Nhắc đến phẫu thuật không xâm lấn, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên mesotherapy. Liệu pháp này trở thành một điểm sáng trong công cuộc thẩm mỹ và chiếm trọn lòng tin của nhiều người bởi tính hiệu quả và độ an toàn. Mesotherapy là gì, công dụng ra sao? Bài viết sau từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Mesotherapy là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Được chính thức công nhận từ năm 1987 và ứng dụng rộng rãi trong vô số lĩnh vực như bệnh lý nội khoa, chấn thương thể thao… và đặc biệt là thẩm mỹ da, mesotherapy đã mở ra một chương mới cho các “trang sử” về làm đẹp và điều trị. Dù đem lại hiệu quả và an toàn, thế nhưng không ít người vẫn thắc mắc tiêm mesotherapy có tốt không, có đau không, ai có thể tiêm mesotherapy…
Liệu pháp tiêm mesotherapy là gì? Có tốt không?
Phương pháp tiêm mesotherapy (còn gọi là tiêm meso) là thủ thuật làm đẹp không xâm lấn. Đây là kỹ thuật tiêm vi điểm, đưa trực tiếp lượng thuốc hoặc dưỡng chất rất nhỏ vào da và chỉ cần sử dụng một cây kim tiêm để tiêm vào da.
Mesotherapy được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vấn đề về da
(Nguồn ảnh: Internet)
Tiêm mesotherapy có tốt không? Câu trả lời là có, bởi phương pháp này giúp cung cấp trực tiếp lượng thuốc vào phần dưới da (trung bì) để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, giúp phần thuốc đến được mô đích mà các loại hoạt chất, mỹ phẩm thoa trên da thông thường không làm được.
Cách hoạt động của meso như thế nào để giúp da bạn đẹp hơn?
Bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn và điều chỉnh các thành phần sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của bạn, bao gồm các loại vitamin, enzyme, acid amin, khoáng chất… Một số công thức mới có chứa hyaluronic acid giúp cung cấp độ ẩm và làm dịu da.
Mesotherapy sử dụng chiết xuất thảo dược, vitamin, khoáng chất…
(Nguồn ảnh: Internet)
Tùy vào mục đích điều trị mà quá trình chuẩn bị và phục hồi từ việc tiêm meso sẽ khác nhau. Mesotherapy chia thành nhiều đợt ngắn cách tuần. Thông thường, bạn sẽ cần thêm vài tháng để duy trì tình trạng da sau khi kết thúc quá trình điều trị chính.
Tác dụng làm đẹp mà phương pháp mesotherapy mang lại?
Giảm mỡ
Công nghệ mesotherapy thường được sử dụng cho các mảng mỡ nhỏ trên da, nhắm vào những cơ quan thụ cảm trên tế bào mỡ – nơi sản xuất lipogenesis (tạo mỡ) và lipolysis (ly giải mỡ). Quá trình tiêm thuốc sẽ ức chế lipogenesis và kích thích ly giải mỡ.
Các hợp chất trong liệu pháp mesotherapy giảm mỡ được sử dụng phổ biến bao gồm tripeptide-41 (CG-Lypoxyn), oligopeptide-61 (CG-Cellsolin), oligopeptide-51 (CG-Purilux)…
Kích thích mọc tóc
Tiêm meso sẽ cung cấp dưỡng chất trực tiếp vào da đầu nhằm nuôi dưỡng nang tóc và kích thích mọc tóc, cải thiện tuần hoàn máu trên da đầu.
Tiêm mesotherapy kích thích tóc mọc dày, khỏe hơn (Nguồn ảnh: Internet)
Trẻ hóa, làm săn chắc da
Càng lớn tuổi, lượng collagen và elastin giảm dần, khiến da mất độ đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn. Tiêm meso sẽ đưa dưỡng chất vào da, kích thích tăng sinh collagen, từ đó khắc phục những vùng da chùng nhão. Phương pháp này có thể thay thế cho botox, peel da, laser tái tạo bề mặt da…
Cải thiện tình trạng mụn, sẹo và làm sáng da
Tiêm meso với hoạt chất thích hợp không chỉ đem lại hiệu quả trên mụn trứng cá, thâm sẹo mà còn ức chế sản sinh melanin, hỗ trợ làm sáng da, đều màu da, khắc phục nám, tàn nhang…
Da lão hóa rất thích hợp để sử dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu này
(Nguồn ảnh: Internet)
4 bước trong kỹ thuật tiêm mesotherapy
Thăm khám
- Bác sĩ phân loại da và đánh giá tình trạng da hiện tại để xác định loại dưỡng chất, hoạt chất nào phù hợp để sử dụng.
Đánh dấu vùng da cần điều trị
- Bác sĩ chọn lựa và đánh dấu vùng da cần điều trị.
Thực hiện tiêm meso
- Ủ tê và tiến hành tiêm. Thông thường, thời gian cho một lần điều trị tầm 30 phút.
Kiểm tra da sau điều trị
- Bác sĩ hẹn gặp ở liệu trình tiếp theo để kiểm tra và thực hiện các bước kế tiếp trong liệu trình.
Nếu được, mesotherapy nên được duy trì hằng năm sau đợt điều trị đầu
(Nguồn ảnh: Internet)
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm meso?
Kích ứng
- Thuốc tiêm sử dụng trong tiêm meso có thể gây dị ứng đối với cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng kích ứng là cảm giác nóng ngứa, châm chích, đỏ da sau khi tiêm. Bạn cần thông báo trước cho bác sĩ nếu có cơ địa dễ dị ứng.
Sưng bầm da
- Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi tiêm nhưng thường rất nhẹ, do kim tiêm chạm vào các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm này sẽ tự hết hoặc cần dùng thuốc để tan nhanh hơn.
Nhiễm trùng
- Khi tiêm sẽ tạo ra vết thương hở trên da, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Để phòng tránh trường hợp nhiễm trùng, hãy chọn tiêm mesotherapy ở cơ sở uy tín.
Tiêm mesotherapy vẫn có khả năng gây ra một số phản ứng tiêu cực nhất định
(Nguồn ảnh: Internet)
Thông tin thêm
Liệu pháp meso có đau không?
- Nếu kỹ thuật tiêm meso được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có tay nghề và kinh nghiệm thì sẽ đảm bảo độ an toàn, tránh biến chứng. Quá trình tiêm sẽ hạn chế đau đớn, không gây chảy máu hay bầm tím, ít đỏ rát…
Liệu trình meso thường kéo dài bao lâu?
- Tùy vào diện tích vùng cần điều trị mà quá trình tiêm chỉ mất tầm 15 – 30 phút. Bạn cũng không cần phải nghỉ dưỡng như khi áp dụng những phương pháp thẩm mỹ xâm lấn khác.
Liệu trình tiêm có thể kéo dài chưa đến 1 giờ đồng hồ (Nguồn ảnh: Internet)
- Một liệu trình trị liệu thường gồm nhiều đợt điều trị. Mỗi đợt cách nhau tầm 7 – 10 ngày trong 1 – 2 tháng. 6 – 12 tuần kế tiếp là khoảng thời gian cần thiết để duy trì hiệu quả.
Những ai không nên tiêm meso?
- Nếu da đang bị nhiễm trùng thì bạn nên điều trị cho khỏi hẳn rồi mới thực hiện mesotherapy, do khi tạo ra vết thương hở trên da thì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên cân nhắc phương pháp này. Ngoài ra, các hoạt chất đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến thai nhi và chất lượng sữa mẹ.
Phụ nữ mang thai nên cân nhắc kỹ trước khi tiêm meso (Nguồn ảnh: Internet)
Trên đây là những thông tin giải đáp mesotherapy là gì và phương pháp tiêm meso có tốt không, có an toàn không. Mặc dù đây là phương pháp tiêm vi điểm không xâm lấn nhưng vẫn tồn tại rủi ro đáng tiếc nếu chọn địa điểm tiêm không uy tín, kém chất lượng, bác sĩ thiếu kiến thức… Vì thế, hãy tham khảo kỹ địa chỉ, cũng như xem xét khả năng đáp ứng của cơ thể trước khi quyết định tiêm mesotherapy.
Ý kiến của bạn