Bảo quản nguyên vẹn hệ thống thông tin là nhiệm vụ sống còn trong quy trình vận hành và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bên cạnh yếu tố con người thì các nguyên nhân như lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, hacker xâm nhập, hủy hoại thông tin… là những nguy cơ luôn hiện hữu và đe dọa sự an toàn của tài nguyên dữ liệu. Vì vậy, backup dữ liệu là một bước không thể thiếu để bảo vệ và khôi phục mạng lưới thông tin khi xảy ra sự cố. Bài viết dưới đây, Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu sẽ giúp bạn hiểu tường tận các giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.
Backup dữ liệu giúp doanh nghiệp thuận lợi đối phó trước những rủi ro
không mong muốn (Ảnh: Internet)
Backup Dữ Liệu Là Gì?
Backup dữ liệu là quy trình sao chép và lưu trữ dữ liệu từ hệ thống gốc sang vị trí khác để bảo vệ thông tin trước các rủi ro như sự cố máy tính, server, virus, tấn công mạng hoặc lỗi người dùng. Dữ liệu được backup có thể được lưu trữ trên ổ cứng, USB, internet hoặc ứng dụng đám mây.
Mục đích của việc backup dữ liệu là giúp doanh nghiệp khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo mọi quy trình làm việc vẫn diễn ra bình thường trong trường hợp hệ thống bị tấn công hoặc gặp sự cố.
Vì là biện pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên doanh nghiệp phải thường xuyên backup dữ liệu đều đặn qua hàng năm, hàng quý, hàng tháng hay thậm chí là hằng ngày chứ không đợi tới lúc hệ thống thực sự gặp vấn đề mới bắt đầu loay hoay tìm cách xử lý.
Backup dữ liệu là yêu cầu cấp thiết của mọi tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp
có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường (Ảnh: Internet)
Vì Sao Doanh Nghiệp Phải Thường Xuyên Thực Hiện Backup Dữ Liệu?
Nếu doanh nghiệp có hầu hết quy trình hoạt động đều bị ràng buộc bởi môi trường số thì việc backup dữ liệu là một giải pháp rất có ý nghĩa. Điều này giúp tổ chức bảo vệ tài liệu dễ bị tổn thương trước những sự cố không mong muốn như lỗi phần mềm, phần cứng, hacker độc hại… Dưới đây là các hiệu quả khi doanh nghiệp tích cực sao lưu dữ liệu qua từng chu kỳ.
Bảo Vệ Thông Tin Khách Hàng
Contact khách hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Vì thế, việc backup dữ liệu để bảo vệ thông tin khách hàng là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
Đảm Bảo Tính Liên Tục Trong Kinh Doanh
Dữ liệu là nền tảng cơ bản phục vụ quy vận hành hằng ngày của doanh nghiệp. Khi dữ liệu bị mất, mọi hoạt động kinh doanh sẽ bị đình trệ, gây nên tổn thất lớn về thời gian và chi phí. Backup dữ liệu giúp doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục data và hoạt động bình thường trở lại nếu hệ thống đối diện với tình huống bất ngờ.
Bảo Vệ Kho Hình Ảnh, Video, Văn Bản
Dữ liệu văn bản, hình ảnh và video khi mất đi sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian để khôi phục lại đầy đủ như hiện trạng ban đầu. Thế nên, đây là nhóm dữ liệu cần được thường xuyên sao lưu để khi xảy ra vấn đề, doanh nghiệp sẽ không phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Hạn Chế Những Tác Động Từ Lỗi Con Người
Sai sót trong quá trình làm việc như vô tính xóa nhầm file hoặc nội bộ công ty cố tình hủy hoại nguồn tài liệu quý giá của doanh nghiệp… là những hành vi không thể lường trước được. Vì thế, với bản sao lưu, tổ chức có thể dễ dàng khôi phục dữ liệu bị xóa hoặc chỉnh sửa nhầm.
Hơn hết, backup dữ liệu mang lại sự an tâm cho doanh nghiệp giữa thương trường
đầy rẫy tính cạnh tranh như hiện nay (Ảnh: Internet)
Những Mô Hình Backup Dữ Liệu Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Full Backup (Sao Lưu Toàn Bộ)
Đây là mô hình backup dữ liệu toàn diện nhất. Khi đó, tất cả tập tin, thư mục đều được đồng bộ sao lưu. Full Backup là quá trình nhân bản và sao chép toàn bộ dữ liệu qua một vị trí khác. Đây là phương pháp an toàn nhất nhưng có nhược điểm là tốn nhiều thời gian và dung lượng lưu trữ.
Incremental Backup (Sao Lưu Tăng Dần)
Sao lưu tăng dần chỉ sao lưu tệp data mới và dữ liệu cũ đã được update. Ưu điểm của mô hình này là giúp doanh nghiệp thuận tiện sao lưu dữ liệu theo từng chu kỳ thời gian và tốn ít dung lượng. Tuy nhiên, thời gian diễn ra rất chậm bởi bản sao lưu phải được tổng hợp từ nhiều bản backup trước đó.
Differential Backup (Sao Lưu Khác Biệt)
Sao lưu khác biệt chỉ sao lưu dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu đầy đủ gần nhất. Phương pháp này khá giống với Incremental Backup nhưng lại tốn nhiều dung lượng hơn.
Backup Online (Sao Lưu Trực Tuyến)
Sao lưu trực tuyến là giải pháp backup dữ liệu trên môi trường đám mây và được kiểm soát 24/7. Hình thức này có tính an toàn khá cao, giúp người dùng dễ dàng truy cập dữ liệu nhưng nhược điểm lớn nhất nằm ở độ bảo mật, bởi các dịch vụ trực tuyến thường có nhiều nguy cơ bị xâm nhập, đánh cắp thông tin.
Backup Offsite (Sao Lưu Ngoài)
Backup offsite chỉ việc sao lưu dữ liệu tại một vị trí khác với vị trí gốc của dữ liệu. Đây là biện pháp an toàn để bảo vệ dữ liệu khỏi những sự cố tại chỗ như bão lũ, hỏa hoạn…
Có rất nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu thông dụng hiện nay (Ảnh: Internet)
2 Giải Pháp Backup Dữ Liệu An Toàn Mà Doanh Nghiệp Không Nên Bỏ Qua
Backup Dữ Liệu Bằng Thiết Bị Phần Cứng
Những thiết bị phần cứng phổ biến như ổ đĩa, USB, thẻ nhớ, NAS (Network Attached Storage)… là biện pháp lưu trữ truyền thống, cung cấp môi trường an toàn để bảo vệ dữ liệu khỏi những tác nhân bên ngoài. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp cần lưu trữ đa dạng nguồn dữ liệu nội bộ hoặc bị hạn chế về vấn đề kết nối internet.
Đặc điểm của giải pháp này là hoàn toàn cách ly với internet, giúp bảo vệ tuyệt đối dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng và hỗ trợ người dùng khai thác dữ liệu dù đang trong trạng thái ngoại tuyến.
Tuy nhiên, cách sao lưu này có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu khá cao, thời gian thực hiện chậm và cần được bảo trì thường xuyên.
Sao lưu dữ liệu bằng các thiết bị phần cứng là giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp
đơn giản và an toàn (Ảnh: Internet)
Backup Dữ Liệu Bằng Ứng Dụng Phần Mềm
Phần mềm luôn đóng vai trò chủ đạo và thiết yếu trong chiến dịch sao lưu dữ liệu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Hiện có rất nhiều nền tảng phần mềm được tích hợp công nghệ hiện đại để phục vụ tốt tiến trình backup dữ liệu như NovaBackup, EaseUS Todo Backup, AOMEI Backupper, Paragon Backup & Recovery…
Loại hình backup dữ liệu bằng phần mềm được thực hiện
nhanh chóng và dễ dàng mở rộng (Ảnh: Internet)
Backup Dữ Liệu Bằng Dịch Vụ Đám Mây
Một trong những phương pháp sao lưu dữ liệu hiện đại và được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng mạnh mẽ hiện nay là backup dữ liệu bằng đám mây. Với biện pháp này, người dùng có thể sao lưu dữ liệu từ xa và không bị phụ thuộc vào internet.
Ưu điểm lớn của mô hình này là dù internet hay phần cứng gặp vấn đề thì bản sao được lưu trữ trên đám mây vẫn hoạt động bình thường và hiệu quả.
Sao lưu bằng hạ tầng đám mây mang lại sự linh hoạt và
độ bảo mật mạnh mẽ (Ảnh: Internet)
Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về chủ đề giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp. Hy vọng, qua bài viết sẽ giúp bạn nắm vững toàn vẹn khái niệm về sao lưu dữ liệu cùng các mô hình, giải pháp sao lưu hiệu quả nhất hiện nay. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin – Hướng Nghiệp Á Âu để khám phá thêm nhiều kiến thức và giải pháp công nghệ hàng đầu hiện nay.
Ý kiến của bạn