Làm thế nào để rót đồ uống có tầng đẹp mắt, nguyên liệu phân ra rõ rệt? Vậy bạn đã biết đến kỹ thuật layering trong pha chế thức uống chưa? Hãy cùng học kỹ thuật cơ bản này và ứng dụng chúng trong “bất kỳ hoàn cảnh” nào có thể nhé!
Kỹ thuật layering – kỹ thuật pha chế quan trọng dành cho người mới bắt đầu
Kỹ thuật layering là gì?
Layering còn có tên gọi khác là Pousse Cafes, bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là push coffee. Dịch ra tiếng Việt sẽ là một ly rượu uống sau khi dùng cà phê. Bên cạnh đó, layering trong tiếng Anh là “tầng, lớp” khi nói về đồ uống.
Để định nghĩa rõ rệt về layering là gì cho các bạn dễ hiểu. HNAAu sẽ tóm gọn các ý như sau: Kỹ thuật layering là một trong những kỹ thuật pha chế cơ bản mà bất kỳ Bartender nào cũng nên biết. Layering được ứng dụng để pha chế các loại đồ uống có tầng như B52, B53, B54 hoặc ứng dụng pha cà phê nhiều tầng, đồ uống nhiều tầng… sao cho các tầng không bị lẫn vào nhau.
Tính ứng dụng của phương pháp rót tầng (layering)
Trước kia, người ta pha chế cocktail Pousse Cafes gồm có liqueur thông dụng như: Grand Marnier, Crème de casis, Grenadine… Để ứng biến độ ngọt của một món đồ uống, nhiều người đã sáng tạo rất nhiều cách để mang lại hương vị cân bằng. Từ đó mà phương pháp layering này xuất hiện và trở nên phổ biến.
Cocktail B52 là điển hình cho kỹ thuật layering
Khi thực hiện kỹ thuật layering, bạn nên nhớ rằng nguyên liệu nào có tỷ trọng nặng sẽ chìm xuống dưới, thứ nào nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Hiểu được nguyên lý này, những nguyên liệu như syrup, siro, nước đường… có vị ngọt cao tương ứng với tỷ trọng nặng, thường chúng sẽ chìm xuống đáy ly. Những loại rượu, liqueur, bọt sữa… ít ngọt thường sẽ nổi lên trên bề mặt.
Để rót tầng đồ uống không bị lẫn vào nhau, người pha chế thường sử dụng muỗng đặt sát vào miệng ly và rót từ từ theo từng tầng. Đặc biệt là áp dụng nguyên lý nói trên. Hoặc bạn có thể sử dụng vòi rót rượu để dòng chảy nhỏ, gọn và giảm tốc độ dòng chảy đổ xuống.
Mocha Coffee phân tầng đẹp mắt
Ngày nay, ngoài ứng dụng kỹ thuật layering vào các món cocktail huyền bí, người ta còn ứng dụng kỹ thuật này để pha chế rất nhiều loại thức uống khác. Những món đồ uống được tạo điểm nhấn khi có nhiều tầng như: Mocha coffee, sữa tươi café, bạc xỉu, trà sữa 3 tầng…
Hướng dẫn kỹ thuật pha chế Layering – cocktail B52
Nguyên liệu
- 15 ml rượu hương cà phê
- 15 ml rượu hương cam Le Grand Marnier
- 15 ml rượu Baileys Irish Cream.
- Dụng cụ pha chế: ly Shooter hoặc ly Sherry, muỗng đã được làm lạnh.
Cách rót tầng cho đồ uống
Bước 1: Bắt đầu với nguyên liệu có trọng lượng nặng nhất. Bạn rót 15ml rượu hương cà phê vào ly và để yên cho bề mặt chất lỏng được ổn định.
Bước 2: Bạn có thể dùng barspoon hoặc pourer để rót tầng thứ hai. Nếu bạn dùng muỗng thì dùng mặt sau của muỗng, cho muỗng chạm vào thành của ly và rót rượu Baileys Irish Cream lên trên.
Cuối cùng, bạn rót rượu hương cam Grand Marnier lên trên là được.
**Lưu ý:
Bạn nên rót từ từ trên mặt sau của muỗng, rót từng lớp một và không vội vàng.
Yêu cầu thành phẩm: cocktail B52 có 3 tầng rõ rệt, gồm rượu hương café ở dưới cùng, Baileys ở giữa và Grand Marnier ở trên cùng. Các nguyên liệu tách rời nhau, không bị hòa lẫn.
Thay vì những ly đồ uống một màu quen thuộc, bạn có thể sáng tạo và ứng dụng kỹ thuật layering này. Để làm cho thành phẩm được hấp dẫn, lôi cuốn và khác biệt hơn.
Ý kiến của bạn