Được xem là một loại sản phẩm an toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên với nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhãn nhục thường xuất hiện trong các món ăn vặt, các món canh, món chè, món hầm của nhiều hộ gia đình. Vậy nhãn nhục là gì? Nhãn nhục có công dụng thế nào? Ăn nhiều nhãn nhục có gây hại cho sức khỏe hay không? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu về loại thực phẩm này nhé!
Như các bạn đã biết, nhãn là loại trái cây vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Nhãn có thể sử dụng ăn trực tiếp hoặc sơ chế thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn khác, trong đó có nhãn nhục. Nhãn nhục là loại thực phẩm bổ dưỡng, thường được dùng trong các món như: Chè hạt sen nhãn nhục, chè nhãn nhục đường phèn, chè nhãn nhục táo đỏ… để giúp thanh mát, giải nhiệt cơ thể.
Nhãn nhục còn có tên gọi khác là “á lệ chi” hay “lệ chi nô”, thường được dùng để nấu
chè hoặc các món tàu hũ (Nguồn: Internet)
Nhãn nhục là gì?
Nhãn nhục hay còn được gọi là long nhãn, chính là sản phẩm được tạo thành từ quá trình sơ chế và sấy khô cùi nhãn. Nhãn nhục sau khi được sơ chế, được sử dụng để làm thuốc, nấu chè hoặc ăn trực tiếp… Để làm ra nhãn nhục, bạn phải chọn loại nhãn tươi, đã chín, cùi dày, ráo nước. Sau đó, đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40 – 50 độ C đến khi lắc quả phát ra tiếng kêu. Tiếp theo, mang nhãn ra, bóc vỏ lấy cùi và sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C (độ ẩm dưới 18%), cầm không dính tay là được. Nhãn nhục đã được chế biến nhưng để tránh trường hợp để lâu sẽ dẫn đến hư hại bạn nên đem chưng cách thủy khoảng 3 giờ, sau đó sấy lại đến khi nhãn gần khô.
Công dụng của nhãn nhục
Nhãn nhục là một vị thuốc quý, được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như giữ nguyên múi, nấu thuốc, nghiền làm thuốc hoàn… nhằm: Chống biếng ăn, bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ các vấn đề về tim mạch, bổ máu, chống chảy máu dưới da, chữa mất ngủ, ngủ mê man, giảm trí nhớ… Thành phần dinh dưỡng trong nhãn nhục gồm có: 0,85% nước, 29,91% glucose, 0,22 sacharose, 1,26% acid tartaric, còn lại là saponin, chất béo, tannin và các chất khác. Những hàm lượng này rất có lợi cho sức khỏe như:
– Ngăn ngừa thiếu máu, chữa mất ngủ.
– Dùng cho người kén ăn, trục trặc về tiêu hóa, da xanh tái.
– Dùng trong các trường hợp tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, đau lưng mỏi gối.
– Những người bị thiếu máu, chảy máu dưới da. Theo Đông y, nhãn nhục có các công dụng nhưu: Khử độc, dưỡng huyết, an thần, ích trí, liễm hãn, khai vị, ích tỳ, đại bổ âm huyết, bổ tâm, tỳ, dưỡng huyết, an thần…
Với những công dụng như thế, nhãn nhục là sản phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của con người. Theo các bác sĩ, nhãn nhục là vị thuốc có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị nóng, nổi nhiều mụn nhọt, mẩn ngứa, khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu. Thêm nữa, nhãn nhục là sản phẩm sấy khô nguyên chất ở nhiệt độ cao, chính vì thế sẽ có hàm lượng đường rất cao. Đối với những người tiểu đường, béo phì, cao huyết áp thì không nên sử dụng quá nhiều nhãn nhục.
Đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai nếu sử dụng nhãn nhục sẽ làm cho các triệu chứng thai nghén thêm trầm trọng, nhưng sau khi sinh con, phụ nữ có thể sử dụng nhãn nhục để hầm gà, hầm thuốc tẩm bổ, sẽ giúp phục hồi thể trạng và tinh thần rất tốt. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có 2 mặt lợi và hại, vì thế bạn nên sử dụng đúng liều lượng và cần tìm hiểu xem có phù hợp với thể trạng hay không, để phát huy tối đa công dụng của thực phẩm đó.
Nhãn nhục sẽ là phát huy công dụng của nó là một liều thuốc an thần, bổ dưỡng cho sức khỏe nếu như bạn biết cách phối hợp và sử dụng hợp lý. Trong nấu ăn, bên cạnh các loại dầu như: Dầu oliu, dầu bắp, dầu hướng dương… dầu mè là loại dầu thực vật được nhiều người biết đến với vô vàn lợi ích tốt. Vậy, bạn đã biết cách sử dụng dầu mè trong nấu ăn, nếu chưa thì xem ngay hướng dẫn của Hướng Nghiệp Á Âu nhé.
Ý kiến của bạn