Tết là khoảnh khắc khởi đầu cho một năm mới vui vẻ, ý nghĩa và là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bày biện mâm cỗ ngày Tết với các loại món ăn khác nhau là tục lệ mà bất cứ gia đình nào cũng phải chuẩn bị thật chu đáo, thịnh soạn mỗi dịp Tết đến xuân về. Vào những ngày đầu xuân, là thời gian dành cho tất cả mọi người quây quần sum họp bên gia đình cùng đón mùa xuân mới về.
Mâm cỗ ngày Tết của 3 miền đều có những điểm riêng đặc trưng và mang đậm nét văn hóa đặc sắc của mỗi miền. Các món ăn không chỉ đa dạng về mùi vị, màu sắc mà còn chú trọng vào hình thức trình bày với các loại bát đĩa, nhỏ lớn, đầy vơi. Mâm cỗ ngày Tết miền Trung mang đậm hương vị của một miền đất cằn cỗi với khí hậu khắc nghiệt và thể hiện được sự chăm chỉ, cần cù chịu thương chịu khó của người dân miền Trung. Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu các món trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung nhé!
1. Bánh tét
Nếu như trong mâm cỗ miền Bắc có bánh chưng vuông đầy đặn thì mâm cỗ ngày Tết miền Trung và miền Nam lại có bánh Tét trụ tròn vẹn đầy. Trong những ngày Tết, nhà nào cũng có cặp bánh tét trên bàn thờ để dâng lên tổ tiên. Bánh tét được gói bằng lá chuối với nhân gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn, nhưng được gói thành hình trụ dài. Bên cạnh đó, người dân còn sử dụng thêm hạt điều, nhân chay hoặc nhân ngọt để làm phong phú thêm món ăn này. Mang ý nghĩa của sự hội tụ tinh hoa đất trời, bánh Tét là món ăn không thể thiếu trong tất cả các mâm cỗ ngày Tết của các tỉnh miền Trung.
Bánh tét mang ý nghĩa hội tụ đất trời là món ăn truyền thống trong mẫm cỗ ngày Tết
của miền Trung (Nguồn: Internet)
2. Giò bò
Ngoài bánh tét, trong mâm cỗ ngày Tết của gia đình miền Trung không thể thiếu khoanh giò bò nâu đỏ, xen lẫn là những hạt tiêu sọ đen. Miếng giò bò giòn, có đầy đủ vị mặn, ngọt của thịt, vị cay thơm nồng đặc trưng của tiêu sọ, để lại dư vị không thể nào quên. Trong bàn tiệc chiêu đãi khách, người thân vào những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có vài khoanh giò bò thơm ngon này.
3. Thịt lợn ngâm nước mắm
Thịt ngâm nước mắm là món ăn phổ biến trong bữa ăn hằng ngày và đặc biệt không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Món ăn rất đậm đà, ngon miệng nhưng tốn khá nhiều thời gian thực hiện. Thịt mua về được ướp với nước mắm, các gia vị khác và để đó đến khoảng 1 tháng. Sau đó, lấy thịt ra, cuộn tròn tảng thịt lại, dùng lạt bó chặt để trong tủ lạnh 1 tuần là có thể ăn được. Hiện nay, nhiều gia đình chọn cách luộc thịt cho chín rồi ngâm nước mắm để nhanh có thịt ngâm mắm dùng cho ngày Tết.
4. Nem chua
Nem chua được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, trộn với bì, gia vị, tỏi thái lát, lá đinh lăng hoặc lá ổi rồi ủ chua cho lên men đến chín là ăn được. Nem chua có vị chua thanh, giòn cay khiến cho thực khách ăn n một rồi lại muốn ăn nhiều thêm nữa. Khi khách đến nhà chơi thăm hỏi vào dịp Tết, người miền Trung thường mời họ vài ly rượu nhâm nhi cùng những chiếc nem này.
Nem chua là món ăn được nhiều người yêu thích để làm mồi nhâm nhi
cùng với rượu (Nguồn: Internet)
5. Dưa món
Trong mâm cỗ của miền Bắc có món dưa hành, miền Nam có món dưa kiệu, thì với người miền Trung trong mâm cỗ không thể thiếu dưa món. Dưa món ăn kèm với bánh tét, thịt kho và để dung hòa các món ăn trong mâm cỗ Tết. Ở miền Trung, món dưa món có phần khác hẳn với miền Bắc và miền Nam. Nguyên liệu của món ăn gồm đu đủ xanh, dưa leo, củ cải trắng, củ kiệu, cà rốt, tỏi ớt được muối lên, ăn chua giòn và đậm vị.
Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú và độc đáo đúng không nào? Ngay cả trong mâm cỗ cũng có sự khác biệt, thể hiện được tính chất đặc trưng của từng vùng miền. Thật tự hào khi là người con đất Việt!
Góp phần vào sự phong phú của nền ẩm thực Việt Nam không thể bỏ qua các món ăn vặt thần thánh. Những món ăn này luôn được cập nhật và đổi mới liên tục, khiến mọi người đứng ngồi không yên. Nào cùng nhau lập team và thưởng thức các món ăn vặt hot nhất hiện nay nhé !
Ý kiến của bạn