Nước tương là loại nước chấm quen thuộc được nhiều người sử dụng cho các bữa ăn của nhà mình, nó thân quen đến đỗi trên kệ bếp của mọi nhà không thể không hiện diện một chai nước chấm này. Chính vì quá quen thuộc nên đôi khi chúng ta không cần tìm hiểu xem nước tương là gì, có nguồn gốc từ đâu và làm bằng gì.
Loại nước chấm này, có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một thành phần quan trọng để tạo hương vị và được sử dụng phổ biến trong ẩm thực châu Á nhất là khu vực Đông Á và Đông Nam Á, như: Ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản, ẩm thực Philippines, ẩm thực Triều Tiên… Trong những năm gần đây, nước tương cũng xuất hiện trong một số món ăn của ẩm thực phương Tây, đặc biệt là một thành phần của nước chấm Worcestershire.
Nước tương là gì?
Nước tương còn có tên gọi khác là xì dầu hay tàu vị yểu, là chất lỏng màu nâu có vị mặn, được sử dụng để tạo gia vị khi nấu ăn hay làm nước chấm. Nước tương được lên men từ hạt đậu nành nguyên vẹn và có nguồn gốc rất lâu đời. Khi công nghệ bắt đầu phát triển, nước tương còn được sản xuất theo phương pháp thủy phân acid. Tuy nhiên, dù được chế biến bằng phương pháp nào đi nữa, nước tương ngon và chất lượng phải đảm bảo được mùi vị đặc trưng của đậu nành, có độ sánh vừa phải.
Nước tương là loại nước chấm không thể thiếu và gắn liền với bữa cơm của gia đình
người Việt (Nguồn: Internet)
Nước tương được tạo ra như thế nào?
Để tạo ra nước tương ngon, nhất định phải sử dụng đậu nành được lên men tự nhiên 100%. Bởi vì phương pháp này không những lưu giữ được vị ngon tinh túy của hạt đậu nành, mà còn an toàn với sức khỏe.
Công đoạn để làm ra nước tương phải trải qua 6 bước, từ khâu chọn nguyên liệu, tiệt trùng đậu nành và lúa mì, đến việc đem ủ mốc, chờ cho các hỗn hợp đậu nành và lúa mì được lên men tự nhiên trong thời gian 3 – 6 tháng, sau đó đem trích ly, thanh trùng và phối trộn với các thành phần nguyên liệu khác để cho ra một chai nước tương đúng chuẩn, đậm đà vị tự nhiên của hạt đậu nành. Khâu quan trọng nhất trong quá trình trên là khâu ủ mốc và lên men. Để có thể chắt chiu được hương vị của thiên nhiên, đậu nành phải được đem ủ để lên men bằng chủng nấm tự nhiên hoàn toàn.
Nước tương có phải là dầu hào không?
Đây là câu hỏi của khá nhiều người về 2 loại này, nước tương và dầu hào là hoàn toàn khác nhau. Dầu hào là một loại nước xốt sền sệt màu nâu sẫm, được chiết xuất từ những con hàu hoặc được làm theo kiểu công nghiệp với các nguyên liệu như nước, muối, đường, chất điều hương vị, hương hàu tổng hợp.
Trong khi, nước tương làm từ hạt đậu nành lên men, nước tương lỏng hơn và không đặc sánh như dầu hào. Chỉ nhìn về mặt thành phần và hình thức như vậy cũng đã biết được 2 loại này không liên quan gì nhau.
Nước tương được sử dụng làm nước chấm hoặc để ướp các nguyên liệu và có thể
dùng cho ăn chay (Nguồn: Internet)
Muốn sử dụng nước tương an toàn cho sức khỏe bạn cần lựa chọn nước tương có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định về chất lượng. Và nên chọn những lọa nước tương không chứa chất bảo quản và được lên men tự nhiên để cảm nhận được vị ngon, ngọt tự nhiên của loại nước chấm, gia vị này.
Để bảo quản nước tương, khi mua về bạn nên bảo quản nơi râm mát, tránh bị nắng chiếu trực tiếp. Nếu chai nước tương đã mở nắp mà không được lưu giữ nơi có nhiệt độ thấp sẽ bị đắng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết lần này đã giúp các bạn hiểu hơn về loại nước tương quen thuộc và sử dụng chúng một cách hợp lý để đảm bảo những bữa cơm ngon và an toàn cho cả gia đình.
Nhục đậu khấu là gì? Có công dụng và lợi ích gì ? Chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người khi nghe nhắc đến cái tên này. Có vẻ như, nhục đậu khấu còn khá lạ lẫm với rất nhiều người. Mời bạn theo dõi trang thông tin của Hướng Nghiệp Á Âu mỗi ngày để cập nhật cho mình nhé!
Ý kiến của bạn