Natural language là gì? Natural language processing có tác động gì đến thứ hạng tìm kiếm trên Google? Trong thế giới của natural language thì tìm kiếm bằng giọng nói đóng vai trò gì? Đừng tiếc vài phút đọc bài viết sau từ Khóa Học SEO Á Âu để có câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé.
Natural language là gì?
Natural language (ngôn ngữ tự nhiên) trái ngược với artificial language (ngôn ngữ nhân tạo), chẳng hạn ngôn ngữ lập trình máy tính. Để hiểu hơn ngôn ngữ tự nhiên là gì, bạn cần định nghĩa sơ lược về big data và machine learning.
(Nguồn ảnh: Internet)
Định nghĩa big data (dữ liệu lớn): các tập dữ liệu khổng lồ được phân tích dựa trên phương pháp tính toán nhằm tiết lộ mẫu (pattern), xu hướng và các mối liên hệ, đặc biệt có liên quan đến hành vi và tương tác của con người.
Định nghĩa machine learning (học máy): nghiên cứu mang tính khoa học về thuật toán và mô hình thống kê được hệ thống máy tính sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể mà không cần hướng dẫn rõ ràng, thay vào đó sẽ dựa vào mẫu và suy luận.
Google ngày nay hiểu rõ về website hơn hẳn trước đây. Dựa vào big data và machine learning, bộ máy tìm kiếm bắt đầu hiểu về bản chất của content mà không cần dựa vào keyword.
Điều này không có nghĩa keyword không còn tác động gì đến thứ hạng của trang, chỉ là các bộ máy tìm kiếm như Google không nhất thiết chỉ dựa vào chúng để xác định bản chất của một content. Nói cách khác, ngôn ngữ tự nhiên đã bắt đầu diễn đạt một truy vấn tìm kiếm.
Người dùng hiện tại có thể tìm kiếm bằng ngôn ngữ tự nhiên bởi Google không còn phụ thuộc vào mỗi keyword để xác định cần trả về content nào, thay vào đó sẽ dựa vào cú pháp và sắc thái cảm xúc.
Quá trình natural language processing diễn ra thế nào?
Khi nhắc đến quá trình natural language processing (xử lý ngôn ngữ tự nhiên), bạn cần quan tâm 5 khía cạnh sau:
Syntax analysis (Phân tích cú pháp)
Nhờ vào big data, ngôn ngữ tự nhiên có khả năng phân tích cú pháp của một trang để hiểu nội dung trong câu và ngữ cảnh của việc diễn đạt. Không chỉ vậy, ngôn ngữ tự nhiên còn có thể đánh giá content đó có được viết tốt hay không, xét trên phương diện chủ đề lẫn tiêu chí ngữ pháp.
Vào thuở sơ khai của Google, bộ máy tìm kiếm dựa vào từ khóa để xác định trang đó đang nói về vấn đề gì. Tuy nhiên, nhồi nhét từ khóa cũng như các chiêu thức SEO mũ đen để leo top đầu đã trở thành tình trạng đáng báo động.
Trước đây, khi chưa có phân tích cú pháp, người ta có thể chèn bất kỳ từ khóa nào vào trang (bất chấp có liên quan đến chủ đề nội dung hay không), miễn là sẽ được xếp hạng cho từ khóa đó.
Thế nhưng khi phân tích cú pháp ra đời, các chiến thuật mũ đen dần dần bị yếu thế. Đây là một tín hiệu đáng mừng nếu trước giờ bạn luôn bị những đối thủ áp dụng mánh khóe mũ đen để lấn lướt thứ hạng!
Sentiment analysis (Phân tích sắc thái)
Phân tích sắc thái liên quan đến khả năng hiểu cảm xúc được lồng ghép vào content (ví dụ tông giọng đó là tích cực hay tiêu cực) và là một trong những khía cạnh bạn nên đầu tư nhằm kết nối với độc giả và cải thiện thứ hạng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Không chỉ thế, phân tích sắc thái trong ngôn ngữ tự nhiên còn giúp “thức tỉnh” những người làm content vốn chỉ tập trung tạo nội dung cho bộ máy tìm kiếm mà phớt lờ đi đối tượng con người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn được quyền xem nhẹ các yếu tố xếp hạng. Bạn vẫn cần đến target keyword và mã HTML “sạch” để đạt thứ hạng mong muốn.
Content categorization (Phân loại nội dung)
Ngôn ngữ tự nhiên mở ra cánh cửa mới cho phân loại nội dung, tức là bộ máy tìm kiếm như Google có thể chỉ ra sự khác biệt giữa content về mỹ phẩm và content về làm bánh.
Không chỉ vậy, ngôn ngữ tự nhiên còn có khả năng phân loại nội dung mà không cần tự tác giả nói ra rằng content đó đang viết về chủ đề gì.
Entity recognition (Nhận diện thực thể)
Với sự trợ lực của big data, khả năng nhận diện thực thể của ngôn ngữ tự nhiên đã bắt đầu hiểu hình ảnh và video mà không cần đến alt text. Điều này có ý nghĩa gì đối với các SEOer? Đó là khi chèn ảnh vào bài viết, SEOer phải chọn hình có ý nghĩa đối với ngữ cảnh của trang, bởi ngôn ngữ tự nhiên sẽ xác định liệu hình ảnh được chọn đó có hỗ trợ gì cho content trong trang không.
Multiple language support (Hỗ trợ đa ngôn ngữ)
Bạn có đang sử dụng nhiều ngôn ngữ trên website? Nếu có, bạn không cần lo lắng vì Google có thể hiểu content của bạn dù là bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều đó có nghĩa bạn không cần sử dụng transcription trên các trang, mà chỉ cần tập trung vào việc truyền tải nội dung tốt nhất đến độc giả là được.
Ngôn ngữ tự nhiên có ảnh hưởng gì đến SEO?
Ảnh hưởng của ngôn ngữ tự nhiên có mối liên hệ chặt chẽ với SEO, có thể kể đến như sau:
Vô hiệu hóa chiến thuật SEO mũ đen
Nói một cách ngắn gọn, ngôn ngữ tự nhiên sẽ hạn chế hết mức có thể khả năng xếp hạng nếu bạn đang sử dụng chiến thuật SEO mũ đen. Với khả năng phân tích cú pháp, ngôn ngữ tự nhiên sẽ hiểu nội dung trong câu và ngữ cảnh, đồng thời dễ dàng chỉ ra được liệu có vấn đề gì về cấu trúc câu hoặc ý nghĩa hay không.
(Nguồn ảnh: Internet)
Dùng hình ảnh để bổ sung giá trị cho nội dung
Như đã đề cập, ngôn ngữ tự nhiên có khả năng hiểu hình ảnh và video không cần thông qua alt text. Vì thế, hình ảnh bạn bổ sung cho trang phải thật sự có liên quan đến content.
Viết cho người dùng
Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với khuyến cáo “hãy viết cho người dùng, chứ không phải cho bộ máy tìm kiếm”, nhưng ở thời điểm hiện tại, điều này lại quan trọng hơn bao giờ hết, khi mà ngôn ngữ tự nhiên và các thiết bị tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng phổ biến hơn.
Kết quả được đưa ra cho truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói là kết quả được tác giả target bằng ngôn ngữ tự nhiên. Cách bạn nói vào loa cũng giống như cách bạn nói chuyện với con người vậy. Quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên cũng thế. Google hiểu cuộc nói chuyện của con người hơn là chỉ cuộc nói chuyện của bộ máy tìm kiếm.
Tối ưu trang cho tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói (voice search) là khi bạn đọc truy vấn vào loa thì sẽ nhận được câu trả lời phát ngược lại bằng giọng nói. Trong bối cảnh voice search trở thành xu hướng mới và ngôn ngữ tự nhiên trở nên phổ biến hơn, đừng quên phải tối ưu hóa website cho voice search.
Trên đây là những thông tin lý giải natural language processing là gì và ảnh hưởng của nó đến SEO. Để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề xử lý ngôn ngữ tự nhiên, hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo từ Đào Tạo SEO Á Âu nhé.
Ý kiến của bạn