Các Kỹ Năng Tạo Hình Cho Trẻ Mầm Non – Ý Nghĩa Hoạt Động Này Cho Bé

Hoạt động hình cho bé ở tuổi mầm non là phương pháp quan trọng giúp các bạn nhỏ vừa chơi, vừa học làm quen với các sự vật, hiện tượng quanh mình. Từ đó giúp trẻ thơ từng bước hoàn thiện tri thức, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử với mọi người. Cùng tìm hiểu các kỹ năng tạo hình cho trẻ mầm non và ý nghĩa hoạt động của nó cùng với Hướng Nghiệp Á Âu nhé.

kỹ năng tạo hình cho trẻ mầm non

Kỹ năng tạo hình giúp trẻ hình thành sự kiên nhẫn tỉ mỉ, tri thức và óc sáng tạo. Ảnh: Internet

Học tạo hình mang lại nhiều giá trị cho trẻ

Tạo hình giúp phát triển hình thành tri thức

Khi học tạo hình, trẻ em có cơ hội độc lập tìm hiểu, khám phá, quan sát và nghiên cứu các đồ vật, sự vật quanh mình. Từ đó có sự hiểu – biết, xây dựng cho riêng mình hệ thống kiến thức về các đối tượng này. Trẻ cũng có thể nhận ra những nét độc đáo, sức hấp dẫn của từng đối tượng mà mình miêu tả, quan sát. Hoạt động này còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Quá trình này lặp lại càng nhiều, vốn hiểu biết của các bạn nhỏ càng “giàu có”.

Học tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mỹ

Hoạt động tạo hình mở ra không gian thuận lợi nhất cho quá trình phát triển toàn diện từ tri giác đến xúc giác và thẩm mỹ. Các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, quan sát,… tìm hiểu lặp đi lặp lại trên nhiều sự vật hiện tượng sẽ giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ như hình dáng, màu sắc, cấu trúc bên trong… Nhờ đó phát triển tính thẩm mỹ của trẻ mạnh mẽ hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn.

Học tạo hình giúp trẻ luyện tập sự kiên nhẫn và tỉ mỉ

Ngoài ra tạo hình cũng được xem là một bộ môn nghệ thuật mà trẻ được sử dụng nhiều chất liệu khác nhau, thể hiện “tác phẩm” một cách trọn vẹn nhất. Để thông thạo bộ môn này đòi hỏi những đôi tay nhỏ bé phải khéo léo từng bước; kết hợp bộ não, mắt, tay…linh hoạt, nhuần nhuyễn. Trẻ cũng có thể vẽ 1 bức tranh trời mưa bằng bút sáp, nhưng cũng có thể cắt dán hiện tượng thời tiết này bằng giấy màu… quá trình này đòi hỏi bé phải tỉ mỉ xé dán đám mây, hạt mưa… sao cho “nghệ” nhất. Chính nhờ sự kiên nhẫn và tỉ mỉ này cũng tập cho trẻ mầm non sự chịu khó, tập trung trong những giờ học sau này.

Kỹ năng tạo hình cho trẻ mầm non

Kỹ năng tạo hình bằng phương pháp vẽ

Vẽ là kỹ năng tạo hình đầu tiên mà hầu như trẻ em nào cũng được tiếp cận. Chính cha mẹ là người hướng dẫn đầu tiên cho con về kỹ năng tạo hình này. Vẽ bao gồm 4 thể loại: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ theo đề tài, vẽ theo ý thích. Tùy theo lứa tuổi và khả năng thích ứng của con, cha mẹ có thể lựa chọn hình thức phù hợp.

kỹ năng tạo hình bằng phương pháp vẽ

Cha mẹ có thể tập cho trẻ học vẽ từ 2-3 tuổi. Ảnh: Internet

Vẽ theo mẫu được hiểu là quá trình con trẻ nhìn mẫu vẽ lại bằng suy nghĩ, cảm thụ chứ không sao chép rập khuôn. Vẽ trang trí là sắp xếp các họa tiết như nét, hình, mảng màu sắc tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Vẽ theo đề tài cho phép trẻ em kết hợp nhiều sự vật khác nhau trong một bối cảnh, không gian nhất định. Vẽ theo ý thích cho phép trẻ mầm non được thỏa sức thể hiện sự yêu thích của mình với thế giới xung quanh, lựa chọn, tái hiện và sáng tạo nó trong tác phẩm.

Kỹ năng tạo hình này giúp cho trẻ mầm non được trau dồi khả năng sáng tạo, tưởng tượng; sự quan sát; trí nhớ về sự vật quanh mình.

Kỹ năng tạo hình bằng hoạt động xé dán

Các chủ đề xé – cắt dán phổ biến cho trẻ mầm non như: rừng cây, đàn vịt, bầu trời, máy bay, lọ hoa, nhà cửa… Trẻ mầm non có thể dựa vào hiểu biết của mình về sự vật mà lựa chọn chất liệu phù hợp với đối tượng cần được thể hiện. Cha mẹ có thể hướng dẫn con các cách xé dán như sau:

  • Xé rách: tốc độ bình thường, nhẹ nhàng
  • Xé toạc: mạnh tay, nhanh, dứt khoát
  • Xé mảng: kiểu xé theo khu vực khoanh vùng đã được định vị hoặc trong tưởng tượng.
  • Xé theo hình châm kim: Là kiểu xé theo hình đã châm lỗ sẵn

kỹ năng tạo hình bằng hoạt động xé dán

Cha mẹ có thể lựa cho con xé dán bằng các nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên như lá cây, vải… Ảnh: Internet.

Tạo hình bằng cách xé dán giúp trẻ biết cách kết hợp: phát hiện, “truy suất bộ nhớ”, động não, tìm kiếm, lựa chọn, tập trung… Kỹ năng tạo hình này luyện cho bé óc quan sát, khả năng sắp đặt

Chất liệu chính của hoạt động tạo hình này thường là giấy. Song ở nhà để tập cho trẻ làm quen với môi trường, cha mẹ có thể lựa cho con xé dán bằng các nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên như lá cây, vải…

kỹ năng xé dán

Kỹ năng xé dán nếu phát triển tốt có thể cho con theo đuổi bộ môn nghệ thuật tranh xé dán về sau. Ảnh: Internet.

Kỹ năng tạo hình với phương pháp nặn

Kỹ năng tạo hình với phương pháp nặn là cách để trẻ em sử dụng đất nặn để tạo ra các hình dạng khác nhau như đồ chơi, thực phẩm, động vật, cây cối… giúp trẻ biết kết hợp giữa tay và mắt để quan sát. Đây cũng là cách khuyến khích trẻ mầm non sáng tạo nặn hình các đối tượng quanh mình bằng hình dạng và kết cấu độc đáo. Ngoài ra kỹ năng tạo hình cho tuổi mầm non cũng kích thích sự học hỏi, phát triển khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng và tương tác xã hội.

kỹ năng tạo hình với phương pháp nặn

Phương pháp nặn giúp trẻ biết kết hợp giữa tay hoạt động và mắt để quan sát. Ảnh: Internet.

Cha mẹ cũng có thể tạo không gian thú vị cho trẻ và kích thích sự tò mò và ham muốn khám phá của trẻ bằng cách cho con tham khảo các mô hình, tranh ảnh, “tiết lộ” cho con cách kết hợp màu sắc, cung cấp vật liệu đa dạng cho trẻ (đất nặn, bột màu, que nhựa…); hướng dẫn trẻ cách sử dụng các công cụ nặn an toàn và hiệu quả.

Những lưu ý khi cha mẹ dạy con kỹ năng tạo hình

Trẻ ở lứa tuổi mầm non là độ tuổi dễ tổn thương và ít khả năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm dù là đồ chơi, hay các đồ vật quanh mình. Do đó cha mẹ cần đảm bảo lựa chọn và cho con sử dụng những chất liệu, bộ dụng cụ, vật dụng hỗ trợ an toàn, kích thước vừa phải, đặc biệt không độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mầm non.

Bên cạnh đó, người thân cần hướng dẫn trẻ sử dụng như cách cầm bút, cách xé theo đường vẽ… Cha mẹ nên tạo môi trường làm việc nhóm, khuyến khích chia sẻ ý tưởng cùng bạn bè. Điều này nhằm giúp con học cách làm việc cùng nhau, trình bày ý tưởng. Cha mẹ cũng có thể tạo không gian trưng bày để các bé được “triển lãm” tác phẩm của bản thân. Nhờ đó, các bạn nhỏ sẽ cảm thấy tự hào về thành quả của nình và kích thích sự yêu thích, khả năng sáng tạo về sau.

Tạo hình là hoạt động góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Thông qua việc học tạo hình, các bé sẽ trải nghiệm, biết trân trọng cái đẹp, đồng thời có thể phát huy trí não, kết hợp linh hoạt thể chất, do đó cha mẹ nên tìm ra phương pháp để dạy con học tạo hình một cách hiệu quả ngay từ nhỏ.

Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu lớp học vẽ cho bé để phát triển cho con, rèn kỹ năng, gia tăng sáng tạo và khơi gợi những ý tưởng đẹp trong tâm hồn con trẻ. Liên hệ đến hotline 1800 255828 nếu bạn cần tư vấn chi tiết về các khóa học cho trẻ và để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Điểm: 4.8 (39 bình chọn)

Tác giả: Lâm Thảo Ngân

Lâm Thảo Ngân có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa và giáo dục. Ngân hiện đang là cộng tác viên biên tập nội dung tại Hướng Nghiệp Á Âu. Thông qua những bài viết của mình, chị sẽ giúp người đọc có thêm những kiến thức chuyên môn về hội họa cũng như kỹ năng nuôi dạy trẻ.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn