Keyword cannibalization là một trong những hiện tượng phổ biến xảy ra trên website, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến SEO. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng Khóa Học SEO Á Âu lý giải từ khóa ăn thịt là gì và cách khắc phục triệt để tình trạng này.
Keyword cannibalization là gì?
Keyword cannibalization (tranh chấp, xung đột từ khóa) xảy ra khi bạn có nhiều bài viết trên website cùng xếp hạng cho cùng một truy vấn tìm kiếm trên Google. Khi bạn nhắm mục tiêu cùng một từ khóa cho hai hoặc nhiều bài viết trên website, chúng sẽ tự “ăn thịt” lẫn nhau, khiến Google “bối rối” khi xếp hạng cho các kết quả.
Thông thường Google sẽ chỉ hiển thị 1 – 2 kết quả từ một domain nhất định cho truy vấn cụ thể nào đó. Nếu bạn có domain với high authority, Google có thể hiển thị 3.
(Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh hưởng của keyword cannibalization đến SEO?
Các bài viết trên website khi cùng nói đến một chủ đề sẽ dẫn đến tình trạng các từ khóa tự tranh chấp lẫn nhau, khiến Google không thể xác định được bài viết nào nên được xếp hạng cao hơn cho một truy vấn cụ thể. Kết quả là thay vì có vị trí ở top đầu, bạn sẽ bị Google đánh rớt thứ hạng ở cả hai bài.
“Ăn thịt” từ khóa vẫn có thể xảy ra khi bạn tối ưu các bài viết cho những từ khóa tương tự nhau (không nhất thiết phải giống 100%). Ví dụ hai bài viết cùng xoay quanh một vấn đề nhưng khi khai thác ở góc độ hơi khác nhau vẫn sẽ khiến Google khó xác định bài viết nào quan trọng hơn để xếp hạng cao hơn.
Cách phát hiện và xử lý tranh chấp từ khóa trên website
Cách nhận biết keyword cannibalization
Cách nhận biết tranh chấp từ khóa trên website khá đơn giản. Bạn có thể kiểm tra bằng cách gõ từ khóa bất kỳ mà bạn nghi ngờ sẽ xuất hiện nhiều kết quả trên SERPs.
Cú pháp site:domain.com “từ khóa” giúp bạn phát hiện website có đang mắc lỗi xung đột từ khóa hay không. Với ví dụ từ khóa “học nấu ăn” khi tìm kiếm trên Google như sau, ba kết quả đầu tiên có thể đang “ăn thịt” lẫn nhau.
Cách xử lý tình trạng tranh chấp từ khóa
Để giải quyết triệt để tình trạng từ khóa ăn thịt trên website, bạn cần làm theo các bước sau:
Audit nội dung
Đầu tiên, bạn phải thống kê lại tất cả những nội dung xoay quanh từ khóa bạn chọn. Với cú pháp site:search, Google sẽ hiển thị tất cả các trang và bài viết trên website có đề cập đến chủ đề bạn tìm kiếm. Ví dụ site:huongnghiepaau.com “hoc digital marketing”. Khi đó, bạn sẽ có tất cả những nội dung xoay quanh từ khóa “hoc digital marketing” xuất hiện trên website huongnghiepaau.com.
Theo dõi, phân tích hiệu quả
Vào Google Search Console => Performance
(Nguồn ảnh: Internet)
Sau đó tại thanh Filter chọn Query rồi gõ từ khóa bạn muốn vào. Ví dụ dưới đây là từ khóa “keyword research”.
(Nguồn ảnh: Internet)
Google Search Console cho ra tất cả truy vấn chứa hai từ “keyword” và “research”, giúp bạn có được hai thông tin quan trọng:
– Danh sách các từ khóa mà website của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, lượng click và click-through-rate (CTR) cho các từ khóa đó.
– Danh sách các trang nhận tất cả lượng traffic và lượng traffic mỗi trang nhận được.
Theo ví dụ trên, kết quả thu được là có 3 trang đang nhận đến 99% lượng traffic, tuy nhiên có đến 18 bài viết liên quan đến một chủ đề “keyword research”, nghĩa là đã đến lúc bạn cần thu dọn bớt một số post sau khi kiểm tra từng post cẩn thận.
Ngoài ra, bạn có thể dùng Page filter, giúp bạn sàng lọc URL theo nhóm hoặc một URL cụ thể (thông thường các trang lớn có thể lọc theo nhóm URL). Trong trường hợp này, bạn có thể nhìn vào dữ liệu của từng post riêng lẻ nếu muốn tìm kiếm và sửa lỗi xung đột từ khóa trên website.
Giữ hay bỏ?
Ở bước cuối cùng, bạn phải quyết định giữ lại hay xóa bớt nội dung. Với mỗi post, bạn đánh giá xem chúng có những thông tin trùng lặp nào có thể gom lại thành một bài không. Sau đó, 301 redirect những post và trang mà bạn đã xóa.
Ngoài ra, với những bài viết không xếp hạng cho “keyword research” nhưng lại chứa long-tail keyword (từ khóa dài) thì bạn vẫn nên giữ lại và redirect chúng đến bài viết quan trọng hơn, bởi vì khi liên kết từ bài ít quan trọng hơn đến bài quan trọng nhất, bạn đang thiết lập cấu trúc liên kết nội bộ chặt chẽ giúp Google xác định mức độ quan trọng của bài viết.
Và đừng quên cố gắng duy trì các bước này ít nhất mỗi năm một lần cho những cụm từ khóa quan trọng mà bạn muốn xếp hạng.
Tóm lại, website càng lớn, nội dung càng dày đặc đồng nghĩa nguy cơ mắc phải keyword cannibalization càng cao. Hi vọng thông qua bài viết trên về xung đột từ khóa, bạn sẽ có những giải pháp hiệu quả giải quyết triệt để tình trạng đó, giúp website bứt phá thứ hạng trên bộ máy tìm kiếm.
Ý kiến của bạn