Không còn bị xem là nghề tay trái hay công việc làm thêm để kiếm thu nhập, trải qua chặng đường hội nhập và phát triển vài thập kỷ, nghề pha chế tại Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế. Người học và làm nghề pha chế có môi trường đào tạo bài bản, cơ hội việc làm phong phú và khả năng thăng tiến rộng mở.
Quan niệm về nghề pha chế đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực
Pha chế là nghề thuộc nhóm ngành Dịch vụ Du Lịch – Ẩm Thực – Nhà Hàng – Khách Sạn. Công việc chính của nghề này là pha chế các loại thức uống từ không cồn đến có cồn. Từ khi hình thành đến nay, nghề pha chế đã có nhiều thay đổi tích cực. Cùng tìm hiểu sự thay đổi của nghề pha chế tại Việt Nam và tiềm năng phát triển trong tương lai nhé!
Nghề Pha Chế Ngày Ấy
Quá khứ, nghề pha chế không được đề cao. Trong suy nghĩ của nhiều khách hàng, người pha chế thường bị nhầm lẫn là nhân viên phục vụ. Các chủ quán chưa coi trọng vai trò của người pha chế. Lúc bấy giờ, thức uống có thể được pha chế từ người có chuyên môn, có thể được pha chế từ nhân viên phục vụ, đôi khi chủ quán cũng kiêm vị trí người pha chế.
Trong quá khứ, nghề pha chế chưa được xem trọng
Người làm nghề pha chế ngày ấy cũng chưa đánh giá đúng giá trị công việc của mình. Số đông xem pha chế là nghề tay trái kiếm thêm thu nhập. Sinh viên lựa chọn pha chế là công việc làm thêm vì có thời gian linh động, có thể sắp xếp theo lịch học. Một số khác còn nhiều băn khoăn khi theo đuổi nghề pha chế vì cho rằng tuổi nghề pha chế ngắn hơn so với các nghề nghiệp khác.
Nghề Pha Chế Bây Giờ
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu của người dân không dừng lại ở “ăn no mặc ấm”. Món ăn, đồ uống không chỉ phải ngon mà còn phải đẹp. Vì vậy, giá trị của người làm việc trong lĩnh vực ẩm thực nói chung và người làm pha chế nói riêng ngày càng được đề cao. Theo khảo sát, mức lương trung bình của nghề pha chế tăng từ 20% – 30% so với trước đây.
Mức lương nghề pha chế tăng 20% – 30% so với quá khứ
Người pha chế không chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ pha chế thức uống mà còn phải khéo léo trang trí đẹp mắt, sáng tạo thức uống mới để làm phong phú thực đơn, mang đến nhiều trải nghiệm khác nhau để thu hút và giữ chân khách hàng. Nhân viên pha chế đóng vai trò như “trái tim” của quầy Bar, quyết định đến 70% sự thành công của thương hiệu đồ uống. Thậm chí, CEO Starbucks Việt Nam đã từng tôn vinh: “Thành bại của một thương hiệu cafe phụ thuộc 100% vào các Barista”.
Nghề pha chế cũng được tôn vinh như một bộ môn nghệ thuật. Barista, Bartender được ví như người nghệ sĩ tài hoa. Những món đồ uống thơm ngon và đẹp mắt là tác phẩm nghệ thuật. Để pha chế, đòi hỏi bạn vận dụng các giác quan, sự khéo léo của đôi tay để tạo ra thức uống. Những thao tác biểu diễn đốt rượu, tung chai, lắc shaker bằng hai tay của Bartender hay kỹ thuật tạo hình latte art café, pha café bằng dụng cụ thủ công của Barista đậm chất nghệ sĩ.
Người pha chế được xem là một nghệ sĩ
Pha chế được đánh giá cao như những nghề khác trong xã hội, có môi trường làm việc phong phú. Bạn có thể làm việc trong quầy Bar của các thương hiệu đồ uống, quán Bar, Pub, Club, Nhà Hàng, Khách Sạn cao cấp… Nếu có nguồn tài chính, bạn có thể đầu tư kinh doanh mô hình đồ uống. Một chuyên gia ngành pha chế từng nói: “Tôi không biết nghề pha chế có giàu không, nhưng đa số các đại gia đều tìm đến chúng tôi.”
Lộ trình phát triển nghề pha chế rất rõ ràng. Do sự khác biệt về mô hình quầy Bar, kiến thức và kỹ thuật pha chế nên nghề pha chế phân hóa thành Bartender và Barista. Bartender đảm nhiệm công việc pha chế rượu và các đồ uống có cồn khác. Barista chủ yếu pha chế các loại thức uống từ café và thức uống không cồn. Không dừng lại ở đó, nghề pha chế có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Cụ thể, lộ trình thăng tiến của nghề pha chế với các vị trí từ thấp lên cao gồm: Phụ bar, Bartender/Barista, Giám sát thức uống, Quản lý thức uống, Bar trưởng, Quản lý Bar – Nhà hàng, Giám đốc Bộ phận Ẩm thực…
“Khát” Nhân Lực Nghề Pha Chế
Theo báo cáo về thị trường tuyển dụng trực tuyến nửa đầu năm 2019 tại Việt Nam của VietnamWorks, Du lịch – Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn là nhóm ngành đang thiếu hụt lao động nhiều nhất. Cụ thể, có đến 94% nhà tuyển dụng được khảo sát đều đang rất “khát” nhân sự. 66% nhà tuyển dụng nói nhu cầu về nhân lực của họ sẽ tăng lên trong giai đoạn năm 2019 – 2020.
Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân lực nghề pha chế
Một khảo sát khác của Tổng cục Du lịch cho biết, ngành Du lịch – Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn nước ta mỗi năm có nhu cầu tuyển dụng thêm 40.000 lao động, nhưng hiện tại chỉ mới đáp ứng được khoảng 15.000 lao động. Hơn nữa, trong số 15.000 lao động đang làm việc, có khoảng 53% nhân sự chưa qua đào tạo bài bản, 78% nhân sự cảm thấy tay nghề còn thiếu sót, cần được đào tạo thêm.
Đánh giá về tiềm năng phát triển trong nhóm ngành Dịch vụ Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn, Giám đốc Nhân sự của Khách sạn New World chia sẻ rằng: “Triển vọng phát triển ở nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn và ẩm thực là rất lớn, cơ hội thăng tiến nhanh, mức độ đào thải ngành nghề thấp, thu nhập tương đối cao và nhận được nhiều phúc lợi xã hội.” Những điều này đang báo hiệu một thị trường với nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn, mở ra cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ, đang và đã học nghề pha chế.
Người học nghề bài bản có nhiều cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp lớn
Những khóa học Bartender, Barista, Bar Trưởng, Pha Chế Đặc Biệt, Làm Kem, Khởi Sự Kinh Doanh Nhà Hàng – Café… tại Hướng Nghiệp Á Âu được xây dựng nhằm đào tạo học viên có tay nghề chuyên môn cao, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng khắt khe của các doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn theo đuổi đam mê nghề pha chế, có thể gọi đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi), điền thông tin vào form bên dưới hoặc đến trực tiếp chi nhánh Hướng Nghiệp Á Âu để được tư vấn khóa học phù hợp nhé!
Ý kiến của bạn