành, giảng viên luôn theo sát để giúp các bạn điều chỉnh những kỹ thuật chưa đúng hoặc giải đáp thắc mắc xoay quanh nội dung bài học.
Đong đo nguyên liệu chuẩn xác theo công thức giảng viên cung cấp
Luyện tập thường xuyên để các thao tác trơn tru hơn
Giảng viên theo sát để kịp thời điều chỉnh những kỹ thuật chưa đúng
Công việc cuối cùng nhưng quan trọng không kém đó là giới thiệu cocktail khi phục vụ. Với kiến thức nghề và kinh nghiệm thực tiễn, giảng viên đã hướng dẫn các bạn biết cách phục vụ thức uống sao cho chuyên nghiệp. Kỹ năng này không chỉ giúp các bạn làm tốt nhiệm vụ của mình khi phục vụ khách mà còn giúp tăng trải nghiệm khách hàng, góp phần nâng cao uy tín của nhà hàng – khách sạn, quán bar nơi bạn làm việc.
Khép lại buổi học “Thực hành pha chế và phân tích cocktail từ Champagne”, học viên đã lĩnh hội đầy đủ nội dung được truyền đạt, có thể phân biệt Champagne với sparkling wine nói chung và Prosecco nói riêng, đồng thời biết cách ứng dụng loại rượu này trong pha chế cocktail.
Nếu bạn chưa tự tin về các kỹ năng của mình, hãy đăng ký ngay một khóa học Bartender nâng cao. Sự chuyên nghiệp, tận tâm và truyền cảm hứng từ đội ngũ giảng viên sẽ giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về nghề Bartender cũng như các kỹ thuật pha chế cocktail. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) hoặc điền vào form đăng ký bên dưới.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết phân tích cocktail từ rượu nền Brandy và Whisky tại website của chúng tôi ngay nhé.
Ý kiến của bạn