Cách làm mì vịt tiềm ngon là phải đậm thơm mùi của các loại thảo mộc, nước dùng thanh, thịt mềm. Để giúp bạn có thể làm nên hương vị hoàn hảo cho món ăn bổ dưỡng này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm chi tiết ngay dưới đây.
Mì vịt tiềm là món ăn nổi tiếng của người Hoa
Hoa hồi, quế, đinh hương, thảo quả… là các vị thảo mộc quý, bổ dưỡng. Các loại thảo mộc này thường được người Hoa kết hợp trong nhiều món hầm, món canh… Chúng giúp cho nước dùng có vị thanh, thơm, át đi mùi tanh khó chịu của các loại thịt hầm cùng. Trong món mì vịt tiềm, các loại thảo mộc này cũng được sử dụng để đẩy hương vị của thịt vịt lên cao hơn và thêm giá trị dinh dưỡng. Cách làm mì vịt tiềm đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người nấu, sao cho thịt vịt vừa chín tới, mềm ngọt quyện trong nước dùng thanh vị và sợi mì dai thơm.
Nguyên liệu làm mì vịt tiềm
- 5 đùi vịt
- 1kg xương heo
- 30g gừng
- 20ml rượu trắng
- 5g hắc xì dầu
- 30g nấm đông cô
- 1 quả la hán
- 2 trái thảo quả
- 10g tai vị
- 40g thục địa
- 2g đinh hương
- 5g quế chi
- 2g trần bì
- 2g hoa tiêu
- 100g sả
- 40g riềng
- 50g hành tím
- 500g cải thìa
- Mì tươi
- Gia vị: muối, đường phèn, hạt nêm, dầu hào
Cách làm mì vịt tiềm
Sơ chế các nguyên liệu thảo mộc
Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn cùng với 5g muối. Trộn hỗn hợp này với 20ml rượu trắng.
Ngâm nở nấm đông cô, rửa sạch lại, để ráo.
Ngâm mềm trần bì, lạng bỏ phần trắng, cắt nhỏ.
Quả la hán lau sạch vỏ, bóp nát.
Rửa quế, thảo quả, đinh hương, tai vị, hoa tiêu, để ráo, rang thơm.
Hành tím bỏ vỏ, để nguyên củ. Riềng bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát. Sả rửa sạch, cắt khúc, đập dập. Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào (bạn nên cho nhiều dầu để tận dụng chiên vịt ở bước sau), khi dầu nóng, đổ hết phần hành tím, riềng, sả vào chiên vàng, vớt ra.
Sơ chế xương heo, hầm nước dùng
Xương heo rửa sạch với nước có pha muối loãng sau đó xả sạch lại. Mang xương chần trong nồi nước sôi 2 – 3 phút, vớt ra, rửa sạch lại. Cho xương vào nồi nước lạnh (6 lít), bắc lên bếp hầm để lấy nước dùng.
Khi hầm được 1h30, bạn cho phần hành tím, sả, riềng chiên vàng vào và tiếp tục hầm thêm 30 phút nữa.
Tổng thời gian hầm xương là 2h, thường xuyên vớt bọt trong quá trình hầm. Ảnh: Internet
Sơ chế đùi vịt
Chà xát 10g muối lên đùi vịt, để ướp 10 phút. Sau đó, rửa sạch lại, để ráo. Tiếp theo, bạn lạng bỏ hết phần mỡ trên đùi vịt. Tiếp theo, ướp hỗn hợp gừng giã nhuyễn – muối – rượu vào vịt trong 30 phút.
Ướp vịt với hỗn hợp muối – rượu – gừng 30 phút. Ảnh: Internet
Khi đã ướp đủ 30 phút, bạn bỏ gừng, rủ bỏ sạch nước. Lưu ý là không rửa lại vịt.
Tiếp theo, thoa đều hắc xì dầu lên phần da vịt, để ướp 5 phút.
Thoa đều hắc xì dầu lên phần da vịt. Ảnh: Internet
Chiên vịt
Tận dụng chảo dầu chiên sả, riềng, hành tím ở bước trên để chiên vịt. Khi dầu nóng, thả đùi vịt vào chiên. Bạn nên chiên phần có da trước, sau đó lật trở lại mặt kia. Chiên cho đến khi vàng đều các mặt, vớt ra.
Chiên vịt vàng đều các mặt, chiên phần da trước. Ảnh: Internet
Bắc 1 nồi nước lên bếp, khi nước sôi, bạn cho vịt đã chiên vào chần trong khoảng 5 phút, vớt ra, để ráo.
Chần vịt chiên trong nước sôi 5 phút để loại bỏ bớt dầu mỡ. Ảnh: Internet
Nấu nước dùng vịt tiềm
Khi đã hầm xương heo đủ thời gian, bạn nêm vào nồi nước 50g đường phèn, 20g muối. Tiếp theo cho đùi vịt, hỗn hợp thuốc Bắc, nấm đông cô vào hầm trên lửa vừa 30 phút.
Hầm các loại thuốc bắc và thịt vịt thêm 30 phút. Ảnh: Internet
Sau khi đã hầm đủ thời gian, bạn nêm vào nồi 10g hạt nêm, 10g dầu hào, đảo đều cho tan gia vị, tắt bếp.
Trình bày và thưởng thức
Trụng chín mì và cải. Cho cả 2 vào tô, gắp đùi vịt, nấm đông cô đặt lên trên, chan nước dùng vào và thưởng thức. Mì vịt tiềm sẽ ăn cùng với nước tương, đu đủ ngâm chua.
Cho mì, rau, thịt vịt, nấm và chan nước dùng. Ảnh: Internet
Yêu cầu thành phẩm
Nước dùng ngọt thanh, thơm đậm vị thuốc Bắc. Thịt vịt mềm, ngọt, thoang thoảng mùi thuốc Bắc.
Một số lưu ý khi nấu mì vịt tiềm
- Trong quá trình hầm xương lấy nước dùng, bạn nên thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong hơn.
- Loại sạch mỡ trên đùi vịt để hạn chế mùi hôi.
- Ướp vịt với hỗn hợp gừng – muối – rượu sẽ giúp loại bỏ được mùi hôi vốn có của thịt vịt.
- Nếu bạn muốn nước dùng đậm hơn hoặc nhạt hơn thì có thể gia giảm lượng thục địa.
- Nên chiên vịt trên lửa lớn. Nhiệt độ nóng của dầu khi chiên vịt là 160 độ C.
- Chần thịt vịt trong nước sôi sau khi chiên sẽ giúp loại bỏ bớt dầu, giúp món ăn không bị ngấy.
- Không nên cho hỗn hợp thuốc Bắc vào hầm quá sớm sẽ khiến chúng bị mất mùi vị vốn có.
- Bên cạnh thịt vịt, bạn có thể thay thế bằng đùi gà.
Bạn có thể thực hiện công thức trên để thực hiện món mì vịt tiềm tại nhà. Tuy nhiên để có thể kinh doanh với món ăn nổi tiếng này, bạn cần thêm rất nhiều bí quyết chế biến chuyên nghiệp từ những bếp trưởng giàu kinh nghiệm.
Học nấu mì vịt tiềm cùng bếp trưởng bếp Hoa giàu kinh nghiệm
Nhằm giúp bạn có thêm nhiều bí quyết hơn để chế biến mì vịt tiềm, Hướng Nghiệp Á Âu thường xuyên khai giảng các lớp chuyên đề, lớp yêu cầu mì vịt tiềm – mì gà quay. Tại đây, bạn sẽ được giảng viên là các bếp trưởng chia sẻ từ A – Z kỹ thuật, bí quyết làm nên hương vị hấp dẫn cho 2 món ăn phục vụ mục đích thưởng thức tại nhà hoặc kinh doanh.
Một số nội dung chính trong chương trình học bao gồm:
- Hướng dẫn cách lựa chọn và sơ chế nguyên liệu, đặc biệt là thịt gà, vịt.
- Cách xử lý vịt sạch mùi hôi để thành phẩm thơm ngon.
- Cách ướp vịt theo kiểu Hoa đậm đà cho món ăn ngon chuẩn vị.
- Phương pháp chiên lấy màu bắt mắt cho món mì vịt.
- Hướng dẫn phương pháp tiềm vịt và cách trình bày cuốn hút.
- Hướng dẫn cách nấu nước phá lấu tạo màu cho món gà quay.
- Hướng dẫn phương pháp quay chảo.
Các lớp dạy mì vịt tiềm thường xuyên khai giảng tại Hướng Nghiệp Á Âu
Mọi thông tin chi tiết về chương trình học Chuyên đề Mì vịt tiềm – Mì gà quay, bạn có thể điền vào form bên dưới để được Hướng Nghiệp Á Âu tư vấn chi tiết hơn.
huynh thi loan trinh
- Cách đây 2 tháng trước
em muốn hoc khoa mi vit tiền
Tan Tai
- Cách đây 2 tháng trước
Chào Huỳnh Thị Loan Trinh,
Ad đã nhận thông tin và chuyển qua bộ phận tư vấn. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ ngay nhé. Cảm ơn bạn.