Trong “đại dương” content marketing vốn đã quá chật chội và đông đúc, sẽ ngày càng khó khăn bao giờ hết để thu hút được sự chú ý của các đối tượng người xem nếu chỉ sử dụng những chất liệu phổ thông. Nếu bạn có thể sáng tạo ra các personalized content, hay content được “cá nhân hóa”, thì bạn sẽ có nhiều khả năng “chiêu dụ” được sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng nhiều hơn. Hãy cùng Khóa học Digital Marketing khám phá về loại nội dung qua bài viết hôm nay nhé!
Personalized Content là gì?
Personalized content là những nội dung được cá nhân hóa sử dụng các thông tin cụ thể về các khách hàng để tạo ra một trải nghiệm khác biệt, độc nhất giữa một cá nhân và thương hiệu của bạn. Những dữ liệu này cho phép các thuật toán hình dung được tổng thể ai đang xem website hoặc trang mạng xã hội hoặc nhận được email từ bạn.
(Nguồn: Optin Monster)
Bạn sẽ biết được người đó là nam hay nữ, tuổi tác, vị trí của họ và thậm chí là sở thích/các mối quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn với các khách hàng của mình và thúc đẩy tương tác.
Các số liệu đã cho thấy điều đó – cá nhân hóa là yếu tố mà những người mua hàng mong muốn. Có khoảng 91% các khách hàng có khả năng mua hàng của những công ty đưa ra những lời chào mời và đề xuất được cá nhân hóa cho họ hơn. Và có khoảng 74% người mua hàng online cảm thấy thất vọng khi nội dung của web không nhắm mục tiêu vào sở thích của họ.
Lên kế hoạch cho nội dung cá nhân hóa
Mọi doanh nghiệp thành công đều nên có một kế hoạch marketing bao gồm personalized content. Chiến lược này giúp truyền tải các nội dung được nhắm mục tiêu và những thông tin phù hợp đến các cá nhân để tăng khả năng tương tác cho công ty của bạn.
(Nguồn: FirstSiteGuide)
Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách quan sát những dữ liệu hiện có về từng khách truy cập vào website hoặc trang social media, bao gồm các từ khóa tìm kiếm, lịch sử mua hàng, cho đến các thông tin mà họ có thể cung cấp, chẳng hạn như vị trí, độ tuổi và giới tính. Khi được tổng hợp lại với nhau, những dữ liệu này giúp phác họa ra các sở thích và nhu cầu của từng khách hàng, để bạn có thể chia sẻ những content “đồng điệu” với họ. Kết quả? Chính là doanh số và tương tác cao hơn.
Chỉ số lợi tức đầu tư (ROI hay Return On Investment) của personalized content cũng rất đáng chú ý. Có khoảng một nửa các nhà bán lẻ được khảo sát cá nhân hóa nội dung marketing của họ đã nhận được tỉ lệ ROI 300% trong suốt vòng đời quan hệ của họ với người tiêu dùng. Các ngành khác cũng chứng kiến mức tăng trưởng trong ROI nhờ vào việc cá nhân hóa nội dung.
Có những cách khác nhau để phân khúc nhóm đối tượng của bạn khi sáng tạo personalized content. Công nghệ học máy (machine learning) và trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence hay AI) đã làm cho việc “khai thác” thông tin từ các khách hàng và người truy cập website trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sau đó, dựa trên cơ sở họ là ai trong các nhóm đối tượng bạn đã tạo, bạn có thể tối ưu hóa nội dung theo họ để giải quyết các vấn đề liên quan đến sở thích cá nhân (personal interest) và thói quen mua hàng (buying habit).
Trong tương lai, nếu các công ty muốn cải thiện tương tác và tăng trưởng việc kinh doanh, họ sẽ cần ưu tiên yếu tố cá nhân hóa. Dưới đây là một vài yếu tố nhân khẩu học (demographics) phổ biến được sử dụng để phân khúc đối tượng:
Vị trí (Location)
Sử dụng loại hình tiếp thị theo vị trí (location-based marketing), bạn có thể nhắm mục tiêu đến những khách hàng sống tại những khu vực cụ thể. Ví dụ, nếu cửa hàng của bạn có nhiều địa điểm, nhưng bạn chỉ có chương trình khuyến mãi ở tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể nhắm chọn đến những người mua hàng và khách truy cập web trước đó tại khu vực TP.HCM.
(Nguồn: Lifewire)
Vị trí của một người mua hàng còn cung cấp thêm các thông tin khác về họ, chẳng hạn như thời tiết hoặc mùa (season) mà họ hiện đang trải qua.
Tuổi tác (Age)
Biết được khách truy cập của bạn bao nhiêu tuổi sẽ giúp bạn có thêm insight về chân dung của họ dưới vai trò là người mua hàng. Ví dụ, những người mua hàng lớn tuổi hơn thường thích mua sắp tại cửa hàng. Vậy nên, các quảng cáo nhắm mục tiêu của bạn có thể khuyến khích họ đến tham quan cửa hàng trực tiếp trong khu vực họ sinh sống. Trong khi đó, các millennial, Gen Z và các thế hệ trẻ hơn lại thích mua sắm online, vậy nên bạn cần thúc đẩy họ “chốt đơn” thông qua website của mình.
(Nguồn: Aon Insights)
Giới tính (Gender)
Làm marketing dựa trên giới tính của khách hàng cũng có thể giúp thúc đẩy doanh số. Dù vậy, việc này không hề dễ dàng vì những mối quan tâm của nam giới và nữ giới có xu hướng trùng với nhau ngày càng nhiều trong thời buổi hiện nay.
(Nguồn: Yellow Brick Road)
Giai đoạn trong phễu bán hàng (Stage in the Sales Funnel)
Nhìn chung, có 5 giai đoạn chính trong hành trình mua hàng của một khách hàng:
- Nhận thức về thương hiệu (awareness).
- Bắt đầu quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ (interest).
- Đánh giá xem doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ không (assessment).
- Tương tác với website hoặc đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp (engage).
- Thực hiện mua hàng (purchase).
(Nguồn: Bitrix24)
Bằng cách theo dõi hành trình của họ trên website, bạn có thể cá nhân hóa cho những nội dung họ nhìn thấy khi họ ghé thăm lại website của mình tại từng giai đoạn. Mục tiêu ở đây là thúc đẩy họ di chuyển đến phần đáy phễu – nơi họ sẽ thực hiện hành vi mua và (hi vọng là) bắt đầu một mối quan hệ dài hạn với thương hiệu của bạn.
Hành vi mua (Purchase Behavior)
Với việc thấu hiểu được lịch sử mua hàng trước đây của người mua trên website của bạn, bạn có thể nhắm mục tiêu những nội dung mà họ nhìn thấy trong những lần truy cập tiếp theo. Bạn có thể “upsell” (bán thêm) những món phụ kiện cho sản phẩm họ đã mua trước đó, hoặc có thể giới thiệu đến họ những sản phẩm tương tự.
(Nguồn: Internet)
Nguồn traffic (Incoming Traffic)
Nếu bạn biết được một khách hàng đến website của bạn như thế nào, bạn có thể xác định được các mối quan tâm của họ để đưa ra những content phù hợp và có ý nghĩa với họ. Các từ khóa tìm kiếm cung cấp những insight rất tốt về những gì làm cho khách hàng bị bị kích thích, cũng như các dữ liệu thể hiện khách hàng được điều hướng đến trang của bạn từ social media page hay từ một website khác.
(Nguồn: Pace Communications)
5 loại Personalized Content
Giờ bạn đã biết được personalized content là gì và những yếu tố khác nhau có thể cân nhắc khi phân khúc đối tượng, hãy cùng xem qua những ví dụ thực tế và hiệu quả về những nội dung được cá nhân hóa để áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhé:
1. Các câu đố tương tác (Interactive Quizzes)
Mọi người đều bị kích thích bởi những câu đố có tính tương tác trên social media, và đây có thể là một công cụ content marketing vô cùng tuyệt vời. Bản chất tương tác được của những câu đố này cho phép người dùng cá nhân hóa nội dung được thể hiện đến họ. Đơn vị truyền thông BuzzFeed nổi tiếng với việc tạo ra những loại hình câu đố như thế và sử dụng chúng để thúc đẩy sự tương tác tới website của họ hay các website của những nhà tài trợ.
Thậm chí các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng có thể thúc đẩy lead và tỉ lệ tương tác bằng cách tạo ra những câu đố vui nhộn. Có những phần mềm cho phép bạn dễ dàng tạo ra những câu đố độc đáo và cá nhân hóa của riêng mình, chẳng hạn như Interact, Outgrow, Typeform… Các phần mềm này có những chức năng và chi phí khác nhau, vậy nên hãy tìm hiểu về các tính năng và lựa chọn hiện có để sử dụng một công cụ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
2. Các quảng cáo nhắm chọn lại (retargeted ads) trên social media
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook đã biến việc phân phối các nội dung cá nhân hóa đến đối tượng mục tiêu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khi bạn tạo ra các bài đăng trên page, bạn có thể thúc đẩy các thông điệp này được truyền tải đến các đối tượng mục tiêu cụ thể dựa trên nhiều tiêu chí nhân khẩu học đa dạng như tuổi, giới tính, vị trí và cùng với những mối quan tâm nhất định.
(Nguồn: AdRoll)
Bạn cũng có thể nhắm chọn lại những khách hàng hoặc đối tượng hiện tại đã ghé thăm website của mình trước đó. Facebook đã chia sẻ rawnfgm “Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng tính năng retargeting để tìm kiếm những người đã ghé thăm cửa hàng của bạn trước đó, hoặc nếu bạn đã thu thập thông tin liên hệ của khách hàng thông qua một hệ thống CRM, thì bạn có thể tạo ra một danh sách để tiếp cận đến những người này bằng quảng cáo.”
Retargeting là một cách tuyệt vời để có được cơ hội bán hàng thứ 2 cho những khách truy cận gần đây.
3. Các ứng dụng bản đồ dựa trên định vị GPS (GPS-Based Map Apps)
Các ứng dụng bản đồ có thể theo dõi được vị trí (trackable map app) là một cách tuyệt vời để nhắm mục tiêu đến các người dùng dựa trên địa điểm. Các bản đồ này có thể tiếp cận những người dùng với những mối quan tâm cụ thể – chẳng hạn như những người đang tìm kiếm nhà hàng món chay ở gần họ, những đường chạy bộ tuyệt nhất tại địa phương hoặc giá cả đổ xăng ở gần đó – hoặc có thể là những bản đồ tổng quan hơn sử dụng hằng ngày.
Có hơn 1 tỷ người dùng Google Maps mỗi tháng. Bên cạnh việc đưa ra chỉ đường cho những nơi mà các cá nhân muốn đến, nó cũng đưa ra các gợi ý về nhà hàng, trạm xăng, cửa hàng mua sắm dựa trên vị trí và sở thích của họ.
4. Game hóa (Gamification)
Nhiều công ty sử dụng các trò chơi vui nhộn, có tính tương tác để thu thập dữ liệu về khách hàng. Thông tin này có thể được khai thác để hiểu rõ hơn về các khách hàng của bạn và thúc đẩy sự tương tác của họ với thương hiệu. Ngoài ra có một lợi ích nữa với cách làm này, đó là: Mọi người đều yêu thích các trò chơi. Người dùng có khả năng sẽ gắn kết sự thích thú này với công ty của bạn.
Dưới đây là một số ví dụ.
SEMrush đã tung ra 3 trò chơi trong những năm gần đây vào những kỳ nghỉ, nhưng chúng vẫn mang traffic về suốt trong cả năm:
Keyword Kombat 2020
https://www.semrush.com/blog/keyword-kombat-winter-holidays/
Keyword Kombat: Movie Edition
https://www.semrush.com/blog/keyword-kombat-movie-edition/
Keyword Kombat: Winter Sports Edition
https://www.semrush.com/blog/keyword-kombat-winter-sports-edition/
Trong những năm gần đây, Coca Cola đã sử dụng các trò chơi có lồng ghép yếu tố thương hiệu (branded game) để cung cấp cho khách hàng các phần thưởng và thu thập thông tin về người dùng để nhắm mục tiêu họ tốt hơn. “Crabs and Penguins” là một trò chơi có cốt truyện với các cấp độ để mở khóa nhằm xây dựng một mối quan hệ dài hạn với các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Câu chuyện của trò chơi xoay quanh một chú cua nhỏ bắt đầu một cuộc hành trình tuyệt vời để mang niềm vui (“happiness”) đến cho cộng đồng của mình. Ý tưởng này rất phù hợp với slogan của thương hiệu Coca Cola, đó là: “Share happiness.”
(Nguồn: Internet)
Trong khi đó, ở thị trường Hồng Kông, Coca Cola đã cho ra mắt một ứng dụng miễn phí của thương hiệu mang tên “Shake It” cho các đối tượng tuổi teen. Trong khung thời gian quảng cáo được phát cùng với một số thời điểm cụ thể, họ được yêu cầu mở ứng dụng lên và lắc điện thoại của mình để mở khóa các phần thưởng từ Coca Cola và các đối tác.
(Nguồn: Internet)
Bạn không cần phải là một tập đoàn toàn cầu như Coca Cola mới có thể sử dụng chiến lược game hóa. Các doanh nghiệp nhỏ hơn không nên cảm thấy bị sợ hãi trước những công nghệ cần trang bị để bổ sung thêm yếu tố “game” vào trong bộ công cụ marketing của mình.
5. Các email cá nhân hóa (Personalized Emails)
Trong email marketing, bằng cách phân khúc các đối tượng của mình, bạn có thể nhắm mục tiêu những người theo dõi nhận tin (subscriber) bằng các chiến dịch email cụ thể. Những content được “đo ni đóng giày” này có khả năng thúc đẩy khách hàng đến website của bạn cao hơn.
Ứng dụng streaming nhạc Spotify nổi tiếng với những email cá nhân hóa nhằm khuyến khích người dùng đăng nhập vào tài khoản của họ. Công ty hiện đang sở hữu hàng tỉ thông tin về sở thích âm nhạc của người dùng và sử dụng nó để chia sẻ các playlist nhạc được cá nhân hóa qua email.
Thực tế, vào mỗi tuần, Spotify đều gửi người dùng một “Discover Weekly Playlist” dựa trên những gì mà họ đã nghe, thích hoặc không thích. Email này giúp thu hút lại người dùng và khiến họ đăng nhập lại vào ứng dụng một lần nữa.
(Nguồn: Internet)
Có thêm yếu tố cá nhân hóa sẽ tăng khả năng người nhận thư mở email của bạn, và đây cũng là cách làm mà các doanh nghiệp nhỏ có thể thực hiện. Ví dụ, khi gửi các thư điện tử cho những đối tượng trong danh sách email, bạn có thể cá nhân hóa nó bằng cách đưa tên của người nhận xuất hiện trong dòng tiêu đề.
Mọi người đều thích sự cá nhân hóa!
Khi content marketing phát triển, cá nhân hóa chính là chìa khóa để thúc đẩy tương tác trên website của bạn. Thông qua việc tạo ra những content được “đo ni đóng giày” cho khách truy cập, bạn có khả năng chuyển đổi việc lướt web của họ thành những dòng tiền chảy về cho doanh nghiệp. Thực tế, nhiều người mua sắm cảm thấy khó chịu nếu trải nghiệm online không phản ánh được những sở thích của họ và có khả năng họ sẽ chuyển sang đối thủ của bạn nếu họ không thấy họ nhận được sự cá nhân hóa nào từ thương hiệu của bạn.
Bạn có thể sử dụng thêm các công cụ Content Marketing để hỗ trợ cho việc tối ưu những nội dung cá nhân hóa mà khách hàng muốn nhìn thấy. Ngoài ra, bạn cũng nên phân tích các content của đối thủ, khám phá xem chủ đề hay định dạng thể hiện của họ ra sao để tìm cảm hứng và sáng tạo nên những content mạnh mẽ cho riêng mình.
Ý kiến của bạn