Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nghề bếp chất lượng cao là một trong những mục tiêu hàng đầu của Hướng Nghiệp Á Âu. Bên cạnh được cung cấp kiến thức, rèn luyện tay nghề, học viên còn lĩnh hội nhiều kỹ năng mềm khác để có thể phát triển sự nghiệp bền vững trong tương lai.
Học viên lớp Bếp trưởng Bếp Việt trong buổi học Kỹ năng training nghề
Kỹ năng training nghề là một trong những bài học quan trọng của các học viên khóa Bếp trưởng Bếp Việt với nhiều kiến thức có giá trị thực tiễn cao. Theo đó, thông qua nội dung bài học, học viên sẽ hiểu được giá trị, ý nghĩa, lợi ích của việc training nghề, từ đó nâng cao kỹ năng của chính mình nhằm phát triển bản thân để có thể trở thành “leader” trong bất cứ một nhóm làm việc nào đó. Đây là tiền đề cho các đầu bếp có thể rút ngắn thời gian cũng như nắm bắt cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như: giám sát, quản lý, bếp trưởng điều hành… trong lộ trình nghề nghiệp.
Kỹ năng training có cần thiết cho đầu bếp?
Training có thể hiểu là việc sử dụng các phương pháp chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để nhân sự hiểu được yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc, từ đó hoàn thành tốt công việc và nâng cao tay nghề để phát triển bản thân. Đây là một trong những khâu quản trị nhân sự quan trọng tác động trực tiếp tới việc: đào tạo, đánh giá thực hiện công việc; duy trì, hoạch định nhu cầu, tuyển dụng nhân sự cũng như sắp xếp và bố trí công việc cho nhân sự.
Giảng viên chia sẻ về tầm quan trọng của kỹ năng training
Đây là kỹ năng quan trọng cần có ở các cấp bậc quản lý, giám sát… trở lên. Do đó, để nắm bắt cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như: Tổ trưởng, Tổ phó, Bếp trưởng… trong gian bếp lớn của các nhà hàng, khách sạn…, bất cứ một nhân sự nào cũng nên tích lũy cho mình kỹ năng này.
Lợi ích của buổi học mang lại cho học viên
Thông qua buổi học, học viên sẽ hiểu sâu hơn về lợi ích của kỹ năng training nghề bao gồm:
- Giúp phát huy tối đa năng lực cá nhân.
- Giúp cho công tác tuyển dụng thuận lợi và giữ nhân viên ở lại nơi làm việc lâu dài hơn.
- Là động cơ thúc đẩy phát triển năng lực của mỗi cá nhân và các nhóm làm việc.
- Giúp nhân viên thực hiện công việc đạt tới chuẩn mực theo như yêu cầu.
Các Đầu bếp, Bếp trưởng có kỹ năng training nghề sẽ dễ dàng tối đa hóa hiệu suất làm việc của nhân viên; giúp cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn; giảm bớt rủi ro vệ sinh an toàn thực phẩm và tai nạn lao động; phân bố sắp xếp công việc hợp lý; hạn chế khách hàng than phiền và đảm bảo được tiêu chuẩn, tính nhất quán trong kinh doanh.
Bài học giúp các đầu bếp nắm bắt tốt các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Các hình thức và bước thực hiện training nghề bộ phận bếp
Trong nghề bếp, mối liên hệ giữa đào tạo nghề và tiêu chuẩn nghề được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn và phương pháp chế biến món ăn. Có 2 hình thức thực hiện training nghề là: lý thuyết và thực hành.
Theo đó, các bước training trong nghề bếp sẽ gồm:
- Xác định nhu cầu đào tạo: kiến thức, kỹ năng, đạo đức.
- Lên kế hoạch đào tạo: đối tượng, nội dung, phương pháp, thời gian, địa điểm, chi phí, người đào tạo/khách mời.
- Thực hiện đào tạo: lý thuyết, thực hành.
- Đánh giá đào tạo: phương pháp triển khai, số lượng tham gia, mức độ tương tác Trainee – Trainer, mức độ hiểu vấn đề và tính ứng dụng.
Kết thúc buổi học, các học viên đã được thực hành cả 2 hình thức training trong bộ phận bếp.
Học viên thực hiện kỹ năng training nhân sự qua hình thức thực hành
Có thể nói, buổi học đã giúp các học viên có thêm kỹ năng mềm để chuẩn bị những tiền đề vững chắc cho công việc thực tiễn sau này và cả con đường thăng tiến phía trước.
Nếu muốn trải nghiệm những buổi học và lĩnh hội thêm nhiều kỹ năng cần thiết khác của một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn có thể điền thông tin tại form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Ý kiến của bạn