Outlet được hiểu là khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các khách sạn, góp phần đem lại trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho khách hàng và tăng doanh thu ở mức “khủng” cho khách sạn. Cùng tìm hiểu cụ thể outlet là gì và các outlet phổ biến thuộc khối F&B thông qua bài viết sau bạn nhé.
Outlet là gì?
Outlet là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm tồn kho, hàng giảm giá. Khách hàng sẽ mua trực tiếp tại cửa hàng outlet mà không qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Trong lĩnh vực khách sạn, outlet được hiểu là khu vực kinh doanh dịch vụ ẩm thực như nhà hàng, quầy bar, quán cà phê…trực thuộc bộ phận F&B. Đối tượng phục vụ của outlet F&B không nhất thiết là khách đang lưu trú tại khách sạn mà có thể là khách bên ngoài. Thực khách có thể dùng bữa tại bàn hoặc có thể mang đi.
Outlet là hình thức kinh doanh dịch vụ F&B trong các khách sạn. (Ảnh: Internet)
Phân loại outlet thuộc khối F&B trong khách sạn
Có những outlet nào trong khách sạn? Tùy thuộc vào quy mô và định hướng mà mỗi khách sạn có thể có một hoặc nhiều outlet. Người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý outlet là outlet manager. Thông thường, sẽ có các loại hình outlet phổ biến trong khách sạn như sau:
Restaurant
Restaurant (nhà hàng) được biết đến là mô hình kinh doanh ẩm thực phổ biến nhất tại các khách sạn. Một khách sạn có thể có nhiều nhà hàng với các loại hình ẩm thực khác nhau như nhà hàng món Âu, nhà hàng chuyên món Á, nhà hàng chuyên buffet… được bố trí tại khu vực riêng, bao gồm các cấp quản lý, nhân viên phục vụ… Outlet này chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc F&B.
Nhà hàng buffet – loại hình outlet quen thuộc trong khách sạn 5 sao. (Ảnh: Internet)
Bar
Bar cũng là mô hình outlet được khách hàng ưa chuộng, chuyên phục vụ các loại thức uống có cồn trong khách sạn như rượu mạnh, cocktail…Tại khách sạn, mô hình bar đa dạng, được bố trí ở nhiều vị trí khác nhau như tại hồ bơi (pool bar) hay sân thượng (rooftop bar). Thời gian hoạt động của bar trong một khung giờ nhất định và người đủ điều kiện để tham gia bar phải trên 18 tuổi.
Pub
Pub trong khách sạn cũng là một mô hình outlet gần giống với bar. Tuy nhiên, bar là hình thức phục vụ thức uống có cồn mạnh, còn pub chỉ phục vụ chủ yếu là bia và thức uống không cồn kèm theo đồ ăn nhẹ. Không gian ở pub thường sôi động và náo nhiệt với đủ các thể loại âm nhạc, được quy định khung giờ hoạt động nhưng không giới hạn về độ tuổi.
Lounge
Lounge là hình thức kinh doanh thức uống có cồn và không cồn, đây là sự kết hợp hài hòa giữa quán bar, pub và quán cà phê. Đến với lounge, khách hàng sẽ cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu và tìm thấy được không gian riêng tư vừa đủ cho mình khi không quá náo nhiệt và sôi động như ở bar và cũng không trầm lắng, yên tĩnh như ở các quán cà phê.
Coffee shop
Thêm một loại hình outlet phổ biến nữa trong khách sạn chính là coffee shop. Đây là các cửa hàng phục vụ nước uống, chủ yếu là các loại cà phê. Coffee shop được đặt ngay tại tầng 1, gần khu vực sảnh – nơi có nhiều khách hàng qua lại để dễ dàng phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Coffee shop hầu như có thời gian hoạt động liên tục trong 24 giờ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong suốt quá trình lưu trú.
(Ảnh: Internet)
Cafeteria
Loại hình outlet quan trọng khác trong khách sạn chính là cafeteria. Đây là loại hình kết hợp không gian gần giống quán cà phê và cách thức phục vụ như nhà hàng buffet. Tại đây, khách hàng sẽ được thưởng thức các loại thức ăn nhẹ kèm đồ uống tùy chọn. Sau khi thanh toán hóa đơn, thực khách tùy chọn vị trí ngồi theo sở thích của mình.
Trên đây là một số loại hình outlet thường thấy ở một khách sạn, resort. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải khách sạn nào cũng bao gồm tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực này mà tùy thuộc vào quy mô, tiêu chuẩn của khách sạn để phân bổ và bổ sung thêm loại hình outlet phù hợp.
Có thể nói, outlet là loại hình kinh doanh dịch vụ ẩm thực hấp dẫn, mang đến trải nghiệm phong phú cho khách hàng khi lưu trú tại khách sạn. Hiện nay, các khách sạn cao cấp đều áp dụng các loại hình outlet này để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng cho khách trong những lần lưu trú tiếp theo.
Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ outlet là gì chưa? Nếu bạn muốn tổ chức và xây dựng các mô hình outlet cho khách sạn của mình hiệu quả, đừng ngần ngại tham gia ngay khóa học Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng tại Hướng Nghiệp Á Âu. Chúc bạn kinh doanh thành công với các loại hình outlet này!
Ý kiến của bạn