Xu hướng Digital Marketing 2021: 25 gợi ý triển khai thực tế (Phần 1)

Hãy cùng đánh giá những thay đổi trong lĩnh vực digital marketing dưới đây để nhận diện những cơ hội mới có thể nâng cao lượng lead và sales cho doanh nghiệp.

Luôn có một mối quan tâm lớn đối với các xu hướng digital marketing và sự đổi mới trong lĩnh vực tiếp thị khi chúng ta chuẩn bị bước sang năm mới. Và đúng là như vậy, vì việc xem xét lại những đổi mới trong lĩnh vực digital marketing, công nghệ và các nền tảng cho năm tới có thể giúp các marketer định hình những cơ hội mới mà các doanh nghiệp và nhà tiếp thị nhạy bén có thể nắm bắt… nếu họ tìm đúng chỗ và biết đặt ra đúng vấn đề.

digital-marketing-trends-2021-part-1-featured-image

Trong bài viết này, hãy cùng Khóa học Digital Marketing Á Âu khám phá những xu hướng chủ yếu dựa trên nền tảng là mô hình vòng đời khách hàng RACE – xác định 25 hoạt động digital marketing quan trọng mà các doanh nghệp có thể khai thác để thúc đẩy tăng trưởng thông qua:

  • Lượt reach được nâng cao thông qua các kênh kỹ thuật số
  • Gia tăng mức độ tương tác trên nền tảng digital của các đối tượng khán giả
  • Quản lý hoạt động digital marketing hiệu quả hơn để tích hợp nó vào trong các hoạt động marketing

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có một hướng tiếp cận rõ ràng để tận dụng những kỹ thuật digital marketing “thường xanh” và mới nhất. Mô hình RACE dưới đây mang đến cho bạn một cách thức đơn giản để xây dựng nên một kế hoạch digital marketing.

RACE-planning-framework

Mô hình lập kế hoạch RACE (Nguồn: Smart Insights)

Những xu hướng digital marketing nào chúng ta nên quan tâm?

Đầu tiên, điều quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp là họ phải đánh giá lại xem mình có thể khai thác những xu hướng marketing mới nhất như thế nào để có thể ứng dụng những sự đổi mới thông qua quy tắc phân bổ trọng tâm tiếp thị 70:20:10. Avinash Kaushik – nhà “truyền bá” digital marketing của Google đã giải thích về những lợi ích của lối tư duy này:

70% chúng ta sẽ dành để tập trung vào những thứ mà chúng ta đều biết là rất quan trọng đối với doanh nghiệp của mình. 20% là điểm mà chúng ta đang cố gắng để vượt qua giới hạn. Khám phá những ẩn số đã biết. Và 10% cuối cùng là không gian để thử nghiệm những điều điên rồ thật sự. Cố gắng tìm ra cách làm những thứ “khó nhằn” mà chúng ta sẽ thất bại nhiều hơn là thành công. Nhưng với mỗi thành công, bạn sẽ xây dựng nên một lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Vậy nên đánh giá các đổi mới có thể giúp bạn vượt qua ranh giới và cải thiện cả các hoạt động digital marketing.

Thật ra thì, các xu hướng xoay quanh chiến thuật digital marketing đều giống nhau qua từng năm – với nhiều sự quan tâm dành cho mảng tìm kiếm (search), social, và email marketing, cùng thiết kế web mới (new web design) và các kỹ thuật content marketing để thu hút và chuyển đổi những đối tượng mục tiêu. Theo truyền thống, thì những đổi mới về công nghệ chính là động lực tạo nên các xu hướng trong lĩnh vực digital marketing bao gồm những thay đổi về:

  • Nền tảng kỹ thuật số (Digital platforms): Những sự đổi mới đến từ các doanh nghiệp FAMGA, bao gồm: Facebook Inc (FB), Apple Inc (AAPL), Microsoft Corp (MSFT), Google (GOOG) và Amazon.com Inc (AMZN).
  • Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ Marketing (Martech vendors): Đặc biệt là các công ty tiếp thị lớn có nền tảng đám mây với ngân sách R&D khổng lồ như Salesforce, Oracle, HubSpot và các công ty với nền tảng người dùng lớn hơn (user base) nhắm mục tiêu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) như Mailchimp.
  • Các cơ quan tiêu chuẩn độc lập (Independent standards bodies):bao gồm World Wide Web Consortium, hay W3C— với Tim Berners-Lee là nhà sáng lập và điều hành hiện tại; bộ tiêu chuẩn Living Standard bởi Web Hypertext Application Technology Working Group, hay WHATWG và Internet Engineering Task Force (IETF).

Thông thường thì các xu hướng không phụ thuộc vào các tác nhân kinh tế, nhưng năm nay là một ngoại lệ. Tất nhiên là, sự khác biệt lớn ảnh hưởng đến những thay đổi trong đầu tư tiếp thị trong năm 2021 là từ sự tàn phá mà dịch COVID-19 đã gieo rắc trên toàn thế giới. Mặc dù trong một số lĩnh vực, vẫn có các doanh nghiệp “chiến thắng” nhờ vào nhu cầu được giữ nguyên hoặc thậm chí là tăng lên, thì phần còn lại, cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã “thất trận”. Bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, thì các phương thức tăng trưởng có chi phí thấp hoặc không tốn chi phí đều trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này có thể góp phần lý giải tại sao các kỹ thuật dựa trên nền tảng AI sẽ được trình bày trong bài viết này lại chưa phổ biến đối với khá nhiều người.

Chu kỳ kỳ vọng mới nhất của công nghệ digital marketing (digital marketing technology hype cycle)

Xuyên suốt tất cả nền tảng kỹ thuật số (digital platform) và dịch vụ tiếp thị qua nền tảng đám mây (marketing cloud service), tất cả xu hướng đều đã được công ty Gartner tổng hợp lại và biểu diễn thành chu kỳ kỳ vọng digital marketing mới nhất như sau:

hype-cycle-digital-marketing-2020

Hype Cycle trong lĩnh vực Digital Marketing của năm 2020 (Nguồn: Gartner)

Từ việc xem xét hype cycle mới nhất cùng với những gợi ý đổi mới sẽ được trình bày trong bài viết này, dưới đây là các chủ điểm marketing cốt lõi được dự đoán là nổi bật nhất đối với các marketer khi xem xét việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào năm 2021 và nhiều năm tới:

  • Tiếp thị đối thoại (Conversational marketing)là một tính năng phổ biến trên các nền tảng Martech mới. Về định nghĩa, nó là một khái niệm rộng bao hàm nhiều hình thức đối thoại giữa thương hiệu & các đối tượng tiềm năng cùng các khách hàng dưới vai trò là một phần của quy trình bán hàng và customer service; hoạt động này khai thác hành vi thích được trò chuyện của con người để thu thập – tiếp nhaanjn hững thông tin cá nhân, từ đó phân bổ đến từng đối tượng những quảng cáo cá nhân hóa phù hợp. Đây được xem là một trong 6 trụ cột của hoạt động digital marketing hiệu quả
  • Quyền riêng tư và sự đồng ý của người tiêu dùng (Consumer privacy & consent)là một công nghệ mới nổi đáng chú ý trên đường đồ thị xu hướng marketing, nhưng đáng ngạc nhiên là nó lại không xuất hiện trên đồ thị của năm 2020, đặc biệt là khi một trong những xu hướng lớn nhất trong quảng cáo của năm 2020 là những bước tiến của Apple, Google và Mozilla nhằm gia tăng khả năng kiểm soát về quyền riêng tư cho người dùng trên các trình duyệt của họ. Đây là điều đang “đe dọa” và có khả năng gây ra sự “xáo trộn” lớn các mô hình quảng cáo hiện tại của Facebook, Google và các mạng lưới ad network.
  • Trí tuệ nhân tạo và công nghệ học máy trong Marketing (Artificial Intelligence & machine learning), 2 xu hướng công nghệ này đang tiến vào giai đoạn “trough of disillusionment” (tạm dịch: đáy của sự vỡ mộng) trong chu kỳ kỳ vọng. Điều này là phù hợp với các kết quả từ nhiều nghiên cứu về hoạt động quản trị digital marketing trong giới marketer – cho thấy sự thiếu quan tâm khá nhiều đối với việc ứng dụng công nghệ AI và Machine Learning dù cho có nhiều nhà cung cấp mang đến những giải pháp về công nghệ AI. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa am hiểu nhiều về hoạt động digital marketing c ủa họ, vậy nên chỉ có khoảng 10-20% doanh nghiệp có quy mô và kỹ năng triển khai AI là đang sử dụng nó.
  • “Cá nhân hóa” (personalization) được gọi là “Nhân cách hóa” (personification). Xu hướng này cũng đang tiến vào giai đoạn “đáy” trên hype cycle. Phần đánh giá dưới đây sẽ giải thích tại sao Gartner thích sử dụng khái niệm “personification” (nhân cách hóa) hơn là khái niệm “personalization” (cá nhân hóa) – vốn được sử dụng rộng rãi hơn, để miêu tả về kỹ thuật này.
  • Các Marketing Hub (nền tảng đám mây) và tiếp thị tự động qua email (email automation)đang dần được áp dụng rộng rãi. Nhiều kỹ thuật được trình bày trong bài viết này hiện đang sẵn có và áp dụng được ngay nếu bạn sử dụng một nền tảng marketing cloud.
  • Có ít sự đổi mới hơn những năm trước đó vì giai đoạn “bình minh công nghệ” (innovation trigger) trong đường đồ thị marketing của hype cycle vẫn còn thưa thớt, cho thấy rằng có tương đối ít các công nghệ thực sự mới đang nổi lên. Thực tế là, công nghệ tìm kiếm trực quan visual search đã từng xuất hiện ở đây trước đây. Điều này gợi ý rằng điểm “chín” trong các công cụ đã được chạm đến và các công nghệ hay kỹ thuật thực sự mới mẻ sẽ càng hiếm hơn trong tương lai.

Bây giờ, hãy cùng xem qua các gợi ý cụ thể dựa trên những nền tảng đổi mới được nhóm lại theo các hoạt động trong mô hình vòng đời khách hàng RACE để khám phá xem các công nghệ mới có thể được áp dụng trong các hoạt động marketing ra sao.

REACH: Nâng cao độ nhận biết thông qua các phương tiện digital media

Trong phạm vi các phương tiện truyền thông, bài viết sẽ tập trung vào những thay đổi đối với hoạt động tìm kiếm và social media marketing – đây là hai kênh quan trọng nhất đối với các marketer – dù cho việc sử dụng các quảng cáo hiển thị tự động (programmatic display advertising) tiếp tục gia tăng ở các thương hiệu lớn.

Gợi ý 1. Organic search: Theo dõi các cập nhật thuật toán cốt lõi và thuật toán EAT

Trong năm 2020, các bản cập nhật core update đã có tác động lớn đến khả năng hiển thị tự nhiên (organic visibility) đối với các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực.

Trong bài viết khuyến nghị What webmasters should know about Google’s core updates (tạm dịch: Những gì nhà quản trị website cần biết về các đợt cập nhật thuật toán cốt lõi của Google), Google đã giải thích về vấn đề này như sau:

“Mỗi ngày, Google thường cho ra đời một hoặc nhiều thay đổi mới được thiết kế để cải thiện các kết quả tìm kiếm. Phần lớn chúng đều không đáng chú ý nhưng chúng giúp chúng tôi từng bước ngày càng hoàn thiện hơn.

Chúng tôi dự định sẽ xác nhận những cập nhật như thế khi chúng tôi cảm thấy rằng có những thông tin hữu ích mà các nhà quản trị website, nhà sản xuất content hoặc những người khác có thể sử dụng để lên kế hoạch hành động và thay đổi cho phù hợp.”

Những khuyến nghị và các case study gần đây thường đề cập đến tầm quan trọng dài hạn của việc chất lượng nội dung (content quality) có ảnh hưởng đến các tín hiệu E.A.T (Expertise – Tính chuyên môn, Authority –  Tính thẩm quyền/độ uy tín và Trust – Độ tin cậy). Vậy nên nếu bạn nghiêm túc về việc cạnh tranh trên SERP, bạn nên tìm hiểu thông tin mới nhất về tài liệu Search Quality Guideline để đối chiếu những nội dung trong đó.

Gợi ý 2. Organic search: Tìm kiếm các cơ hội từ những dữ liệu có cấu trúc (structured data) và các tính năng của kết quả tìm kiếm (SERP feature).

Bill Slawki là một nhà nghiên cứu theo dõi rất “sát sao” các bằng sáng chế và thay đổi từ Google. Vào tháng 05/2020, ông cũng đã thông báo rằng Schema phiên bản 8.0 đã được ra mắt và tầm quan trọng của dữ liệu có cấu trúc ngày càng tăng để đạt được những kết quả có định dạng rich result:

tweet-cua-bill-slawki-ve-phien-ban-schema-8

Bill Slawki tweet về phiên bản Schema 8.0 (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, trong bài viết What’s next for schema – 4 predictions for how structured data will change in the next year (tạm dịch: Bước phát triển tiếp theo của Schema – 4 dự đoán về sự thay đổi của dữ liệu có cấu trúc trong năm tới), Bluearray cũng đã đưa ra một số dự đoán như sau:

  • Google sẽ chỉ hỗ trợ các đánh dấu Schema với ngôn ngữ JSON-LD
  • Google sẽ hỗ trợ nhiều hơn trong Google Search Console
  • Những “hình phạt” cho việc sử dụng Schema không đúng cách
  • org sẽ trở nên to lớn và “đồ sộ” hơn nữa

Những dự đoán này cũng đang dần trở thành hiện thực khi vào tháng 09/2020 chúng ta đã nhìn thấy được ví dụ đầu tiên về các đoạn kết quả có cấu trúc (structured snippet) trên không gian SERP – đây là bằng chứng cho thấy một xu hướng mới sẽ diễn ra trong tương lai. Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy How-to Schema xuất hiện ở ngay phía trên đoạn Featured Snippet (trích dẫn nổi bật).

structured-snippet-tren-SERP

Ví dụ về structured snippet trên SERP (Nguồn: Search Engine Roundtable)

Gợi ý 3. Organic search: Voice search vẫn được “ca tụng” nhưng sẽ chưa mang lại nhiều kết quả cho hầu hết doanh nghiệp.

Gợi ý này có thể sẽ gây khó hiểu đối với nhiều người vì chúng ta vẫn thường nghe những khuyến nghị rằng Voice Search là xu hướng hàng đầu mà các doanh nghiệp cần đầu tư sự tập trung. Quay ngược thời gian về lại năm 2014, các báo cáo đã đưa ra dự đoán rằng “voice search sẽ chiếm đến 50% tổng lượng tìm kiếm vào năm 2020”. Bây giờ chúng ta đang ở cuối năm 2020, và nó vẫn đang được quảng bá rộng rãi, tất nhiên là việc sử dụng các thiết bị loa thông minh (smart speaker) đã gia tăng đáng kể, nhưng thực tế là các tìm kiếm dựa trên giọng nói trên nền tảng mobile và desktop có tác động rất ít đến việc triển khai hoạt động SEO thực tế đối với phần lớn doanh nghiệp.

Cameo Digital cũng trình bày một số quan điểm giải thích về tác động hạn chế của voice search khi họ nhận xét rằng bất kể sự hấp dẫn đối với voice search có tăng lên hay không, thì cuộc chơi vẫn giống nhau đối với những người làm SEO. Họ giải thích rằng voice search liên quan đến việc sử dụng một mệnh lệnh bằng giọng nói để truy xuất thông tin bạn muốn từ các công cụ tìm kiếm với 2 loại hình voice search, mỗi loại sẽ mang đến kết quả khác nhau. Tuy nhiên thì chỉ có loại đầu tiên là liên quan đến SEO:

  • Loại 1: Khi người dùng chọn sử dụng khẩu lệnh (voice command) thay vì nhập truy vấn vào Google. Đây được xem như là một tìm kiếm thông thường, dữ liệu của nó sẽ được thu thập trong Google Search Console, vậy nên hoạt động SEO sẽ diễn ra như bình thường.
  • Loại 2: Khi người dùng chọn sử dụng khẩu lệnh để nhận được một câu trả lời bằng giọng nói (spoken answer). Đây là trường hợp xảy ra đối với nhiều thiết bị loa thông minh như Google Home và Amazon Alexa. Các tìm kiếm này không được lưu trữ trong Google Search Console và có rất ít sự liên hệ với SEO.

Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tận dụng bất kỳ thay đổi dựa trên giọng nói nào trong hành vi tìm kiếm bằng cách tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của SEO như nghiên cứu từ khóa, các phương pháp hay nhất về tối ưu hóa trên trang, dữ liệu có cấu trúc và tạo nội dung chất lượng với các yếu tố E.A.T cao để phù hợp với các hành vi tìm kiếm đang thay đổi, bao gồm nhiều truy vấn có tính đối thoại (conversational query) hơn.

Ngoài ra, các thay đổi trong hành vi tìm kiếm từ khóa được thúc đẩy bởi các truy vấn hội thoại tại khu vực địa phương (local voice query) ngày càng tăng cũng rất quan trọng để tối ưu hóa nếu bạn nhắm mục tiêu đến những người mua tại khu vực địa phương.

Gợi ý 4. Paid search: Đánh giá việc sử dụng các nền tảng tối ưu hóa học máy một cách cẩn thận

Mặc dù nhiều nghiên cứu đều cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp đều nói rằng họ không sử dụng công nghệ học máy trong nội bộ, nhưng nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng nó như là một dịch vụ bên ngoài vì đây là một phần lớn trong cơ chế tìm kiếm tự nhiên và có trả phí và đặc biệt là nó cũng mang đến nhiều tùy chọn trong Google Ads.

Bạn có thể thấy tiền tố “Smart” ngày càng được gắn vào nhiều sản phẩm hay dịch vụ của Google. Mục tiêu ở đây là để giúp cho các doanh nghiệp quản lý sự phức tạp của hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo để tăng ROI, trong khi (tất nhiên là) vẫn bảo đảm doanh thu từ quảng cáo của Google. Tuy nhiên, có một vài dịch vụ nên được sử dụng một cách cẩn thận. Ví dụ, tính năng “Smart Goals” trong Google Analytics sẽ tự đề ra tiêu chuẩn đánh giá một kết quả marketing thế nào là tích cực thay vì để doanh nghiệp chỉ định nó.

Bên cạnh đó, các chiến dịch thông minh (smart campaign) trong Google Ads đã được giới thiệu để đơn giản hóa quy trình quản lý Google Ads phức tạp cho các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều nhược điểm lớn trong việc giảm đi quyền kiểm soát và insight của các chiến dịch, và điều này có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể trở nên “quá lớn” để sử dụng giải pháp này.

Một số người nhìn nhận việc ứng dụng AI sẽ làm giảm đi quyền kiểm soát của họ và họ đã đúng với câu hỏi về ROI. Nhưng cũng có nhiều người đồng thuận với quan điểm rằng các doanh nghiệp nên nắm bắt công nghệ Machine Learning và phát triển những kỹ năng để hiểu được nó. Ví dụ, cơ chế đấu thầu thông minh (smart bidding) của Google có thể giúp quản lý việc đấu thầu của một số lượng lớn vị trí quảng cáo sản phẩm trên Google Shopping.

Gợi ý 5. Thử nghiệm tối ưu hóa quảng cáo (ad optimization testing) trở nên tinh vi hơn khi các nền tảng quảng cáo phát triển.

Với hơn 2/3 chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số hiện nay là dành cho Facebook và Google, việc tối ưu trên các nền tảng này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng nghiên cứu từ Tập đoàn Boston Consulting Group cho thấy rằng chỉ có 9% các marketer có thể dự đoán chính xác tác động của sự thay đổi 10% trong chi tiêu tiếp thị.

Việc phân bổ và tối ưu hóa một cách sáng tạo ngày càng trở nên quan trọng hơn để hiểu được các hành trình phức tạp của khách hàng qua các thiết bị mobile và desktop với các vị trí đặt quảng cáo khác nhau. Ví dụ, chỉ xét trên Facebook, một quảng cáo có thể xuất hiện dưới nhiều vị trí đa dạng, chẳng hạn như trong Bảng tin Facebook (Newsfeed), trong định dạng Bài viết tức thì (Instant Articles), hay trong các Stories, Reels trên Instagram (cũng giống như TikTok, Reels cho phép người dùng tạo ra các video ngắn có kèm những hiệu ứng thú vị kèm nhạc để chia sẻ với người theo dõi). Bạn có thể tham khảo thêm các case study thú vị từ Facebook để xem các công ty tiên tiến hơn đang tối ưu hóa quảng cáo bằng cách sử dụng tính năng tùy chỉnh vị trí đặt quảng cáo mới của Facebook để đạt được những mục tiêu của họ ra sao:

https://www.facebook.com/business/news/insights/how-5-brands-balanced-campaign-relevance-and-reach

Gợi ý 6. Xem xét thay đổi việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là các nền tảng video như TikTok và Reels.

Trong thời kỳ đại dịch, việc sử dụng mạng xã hội đã tăng lên một cách tự nhiên, cũng giống như của sự thay đổi về tầm quan trọng của các mạng xã hội dưới vai trò là một phương thức để tạo ra độ nhận biết thương hiệu. TikTok nổi lên là một nền tảng mạng xã hội chuyên về video không ngừng bùng nổ và lan tỏa độ phổ biến trên toàn cầu.

su-bung-no-cua-tiktok-ngoai-trung-quoc

Sự bùng nổ của Tiktok ngoài thị trường Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Với việc Tiktok mở rộng các tùy chọn quảng cáo và đăng tải các câu chuyện mô tả cách mà nền tảng này có thể làm gia tăng ý định mua hàng ra sao, nó sẽ là một nền tảng cần theo dõi trong năm 2021 khi dịch vụ của nó sẽ được tái định hình sau phi vụ mua lại thương hiệu này. Để đáp lại, Facebook cũng đã cho ra mắt Instagram Reels, sẽ rất thú vị để xem các thương hiệu sử dụng những nền tảng chia sẻ video ngắn này như thế nào.

instagram-reels

Instagram Reels (Nguồn: Internet)

Gợi ý 7. Xem xét các tùy chọn tương tác đối với các nền tảng nhắn tin (messaging platform).

Mỗi mạng xã hội đều hỗ trợ tính năng nhắn tin trực tiếp và nhắn tin theo nhóm và tất nhiên, có nhiều ứng dụng dành riêng cho việc này chẳng hạn như WhatsApp, Messenger, Viber hay Snapchat. Các nền tảng này cũng mang đến nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các đối tượng như được trình bày trong infographic thú vị dưới đây. Có một lưu ý là quy mô hay kích cỡ là quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả; bạn không thể xuất hiện trên mọi nền tảng cùng một lúc và bạn nên điều chỉnh thông điệp của mình sao cho phù hợp…

infographic-ve-social-media-platform-2020

Infographic về các nền tảng social media trong năm 2020 (Nguồn: Internet)

Gợi ý 8. Cuộc chiến Quyền riêng tư: Xem xét các tác động của việc tăng cường bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng đối với hiệu quả quảng cáo.

Có vẻ như đã lâu kể từ khi GDPR (General Data Protection Regulation hay Quy định chung về bảo vệ dữ liệu) được ra mắt vào tháng 05/2018 và nó đã giúp củng cố tính minh bạch hơn về quyền riêng tư với các đạo luật tương tự đã được ban hành ở Mỹ cùng với chính sách dành cho nhiều pop-up thông báo về việc sử dụng cookie gây phiền nhiễu cho người dùng. Những cải tiến mới nhất về quyền riêng tư cho thấy sự chênh lệch giữa những nền tảng kỹ thuật số. Chrome đã và đang tăng cường quyền riêng tư trong khi vẫn bảo vệ các lợi ích quảng cáo của mình.

Nhưng một sự thay đổi lớn hơn đang diễn ra với sự ra mắt phiên bản iOS 14 của Apple. Dù cho ảnh hưởng của nó đến các tùy chọn quảng cáo và theo dõi người dùng trong những tháng tới vẫn còn chưa rõ, nhưng nó đã thu hút được một số tiêu đề bài viết rất kịch tính, chẳng hạn như: Apple iOS 14: Is Facebook And Google’s Worst Nightmare Coming True? (Forbes) (tạm dịch: Apple iOS 14: Liệu cơn ác mộng tồi tệ nhất của Facebook và Google sắp trở thành hiện thực?) hay iOS 14 privacy settings will tank ad targeting business (tạm dịch: Các thiết lập về quyền riêng tư của iOS 14 sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh từ việc nhắm mục tiêu của quảng cáo), Facebook warns: Facebook is worried that users won’t opt into tracking when given the choice (tạm dịch: Facebook cảnh báo: Facebook lo lắng rằng người dùng sẽ không chọn cho phép theo dõi khi được quyền lựa chọn) (Ars Technica).

Mời các bạn cùng đón đọc 17 gợi ý còn lại trong Phần 2 của bài viết này nhé!

Điểm: 4.8 (34 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn