Niacnamide là gì? Không phải ngẫu nhiên mà niacinamide chiếm trọn tình cảm của hàng triệu tín đồ skincare trên thế giới và được ca ngợi như hoạt chất vàng trong ngành mỹ phẩm chăm sóc da. Nếu lướt xem video gần đây từ các beauty blogger, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy niacinamide luôn là chủ đề được quan tâm. Vậy niacinamide là gì và cách sử dụng ra sao trong quy trình chăm sóc da hằng ngày? Cùng tham khảo một số lời khuyên sau từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu nhé.
Niacinamide đem lại nhiều công dụng, đặc biệt với da mụn hoặc xuất hiện dấu hiệu
lão hóa (Nguồn ảnh: Internet)
Được đánh giá là đa công dụng và hầu như không có tác dụng phụ đáng kể, niacinamide trở thành thành phần nên có trong routine chăm sóc da mỗi ngày nếu bạn gặp các vấn đề về da như đổ dầu nhiều, không đều màu, xuất hiện nếp nhăn, mụn… Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần biết cách kết hợp thêm một vài hoạt chất khác. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cụ thể điều đó.
Niacinamide là gì?
Niacinamide (tên gọi khác là nicotinamide) là một isotype amid hòa tan trong nước của vitamin B3, trong khi đó niacin (nicotinic acid) là isotype acid tương ứng của vitamin B3.
Niacinamide có thể được bổ sung bằng cả đường thoa và uống (Nguồn ảnh: Internet)
Loại vitamin này không có sẵn trong cơ thể người nhưng bạn có thể bổ sung bằng đường ăn uống hoặc thoa trực tiếp vào da. Trong sản phẩm dưỡng da, niacinamide được khen ngợi bởi đem lại nhiều tác dụng và ít gây kích ứng.
Cơ chế hoạt động của niacinamide
Niacinamide đóng vai trò là tiền chất của coenzyme NADH và NADPH. Các coenzyme này chịu trách nhiệm thúc đẩy trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho tế bào để thực hiện các chức năng, bao gồm những quá trình quan trọng như sửa chữa DNA và thay đổi tế bào.
Tác dụng của niacinamide là gì?
Phục hồi màng bảo vệ da
Niacinamide kích thích sản xuất ceramide – nguyên liệu cấu thành nên hàng rào bảo vệ da, giúp bảo vệ da khỏi ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài và thất thoát độ ẩm.
Niacinamide hỗ trợ tăng sinh ceramide, củng cố sức mạnh cho hàng rào bảo vệ da
(Nguồn ảnh: Internet)
Giảm tiết dầu
Nghiên cứu của Draelos và cộng sự đã chỉ ra rằng niacinamide 2% có thể hỗ trợ giảm tình trạng đổ dầu trên da. Còn nghiên cứu của Biedermann và cộng sự cũng cho thấy niacinamide 4% có thể giảm tổng lượng bã nhờn.
Hỗ trợ điều trị mụn
Niacinamide không phải chất làm tiêu cồi mụn, mà chỉ hỗ trợ điều trị mụn. Với đặc tính kháng viêm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giảm tiết dầu thừa nên sẽ thúc đẩy quá trình điều trị mụn diễn ra tốt hơn.
Dùng đúng cách, niacinamide có thể hỗ trợ cải thiện
tình trạng mụn (Nguồn ảnh: Internet)
Cải thiện tình trạng tăng sắc tố da
Trong một nghiên cứu năm 2011 của Josefina Navarrete-Solis và cộng sự, phương pháp điều trị bằng niacinamide 4% cho thấy có hiệu quả trong điều trị nám (44% người tham gia thấy cải thiện rõ rệt), tuy nhiên kém hơn hydroquinone 4% (55% người tham gia có cảm nhận tương tự).
Loại bỏ nếp nhăn
Chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng xóa nếp nhăn của niacinamide. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu năm 2004 của Bissett và cộng sự trên 50 phụ nữ (da trắng, độ tuổi 40 – 60) bôi kem dưỡng ẩm chứa niacinamide 5% trên nửa mặt và bên còn lại không có. Kết quả là bên bôi niacinamide có cải thiện đáng kể về nếp nhăn và đốm tăng sắc tố so với nửa còn lại.
Có nghiên cứu cho thấy niacinamide cải thiện nếp nhăn trên da (Nguồn ảnh: Internet)
Chống lão hóa bằng đường uống
Đối với đường uống, nghiên cứu của Oblong và cộng sự vào năm 2001 cho thấy niacinamide có khả năng kích thích tăng trưởng collagen (54%), protein (41%) và số lượng tế bào mới (20%) khi so với mẫu thử không được bổ sung niacinamide. Điều này chứng tỏ niacinamide có tác động tích cực đến làn da lão hóa và bị ảnh hưởng bởi tia UV.
Hướng dẫn sử dụng niacinamide đúng cách
Sinh lý con người vô cùng đa dạng nên không thể khẳng định niacinamide 100% không gây kích ứng. Vẫn có người dị ứng với hoạt chất này. Vì thế, hãy bắt đầu bằng nồng độ thấp (4 – 5%) và luôn patch test ở vị trí khác trước khi thoa toàn mặt (cần vệ sinh da sạch sẽ).
Người mới sử dụng niacinamide nên bắt đầu ở nồng độ thấp, có patch test trước
(Nguồn ảnh: Internet)
Theo bác sĩ da liễu Angelo Landriscina (New York), với nồng độ niacinamide cao đến 10 – 20%, nên dùng sản phẩm 1 lần/tuần, sau đó nâng dần lên 3 lần/tuần.
Sản phẩm chứa niacinamide
Sau khi đã hiểu niacinamide là gì và cách sử dụng, hãy cùng điểm danh một số sản phẩm chứa niacinamide được yêu thích trên thị trường.
The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1%
Sản phẩm cực kỳ phổ biến với những bạn muốn trải nghiệm niacinamide do giá thành rẻ, dễ mua. Tuy nhiên, nồng độ 10% tương đối cao nên cần patch test kỹ lưỡng để tránh bị kích ứng.
The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% (Nguồn ảnh: Internet)
Paula’s Choice Clinical Niacinamide 20% Treatment
Sản phẩm này từ nhà Paula’s Choice được giới thiệu với công dụng cải thiện kích thước lỗ chân lông, giúp da mềm mịn và rạng rỡ hơn, giảm tăng sinh bã nhờn…
EltaMD AM Therapy Facial Moisturizer
Kem dưỡng này chứa niacinamide 4% giúp điều tiết bã nhờn và tái tạo bề mặt da sần sùi, BHA tự nhiên từ nước vỏ cây liễu trắng giúp lấy đi dầu thừa trong lỗ chân lông, ascorbyl palmitate ngăn lão hóa…
Stratia Liquid Gold
Stratia Liquid Gold là loại kem dưỡng giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da khỏe hơn với niacinamide 4%, acid béo, cholesterol và ceramide.
Stratia Liquid Gold (Nguồn ảnh: Internet)
Stratia Rewind
Đây là loại serum chứa niacinamide 5% và 2,5% dimethylaminoethanol (DMAE), giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ phục hồi da. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa thành phần cấp ẩm tốt như hyaluronic acid và chiết xuất hạt me.
InstaNatural Niacinamide Serum:
Sản phẩm chứa niacinamide 5% giúp điều tiết bã nhờn, kháng viêm, hyaluronic acid giúp cấp ẩm cho da, vitamin E chống oxy hóa nhẹ, làm mềm da…
Thông tin thêm về niacinamide
Thứ tự layer khi kết hợp niacinamide với các chất khác
Niacinamide và AHA/BHA
“Có nên dùng niacinamide với BHA không?” là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Thực chất, niacinamide hoạt động ổn định ở độ pH tầm 5 – 5.5, AHA và BHA hoạt động tốt ở độ pH 3 – 4.
AHA, BHA + niacinamide là combo hiệu quả đối với làn da mụn
(Nguồn ảnh: Internet)
Do đó, nên ưu tiên AHA/BHA trước niacinamide, cách nhau tầm 2 – 3 phút. Nếu AHA/BHA ở dạng lotion, serum, ampoule thì niacinamide nên ở dạng serum, kem, gel (không nên dùng niacinamide có kết cấu lỏng hơn).
Niacinamide và vitamin C
Nhiều ý kiến cho rằng niacinamide kết hợp với vitamin C sẽ làm mất tác dụng lẫn nhau, thậm chí tạo ra niacin (phái sinh khác của vitamin B3) gây kích ứng. Tuy nhiên, theo bài viết “Can Niacinamide and Vitamin C Be Used Together?” trên paulaschoice.com, các nghiên cứu đầu những năm 1960 về chủ đề trên đều dựa trên hình thức không ổn định của hai chất, còn trong mỹ phẩm tiên tiến ngày nay thì chúng đã có dạng ổn định hơn.
Nếu chưa thật sự an tâm, có thể chọn các phái sinh khác của vitamin C khi muốn kết hợp chung niacinamide (Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra, vấn đề trên thường chỉ xảy ra với vitamin C nguyên chất dạng L-ascorbic acid, chứ không phải magnesium ascorbyl phosphate, tetrahexyldecyl ascorbate và ascorbyl glucoside.
Niacinamide và peptide
Niacinamide là chất chống oxy hóa khá mạnh nên giữa niacinamide và peptide cần có khoảng thời gian sử dụng cách ra.
Niacinamide và retinol
Thoa niacinamide dạng mỏng nhẹ trước, sau đó đợi một chút rồi thoa retinol kết cấu đặc hơn. Hoặc nếu thứ tự và kết cấu ngược lại thì cũng cần có thời gian chờ đợi giữa hai chất.
Niacinamide và hydrator (hyaluronic acid, glycerin, ceramide…)
Thoa mỏng trước, dày sau.
Niacinamide có đẩy mụn không?
- Mặc dù được đánh giá là an toàn khi sử dụng ở nồng độ 2 – 5%, một vài người vẫn bị kích ứng bởi niacinamide. Tuy nhiên, đó không được xem là hiện tượng purging như khi dùng BHA.
Niacinamide vẫn có khả năng khiến da nổi mụn
(Nguồn ảnh: Internet)
Niacinamide có trị thâm không?
- Niacinamide có công dụng ức chế quá trình giải phóng melanin trong melanosome lên lớp thượng bì, tức chỉ tác động đến khâu cuối cùng của quá trình tăng sinh tổng hợp melanin. Do đó, cần kết hợp thêm nhiều chất khác.
Qua bài viết về chủ đề niacinamide là gì từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu, ắt hẳn bạn đã hiểu được sự đa năng và cách kết hợp hoạt chất này với các chất khác trong quá trình skincare hằng ngày. Mặc dù khả năng bị kích ứng bởi niacinamide là tương đối thấp nhưng bạn vẫn cần patch test kỹ lưỡng để xem có thật sự hợp với da mình không nhé.
*Bài viết có tham khảo thông tin từ Call Me Duy, Wikipedia, Paula’s Choice…
Ý kiến của bạn