Khế là nguyên liệu dễ kiếm, quen thuộc nhưng nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên lắm vì loại quả này được dùng pha chế ra loại nước ép cực ngon và bổ dưỡng từ cách làm nước ép khế dưới đây. Cùng Hướng Nghiệp Á Âu tham khảo ngay nhé.
Theo các nghiên cứu khoa học, nước ép khế chứa nhiều loại vitamin khác nhau (vitamin A, C, B1, B2, B3, B6…) cùng các dưỡng chất quan trọng (protein, lipid, glucid, sắt, kẽm…) và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Khế còn chứa axit có nguồn gốc tự nhiên như axit tartric, axit succini, axit citric… Với công dụng làm đẹp da, trị mụn, giảm cân, đây là loại nước giúp tăng cường thị lực, tăng cường miễn dịch, tốt cho tim, phòng ngừa và chữa rụng tóc hay hạ sốt, giảm đau đầu, lợi tiểu, chống táo bón, giải rượu, bia hiệu quả.
Nguyên liệu làm nước ép khế
- 70ml nước ép khế (từ 2 – 3 quả khế xanh)
- 30ml nước đường phèn
- 20ml siro chanh dây
- 10ml siro tắc
- 20 gram thyme
- Đá viên
- Dụng cụ: ly, bình thủy tinh, bình shaker (bình lắc), bar muddle (chày dầm pha chế), máy ép trái cây
Hướng dẫn cách làm nước ép khế
Bước 1: Rửa sạch khế, cắt bỏ hai đầu cùng phần rìa của các cạnh khế, cho vào máy ép trái cây và ép lấy nước, loại bỏ hạt, phần bã.
Những nguyên liệu cần thiết khi pha chế nước ép khế
Bước 2: Dùng khoảng 70ml nước ép khế cho vào ly, cho tiếp 30ml nước đường phèn + 20ml siro chanh dây + 10ml siro tắc vào.
Bước 3: Cho khoảng 20 gram thyme vào ly nước ép, sử dụng bar muddle và dầm nhẹ để các tinh dầu thyme hòa lẫn vào nước ép.
Bước 4: Thêm đá viên vào ly, cho vào bình lắc, lắc đều và mạnh, cuối cùng đổ ra ly, trang trí và thưởng thức ngay hoặc cho vào chai thủy tinh có nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng uống dần.
Khi đổ nước ép vào chai thủy tinh, bạn lưu ý đổ phần nước đầy đến kín miệng chai nhằm giảm thiểu tối đa lượng không khí trong chai, tránh oxy hóa. Một bí quyết khi pha chế nước ép là bạn nên cho siro chanh, tắc vào (hoặc nước ép của các loại quả có hàm lượng vitamin C, citric acid và các chất chống oxy hóa dồi dào) để tăng hương vị cho thức uống, tránh cho nước ép bị mất chất dinh dưỡng và nhất là giữ được màu đẹp (chống thâm) trong suốt quá trình bảo quản.
Nên bảo quản nước ép khế như thế nào?
Nước ép khế được bảo quản tốt nhất ở nơi tránh tiếp xúc với nhiệt độ và ánh sáng. Hãy nhớ, nước ép thường bị oxy hóa nhanh hơn các loại quả, trái cây dạng nguyên. Khi ép thành nước, thành phần tế bào của trái cây bị phá vỡ, các dưỡng chất dễ dàng tiếp xúc với không khí, nhiệt độ và ánh sáng, làm giảm chất lượng dinh dưỡng của nước ép. Bạn cũng nên nhớ, nước ép khế sau pha chế không nên bảo quản quá lâu, tốt nhất là nên ép vào buổi sáng và uống trong ngày, đảm bảo độ tươi, ngon, bổ dưỡng của thức uống.
Những người đang đói hoặc bị bệnh dạ dày không nên sử dụng vì dễ dẫn đến cảm giác cồn cào, xót ruột, buồn nôn thậm chí là gây đau do dạ dày co thắt. Những người mắc bệnh về thận cũng không nên dùng loại nước ép có chứa nhiều axit oxalic này.
Từ những hướng dẫn trên, nắm bắt cách pha chế nước ép khế không hề khó đúng không nào? Tuy nhiên, để hương vị thơm ngon khác biệt so với những người pha chế khác cũng cùng công thức thì không phải là điều dễ dàng đâu nhé, cần có bí quyết và phương pháp mà bạn phải học cả đấy. Không chỉ về các loại nước ép có hương vị độc đáo, đặc trưng riêng không nơi nào có được, học pha chế tại Hướng Nghiệp Á Âu còn giúp bạn biết cách làm ra đủ các loại thức uống khác nhau và cách sáng tạo nên những công thức mới, hấp dẫn và thu hút.
Ngoài ra bạn đừng bỏ qua cách làm nước ép bí đao bổ dưỡng hãy lưu lại để có thể tự tay pha chế ly nước ép an toàn tại nhà cho bản thân và chiêu đãi gia đình mình vào dịp cuối tuần nhé.
Chúc các bạn thành công!
Ý kiến của bạn