Sản xuất content là quá trình tạo ra các nội dung viết (written content) hoặc nội dung hình ảnh (visual content). Bạn có thể đã quá quen thuộc với quá trình này khi sản xuất các video, bài đăng blog, các infographic… Trong 10 năm qua, content marketing đã có những bước tiến nổi bật và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Thực tế, có hơn 75% các marketer nói rằng công ty của họ có xây dựng chiến lược content marketing và hơn 40% cho rằng chiến lược của họ có hiệu quả tốt.
Để content của bạn được mọi người đọc, bạn cần phải tối ưu hóa bằng cách sử dụng các từ khóa để làm nó xuất hiện tại những vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, thậm chí dù cho có như thế, thì bạn có thể sẽ cần thêm một vài sự hỗ trợ để content của mình được nhìn thấy. Sau tất cả những công sức mà bạn đã đặt vào để tạo nên một content chất lượng, thì quảng bá chính là bước để đưa content của bạn ra thị trường và đến với người xem.
Các doanh nghiệp chú trọng đến việc sản xuất content có khả năng tạo ra chỉ số ROI dương cao hơn gấp 13 lần! Bởi vì có quá nhiều doanh nghiệp sử dụng content marketing để thu hút traffic về website của họ, bạn cần phải sáng tạo ra được những content nổi bật. Thậm chí với những content có độ uy tín và được tối ưu tốt nhất về mặt SEO, việc phớt lờ công tác quảng bá cho nó có thể làm kiềm hãm kết quả cho doanh nghiệp của bạn.
Trong bài viết này, hãy cùng Khóa học SEO Á Âu tìm hiểu những nội dung cơ bản về content syndication là gì, cách nó vận hành và làm thế nào để bạn có thể gặt hái được những lợi ích của phương pháp content marketing này.
Content Syndication là gì?
Content syndication là hoạt động phân phối nội dung trên nhiều nền tảng, tạo điều kiện cho content của bạn tiếp cận được với một lượng đối tượng lớn hơn. Bằng cách hợp tác với các đối tác phân phối nội dung (content distribution partner), các nhà xuất bản điện tử (digital publisher) hoặc những người ảnh hưởng trong ngành (industry influencer), bạn có thể thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu (brand awareness) đến một nhóm bao gồm nhiều cá nhân hơn. Trong một số trường hợp, các website của bên thứ ba có thể phân phối toàn bộ content của bạn nhưng trong những trường hợp khác, họ có thể chỉ trích xuất một phần cụ thể hoặc một phiên bản đã chỉnh sửa.
(Nguồn: Search Engine Journal)
Dù cho có một số người vẫn cảnh giác với việc xuất bản nội dung của họ lên các website khác, nhưng đây có thể là một cách tuyệt vời để tiếp cận được với nhiều đối tượng hơn. Một số marketer lo ngại rằng việc đưa content của họ lên một website khác sẽ làm “thất thoát” đi những người truy cập vào content đó trực tiếp trên page của họ. Tuy nhiên, content syndication sẽ giúp tạo ra độ nhận biết thương hiệu và thúc đẩy traffic đến website của bạn thông qua các liên kết tương hỗ (reciprocal linking, trong ngữ cảnh ở đây có thể hiểu là các liên kết trỏ về lẫn nhau giữa một website và một website khác).
(Nguồn: Ahrefs)
Một trong nhiều lợi ích của content syndication đó là nó giúp xây dựng mức độ uy tín (authority) cho website. Việc phát triển các content tối ưu, có liên quan và chất lượng rõ ràng là một việc bạn có thể làm để nâng cao chỉ số authority cho website, nhưng việc đó có thể mất rất nhiều thời gian. Content syndication là một cách để phân phối content của website của bạn nhằm mở rộng khả năng tiếp cận của bài viết, và điều này có thể làm tăng traffic đổ về website.
Rõ ràng là các website có độ authority cao hơn sẽ được xếp hạng cao hơn trên Google. Việc xác định điểm authority của một website là một cách thức tốt để quyết định xem bạn nên nhắm đến những trang nào để làm content syndication bởi vì khi bạn có được backlink từ website đó, bạn có thể “hưởng” được một phần sức mạnh từ độ uy tín này cho website của mình.
(Nguồn: SEMrush)
Điểm authority có thể dao động từ 0-100, và bạn nên nhắm đến những trang có điểm cao nhất có thể. Tuy nhiên, có rất ít website trên Internet có thể nhận được các mức điểm số cao nhưu 98, 99 hay 100. Vì lý do này, cho nên không có một điểm số mục tiêu nào làm chuẩn cả. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc giữa chỉ số authority của website được chọn với việc liệu đối tượng người đọc của website đó có phù hợp với content của bạn không.
Content syndication là một phương án có chi phí thấp để phân phối content đến những đối tượng mới và nâng cao mức độ authority của website mà không cần thêm quá nhiều công sức. Một điều quan trọng nữa cũng cần lưu ý đó là không nên sử dụng content syndication để xúc tiến toàn bộ nội dung của bạn. Thật ra, bạn chỉ nên tập trung vào nội dung tốt nhất để đăng tải lại trên các nền tảng khác. Khi được thực hiện đúng cách, content syndication có thể mang lại rất nhiều lợi ích:
- Cải thiện mức độ tiếp cận (reach): Content syndication giúp content tiếp cận được đến nhiều người hơn.
- Đưa thương hiệu của bạn xuất hiện trên những website hàng đầu. Nội dung của bạn sẽ có khả năng được nhìn thấy nhiều hơn nhờ cho phép content được đăng tải lên trên những website lớn nổi tiếng hơn. Không chỉ có lợi cho độ reach mà nó còn giúp củng cố mức độ uy tín cho content của bạn.
- Tạo ra các backlink. Khi content của bạn được đăng tải lại trên website của bên thứ ba, nó sẽ trỏ link về website của bạn.
- Tăng tốc quá trình tạo nội dung bằng cách tái sử dụng nội dung.Content syndication cho phép bạn tái sử dụng content cho các nền tảng khác và điều chỉnh lại nó để tiếp cận được đến nhiều đối tượng hơn.
Những cách làm Content Syndication
Theo thống kê, chỉ có 14% các marketer thử sử dụng những kênh phân phối mới. Nên việc đầu tư vào content syndication sẽ trao cho bạn một lợi thế cạnh tranh. Hoạt động này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ thảo luận về 3 phương thức phổ biến và cách mà chúng có thể cải thiện độ reach cho content của bạn.
Cộng tác với các nhà xuất bản, nhất là những NXB có mạng lưới syndication lớn
Khi sản xuất nội dung, bạn không chỉ nên quan tâm đến “target audience” (đối tượng mục tiêu) mà còn cả các “publisher” (nhà xuất bản) nữa. Content mà bạn xây dựng cần có sự phù hợp và thú vị với các biên tập viên trong ngành để họ muốn viết về content của bạn. Các mạng lưới syndication của nhà xuất bản có thể giúp mở rộng độ reach của content lên cực lớn.
(Nguồn: Tharawat Magazine)
Để cộng tác với các nhà xuất bản, bạn cần phải chuẩn bị những kế hoạch và nội dung chiêu hàng thật kỹ lưỡng (pitch). Nội dung đã xuất bản của bạn có thể được đăng tải lại và từ một nội dung ban đầu, bạn có thể “reach” được thậm chí đến nhiều người hơn thông qua mạng lưới khổng lồ của họ.
Bởi vì mạng lưới phân phối của các nhà xuất bản cho phép content của bạn được đăng tải trên nhiều website khác nhau, điều quan trọng đó là cần hiểu được những mạng lưới nào có thể nâng cao khả năng làm cho content của bạn xuất hiện trên nhiều phương tiện đa dạng. Bạn có thể sử dụng các công cụ, chẳng hạn như SEMrush Marketing Toolkit để khám phá xem những publisher nào có nhiều traffic nhất và tìm hiểu cách các nhà sản xuất content có thể khai thác các nhà xuất bản này để thành công hơn nữa với hoạt động content syndication của họ.
Quảng bá content thông qua những đơn vị không phải là đối thủ
Một cách làm content syndication nữa đó là cộng tác với những website và trang blog khác có cùng nhóm đối tượng hoặc tương tự. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là chúng ta cần tìm những website không cạnh tranh với bạn. Cộng tác với những đơn vị không phải là đối thủ để phân phối nội dung cũng giống như một mối quan hệ cộng sinh. Về bản chất, bạn sẽ đồng ý đăng tải content của họ trên website hoặc blog của bạn và họ cũng sẽ đồng ý làm điều tương tự.
Phương pháp này cần phải xây dựng mối quan hệ một chút nhưng có thể cực kỳ thành công. Ví dụ, nếu hai đại diện công ty gặp nhau tại một hội thảo, và họ đều hoạt động trong cùng một ngành về thiết bị điện tử, thì họ có thể sử dụng cách làm này. Một công ty có thể phát triển các phần mềm, trong khi công ty còn lại phát triển các loại thiết bị. Cả 2 công ty đều có nhóm đối tượng tương đồng với nhau, nhưng không cạnh tranh lẫn nhau.
(Nguồn: Synapse SEM)
Nếu một website khác đăng tải content của bạn, nó sẽ trỏ link về website của bạn và quảng bá cho content đó. Backlink là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trong SEO. Google sử dụng backlink để đánh giá độ phổ biến và tin cậy của website, và điều này sẽ giúp nâng cao thứ hạng.
Sử dụng các nền tảng Social Media
Sử dụng các nền tảng mạng xã hội là một cách tuyệt vời, vừa đơn giản, vừa miễn phí để chia sẻ content đến nhiều đối tượng hơn. Có thể bạn đã từng làm content syndication trước đây qua các nền tảng social media phổ biến, chẳng hạn như Facebook, Pinterest hay LinkedIn.
LinkedIn cho phép các thành viên đăng tải các bài viết với các liên hệ (contact) của mình. Từ đây, những người theo dõi (follower) có thể nhấn thích, bình luận và tiếp tục chia sẻ content của bạn với những liên hệ của họ. Tuy đơn giản, nhưng cách làm này đòi hỏi bạn phải đăng tải những content thu hút và hấp dẫn với người đọc nếu muốn có kết quả tốt.
(Nguồn: LinkedIn)
Ngoài ra, Pinterest cũng là một công cụ tuyệt vời để mở rộng mạng lưới tiếp cận đối tượng. Làm content syndication với Pinterest hơi khác một chút và nó sẽ phù hợp nhất với những content phi văn bản (non-text content). Dù là thế, nhưng bạn vẫn có thể đính kèm 1 link vào bất kỳ pin nào để điều hướng người đọc trực tiếp về nội dung bằng chữ của mình. Phương pháp này đặc biệt mạnh mẽ với những doanh nghiệp sử dụng content dạng infographic, vì Pinterest là một nền tảng phân phối visual content; tuy nhiên, nó có thể được sử dụng để chia sẻ bất kỳ content nào. Bạn sẽ cần tạo nên một graphic content. Hiện nay, bạn có thể sử dụng các công cụ online mạnh mẽ và miễn phí để tạo nên những hình ảnh đồ họa bắt mắt, chẳng hạn như Canva:
https://www.canva.com/
Các mẹo để tối ưu hóa cho hoạt động Content Syndication
Content syndication có thể giúp tăng cao lượng reach và traffic cho website của bạn. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển được hình ảnh thương hiệu (brand image). Vì các nội dung dùng để “syndicate” sẽ được phân phối trên các nền tảng khác, nên bạn phải đảm bảo rằng content của mình được viết sao cho kích thích người đọc nhấp vào link trỏ về website của mình.
(Nguồn: Seobility)
Hãy nhớ rằng Google có thể chặn các nội dung trùng lặp (duplicated content), vậy nên các nhà sản xuất nội dung nên “syndicate” content thật cẩn thận, vì Google có thể chỉ hiển thị phiên bản mà họ tin rằng là thích hợp nhất. Điều này có nghĩa là nếu content của bạn ban đầu được đăng tải trên website của bạn, nhưng bạn chọn “syndicate” nó lên một website có nhiều traffic hơn, Google sẽ hiển thị content đó. Vì lý do này nên chúng ta được khuyến nghị bất kỳ content nào được phân phối lại trên một nền tảng khác đều phải có link trỏ về website của bạn.
Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể thực hiện để tối ưu hóa nỗ lực content syndication:
- Chia sẻ các nội dung được phân phối (syndicated content) trên social. Sau khi content của bạn được đăng tải trên một nền tảng thứ ba, thì chia sẻ link của content đó lên social media là một cách tốt để thu hút thêm người đọc.
- Hãy điều chỉnh một số chỗ nếu có thể. Chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ để đảm bảo rằng syndicated content của bạn phù hợp và liên quan với những đối tượng mà nó sẽ tiếp cận đến. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách bổ sung thêm một số hình ảnh mới, hoặc viết thêm một phần nội dung nào đó…
- Bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA – Call To Action). Vì content của bạn sẽ được đăng tải trên một website khác, nên bạn sẽ muốn những người đọc trên đó tìm được website của bạn. Các link chèn dưới dạng CTA có thể được phân bổ rải rác trong bài viết để kích thích người đọc nhấp vào những nội dung thú vị và xem website của bạn.
- Lên kế hoạch chiêu hàng có chủ đích. Tạo nội dung chiêu hàng có thể là một quy trình tẻ nhạt nếu bạn gửi nó cho mọi publisher. Thay vào đó, bạn nên có chủ đích về những nhà xuất bản mà bạn muốn tiếp cận đến. Bạn không chỉ nên cố gắng phân phối nội dung thông qua các nhà xuất bản lớn mà còn với những nhà xuất bản có đối tượng độc giả trong ngành của bạn đang hoạt động.
- Nghiên cứu các đơn vị mục tiêu để làm syndication. Trước khi lựa chọn cộng tác với một website hoặc chiêu hàng đến một mạng lưới xuất bản nào đó, hãy xem xét về lượng traffic của những đối tượng này. Bạn có thể thực hiện việc này một cách dễ dàng bằng nhiều công cụ khác nhau chẳng hạn như Ahrefs, SEMrush…
Content Syndication là một hoạt động quan trọng trong chiến lược Digital Marketing
Khi content của bạn đã được phân phối trên một nền tảng thứ ba, bạn nên đo lường kết quả của nó. Nhờ vậy, bạn có thể nhận diện được những “hạn chế” có thể có khi thực hiện và thành công của hoạt động content syndication. Sử dụng một công cụ phân tích traffic, chẳng hạn như Google Analytics sẽ khiến việc đo lường mức độ referral traffic (là traffic đến từ một website khác) của website bạn trở nên dễ dàng hơn.
Xây dựng các content chất lượng là một trong những bước giá trị nhất bạn có thể thực hiện để tăng traffic cho website, nhưng đôi khi chỉ bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng mình có thể tận dụng mọi công cụ và kênh hiện có để mang content tiếp cận được với nhiều người hơn nữa. Bạn có thể sử dụng công cụ để phân tích các content của đối thủ, xem họ đang tạo ra những nội dung gì và mình có thể kiếm được backlink từ đâu – đây là những thông tin rất hữu ích để lập ra danh sách những nền tảng/đơn vị mà chúng ta nên nhắm mục tiêu đến cho hoạt động content syndication của mình.
Đưa content syndication trở thành một phần quan trọng trong chiến lược digital marketing của bạn là một cách đơn giản để xây dựng hình ảnh thương hiệu, mạng lưới quan hệ với những đơn vị trong ngành và tạo ra được nhiều backlink. Dù cho quy mô công ty của bạn là bao nhiêu, thì sử dụng đúng các công cụ và phương thức marketing có thể cải thiện mức độ tiếp cận rất lớn. Và với những dữ liệu phân tích được, bạn có thể xác định xem website của mình đang gặp những yếu điểm nào và đưa ra những đề xuất cải thiện.
Ý kiến của bạn