Ngày Đầu bếp Quốc tế (International Chefs Day) – 20/10 được bắt đầu từ năm 2004 theo sáng kiến của Chủ tịch Hiệp hội Đầu bếp Thế giới (WACS) – ông Bill Gallagher. Mục tiêu chính của ngày lễ này là tôn vinh các Đầu bếp trên toàn thế giới đồng thời tạo ra nhận thức đối với nghề Bếp trong việc mang lại các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.
Mỗi Hiệp hội Đầu bếp cố gắng để tổ chức một sự kiện không thể nào quên trong ngày 20/10, sự kiện này sẽ nâng cao hình ảnh của nghề Bếp đối với công chúng, mang nghệ thuật ẩm thực chuyên nghiệp đến gần và nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của thực phẩm, vấn đề tránh lãng phí thực phẩm, thực phẩm sạch, thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Tại Việt Nam, tuy hoạt động kỷ niệm ngày Đầu bếp Quốc tế chưa được phổ biến rộng rãi nhưng cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của những người làm nghề Bếp và những ai yêu văn hóa ẩm thực. Hình ảnh Đầu bếp mặc những bộ đồng phục Bếp chỉn chu, tỉ mẫn chăm chút cho món ăn của mình luôn là hình ảnh đẹp, rất đáng ngưỡng mộ. Nếu là người quan tâm đến nghề Bếp, bạn đã bao giờ có những thắc mắc xung quanh bộ đồng phục Bếp và đặc biệt là chiếc mũ của Đầu bếp chưa?
Đội ngũ giảng viên HNAAu trong đồng phục Bếp
Nhân dịp ngày đầu bếp Quốc tế 20/10 lần này, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) tìm hiểu những điều thú vị xung quanh chiếc mũ của các Đầu bếp nhé!
Vì sao đầu bếp phải đội mũ?
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao đầu bếp làm việc trong nhà, không cần che mưa, che nắng mà vẫn phải đội mũ? Mọi chuyện bắt đầu từ đời Vua Henry VIII của nước Anh. Trong một lần dùng bữa, ông tìm thấy một sợi tóc trong súp của mình. Vô cùng tức giận, vị hoàng đế đã ra lệnh tất cả Đầu bếp khi nấu ăn đều phải đội mũ để đảm bảo các bữa ăn hoàng gia sẽ không bao giờ có tình trạng như vậy nữa. Từ đó trở đi, các Đầu bếp bắt đầu đội mũ. Tuy vậy, họ không hề cảm thấy khó chịu trước quyết định này mà còn rất thích thú.
Đầu bếp gọn gàng, chỉn chu với mũ Bếp
Trong nhà bếp, các Đầu bếp sẽ đội những chiếc mũ có kiểu dáng, kích thước khác nhau để thể hiện việc họ là ai, phong cách, trình độ chuyên môn của họ như thế nào nhưng vẫn phải thuận tiện để đảm bảo những nhiệm vụ nấu ăn được thực hiện dễ dàng.
Thuật ngữ chuyên môn
Mũ Đầu bếp được chính thức gọi là “toque” theo tiếng Ả Rập. Mặc dù khái niệm này đã tồn tại vài ngàn năm nhưng nó chỉ thực sự phổ biến khi được người Pháp dùng để chỉ chiếc mũ của Đầu bếp hoặc những ai theo học nghề nấu ăn. Đến năm 1800, mũ Đầu bếp được gọi là “blanche toque”.
Có chuyện gì xảy ra với các nếp gấp?
Nếp gấp trên các chiếc mũ Đầu bếp ngoài việc thể hiện tính thời trang, sự chuyên nghiệp, tinh tế của các Nhà hàng – Khách sạn thông qua đồng phục Bếp thì còn liên quan mật thiết đến công việc nấu ăn. Chuyện kể rằng ban đầu, các nếp gấp của mũ Đầu bếp đại diện cho số công thức nấu ăn Đầu bếp đã làm chủ được. Có nghĩa là một đầu bếp với 100 nếp gấp trên mũ có thể biết 100 cách khác nhau để luộc một quả trứng hoặc chuẩn bị một con gà. Ngay nay, mũ Đầu bếp không còn quá nhiều nếp gấp, chỉ là ba hoặc bốn nếp gấp vẫn chứng tỏ mức độ của một đầu bếp có kinh nghiệm.
Đầu bếp có kinh nghiệm với mũ nhiều nếp gấp
Tại sao màu trắng được lựa chọn?
Các Đầu bếp cá nhân của Charles Talleyrand – thủ tướng đầu tiên của Pháp vào năm 1815 cho rằng màu trắng là hợp vệ sinh nhất trong tất cả các màu sắc. Trong khi đó, Antonin Carem một nhà tiên phong của phong cách nấu ăn “grande” cũng chỉ ra màu trắng giúp tạo cảm giác sạch sẽ trong nhà bếp.
Chiều cao của mũ có vấn đề?
Những năm 1800, chiều cao của mũ tương xứng với vai trò và vị trí của người Đầu bếp, cũng như thể hiện kinh nghiệm, sự am hiểu của họ về ẩm thực. Đã từng có Đầu bếp đội một chiếc mũ cao 18 inches, được hỗ trợ bởi các mảnh bìa cứng để chứng minh vai trò người đứng đầu điều hành một gian Bếp. Ngày nay, hầu hết các đầu bếp đội mũ mà chỉ cao 9-12 inches. Trong cuốn “Haute Cuisine: Người Pháp phát minh nghiệp vụ ẩm thực như thế nào?”, tác giả Amy Trubek cho rằng mũ “toque” cao sẽ bảo vệ phần đầu của các Đầu bếp khỏi va chạm với các dụng cụ bếp trên cao.
Chiều cao chiếc mũ của một Bếp Trưởng còn thể hiện vai trò đáng kính
và trọng trách của người đứng đầu.
Đầu bếp còn đội mũ “toque”?
Ngày nay, bạn có nhiều khả năng nhìn thấy một Đầu bếp đội một nắp hộp sọ, mạng một lưới chùm tóc đơn giản hoặc thậm chí là chiếc mũ bóng chày. Mũ Đầu bếp được thay đổi để phù hợp để thuận tiện cho từng Đầu bếp, từng ngành Bếp hay từng Nhà hàng – Khách sạn khác nhau, đẹp hơn, nhiều kiểu dáng hơn. Thế nhưng mũ “toque” truyền thống vẫn là một biểu tượng vương giả của lịch sử nghề Bếp.
Mũ Bếp của Bếp Bánh
Nhìn thấy hình ảnh những Đầu bếp với chiếc mũ đặc biệt cặm cụi bên những nguyên liệu, chảo nóng và gia vị nhắc nhở những ai làm việc trong ngành sản xuất, phân phối nguyên liệu, thực phẩm, những người yêu thích ẩm thực, hằng ngày được thưởng thức những món ăn ngon phải thầm cảm ơn người Đầu bếp. Họ đã dành trọn tài năng, tâm huyết chuyên tâm nghiên cứu, hỗ trợ, tư vấn cho các nhà sản xuất hoàn thiện các sản phẩm, sáng tạo, làm tăng giá trị của thực phẩm đồng thời tạo ra những món ăn phục vụ xã hội.
HNAAu hy vọng rằng sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa được tổ chức nhân ngày Đầu bếp Quốc tế 20/10 tại Việt Nam để mang tinh thần ẩm thực quốc tế đến gần hơn với công chúng, tôn vinh nghề Bếp và những người làm nghề Bếp.
Ý kiến của bạn