Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp phép kinh doanh nhà hàng là yếu tố pháp lý mà bất kỳ nhà đầu tư F&B nào cũng cần quan tâm trước khi tiến hành kinh doanh chính thức. Để đảm bảo không bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, chủ đầu tư cần trang bị những kiến thức hữu ích sau về giấy phép kinh doanh ăn uống.
Giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống bao gồm gì?
Điều kiện hồ sơ, thủ tục cấp phép kinh doanh nhà hàng có sự thay đổi tùy theo mô hình. Cùng tham khảo một số thông tin sau từ công ty luật ACC về giấy phép kinh doanh nhà hàng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan/tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
(Nguồn ảnh: Internet)
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan/tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
(Nguồn ảnh: Internet)
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên và giấy tờ kèm theo, gồm:
+ Đối với thành viên là cá nhân: bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của tổ chức; văn bản ủy quyền, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
(Nguồn ảnh: Internet)
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần nhà hàng
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo điều lệ công ty.
(Nguồn ảnh: Internet)
- Danh sách cổ đông sáng lập và giấy tờ kèm theo, gồm:
+ Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
+ Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của tổ chức; văn bản ủy quyền, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
(Nguồn ảnh: Internet)
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Câu hỏi khác về thủ tục giấy phép kinh doanh nhà hàng
Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng từ cơ quan nào?
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(Nguồn ảnh: Internet)
Thời gian cấp giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống?
Theo công ty luật ACC, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống?
Theo thông tin từ công ty Nam Việt Luật, cơ quan quản lý sẽ tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh ăn uống với một trong các trường hợp sau:
- Giấy phép kinh doanh được cấp không đúng theo thẩm quyền.
- Giấy phép kinh doanh không đầy đủ hoặc không thực hiện đúng theo những quy định nằm trong điều kiện.
- Giả mạo bộ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh ăn uống.
- Kết thúc mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất.
- Đã có giấy phép kinh doanh ăn uống nhưng không có hoạt động nào trong 12 tháng liên tiếp.
(Nguồn ảnh: Internet)
Trong vòng 5 ngày làm việc (từ ngày nhận quyết định thu hồi giấy phép), cần tiến hành nộp bản gốc của giấy phép kinh doanh ăn uống đến cơ quan thẩm quyền của nhà nước đã ra quyết định thu hồi.
Một số giấy tờ khác liên quan giấy phép kinh doanh nhà hàng
Theo công ty luật ACC, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ sở kinh doanh, sẽ cần thêm:
- Giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy phép bán lẻ rượu tại chỗ (do UBND quận huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh cấp).
- Giấy phép bán lẻ thuốc lẻ.
(Nguồn ảnh: Internet)
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn sử dụng bao lâu?
Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn sử dụng trong 3 năm.
Trước 6 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận hết hạn, cơ sở kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận trong trường hợp vẫn tiếp tục kinh doanh.
Chi phí đăng ký kinh doanh nhà hàng bao nhiêu?
Theo công ty luật ACC, chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh ăn uống gồm:
- Lệ phí nhà nước: từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng
- Phí dịch vụ: từ 300.000 đồng
(Nguồn ảnh: Internet)
Hướng Nghiệp Á Âu vừa cùng bạn tham khảo những thông tin cơ bản về điều kiện, giấy phép kinh doanh nhà hàng ăn uống. Nếu đang ấp ủ dự định mở nhà hàng, quán ăn và muốn trực tiếp kinh nghiệm từ các nhà cố vấn đầu tư F&B thì bạn có thể tìm hiểu chương trình khởi sự nhé.
Ý kiến của bạn