Là một người làm SEO, bạn phải không ngừng nghĩ ra những ý tưởng content mới và khác lạ cho bài viết, nhất là khi những trang hiện có gần như đã viết về mọi loại chủ đề bạn có thể nghĩ ra rồi.
Liệu có còn tồn tại một ý tưởng nào được xem là “độc đáo” hay không? Làm thế nào để bạn viết nên những nội dung mới mẻ, hấp dẫn và tối ưu hóa cho hoạt động SEO mà đối tượng mục tiêu sẽ thực sự muốn đọc?
(Nguồn ảnh: Internet)
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi tìm câu trả lời thì, không cần phải lo lắng. Thật ra có đến muôn vàn cách để lấy những ý tưởng độc đáo cho những bài viết mà không phải hoàn toàn dựa dẫm vào sự sáng tạo của mình. Tình trạng “bí” cảm hứng gần như ai cũng gặp phải, và ngay cả những người viết chuyên nghiệp nhất cũng đã phải nghĩ ra những “mẹo” để tìm được nguồn ý tưởng cho mình.
Trong bài hướng dẫn này, Đào tạo SEO Á Âu sẽ trình bày cho bạn 25 cách thức tuyệt vời để tìm kiếm ý tưởng cho bài viết và thu hút nhiều người đọc hơn nữa. Hãy cùng khám phá nhé!
1. Khảo sát người đọc
Một trong những cách hiệu quả nhất để có được ý tưởng cho bài viết chính là hỏi trực tiếp những người đọc của bạn xem họ hứng thú đọc những nội dung gì,
Với cách làm này, bạn không chỉ phát hiện ra được những chủ đề mà họ quan tâm, mà còn cả những chủ đề mà họ sẽ tìm kiếm.
(Nguồn ảnh: Internet)
Bạn có thể sử dụng nền tảng Google Forms và tạo ra một mẫu khảo sát đơn giản để hỏi xem họ muốn biết nhiều hơn về chủ đề gì. Sau đó, hãy gửi bản khảo sát này đến những khách hàng hiện tại, những người theo dõi trên mạng xã hội hoặc những kênh liên hệ khác trong mạng lưới của bạn. Câu trả lời của họ chính là nguồn ý tưởng giá trị cho những chủ đề bài viết hấp dẫn.
2. Chức năng tự động gợi ý (autocomplete) của Google
Khi nghĩ ra ý tưởng cho bài viết của mình rồi, nhiều người sẽ truy cập vào Google, gõ vào tên chủ đề chính để xem các nội dung xoay quanh đề tài đó.
Nhưng trước khi bạn hoàn tất truy vấn, bạn có thể sử dụng chức năng gợi ý tự động của Google để tạo ra những chủ đề mà trước đó bạn chưa nghĩ đến.
(Nguồn ảnh: Internet)
Trong hình ảnh ví dụ trên, bạn thấy truy vấn tìm kiếm cho từ “marketing tip” sẽ được tự động gợi ý với các cụm từ bổ sung như “marketing tips 2019”, “marketing tips for social media”, hay “marketing tips for real estate agents”. Tất cả những từ khóa này đều có thể dùng để xây dựng các bài viết cho trang blog của bạn (miễn là chúng có sự liên quan đến lĩnh vực thị trường và đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động).
3. Answer the Public
(Nguồn ảnh: Internet)
“Answer the public” là một công cụ nghiên cứu từ khóa trực quan và miễn phí giúp tạo ra một danh sách gồm rất nhiều câu hỏi có liên quan đến chủ đề trọng tâm của người dùng. Mỗi một trong số câu hỏi này có thể là một nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm và do đó đây sẽ là một nền tảng tốt để tạo ra những bài viết thú vị.
4. Nghiên cứu đối thủ
Đôi khi việc nghiên cứu đối thủ một chút có thể khiến bạn tìm được những ý tưởng mà phải thốt lên rằng “Sao mình không nghĩ ra nhỉ?”.
Đó là vì – dù cho bạn có thể ghét phải thừa nhận điều này – nhưng đôi lúc đối thủ của bạn thực sự đã nghĩ ra được những chủ đề bài viết rất hấp dẫn.
(Nguồn ảnh: Internet)
Bạn có thể khám phá các trang của đối thủ để khai thác những bài viết mà họ đã triển khai hoặc sử dụng những công cụ như SpyFu để tạo ra một danh sách các từ khóa mà các đối thủ của mình đang nhắm đến trong nội dung của họ.
5. Các từ khóa có liên quan (related keywords)
Nếu ban là người đã thành thạo với công việc SEO, bạn sẽ quen thuộc với quá trình nghiên cứu các từ khóa có liên quan đến chủ đề chính. Có nhiều cách để thực hiện việc này.
(Nguồn ảnh: Internet)
Nhưng công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, SEMrush hay Keywords Everywhere (tất nhiên là có nhiều cái tên quen thuộc hơn nhưng bài viết này sẽ giới thiệu thêm cho bạn những công cụ ít người biết đến) có thể đưa ra cho bạn một bản tổng hợp các từ khóa có liên quan, và sau đó bạn có thể dùng chúng làm ý tưởng cho các bài viết. Cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc phải tự suy nghĩ bằng trí óc của mình.
Ngoài ra, ở cuối trang SERPs đầu tiên trên Google, bạn có thể xem các từ khóa trong mục “Các tìm kiếm liên quan” (Related searches). Bạn cũng có thể thu thập được một số ý tưởng thú vị từ đây.
6. Mục “People Also Ask”
Một tính năng khác được xây dựng trên trang SERPs của Google cũng rất hữu ích để gợi ý những ý tưởng cho bài viết chính là mục “People Also Ask”.
(Nguồn ảnh: Internet)
Khi bạn tìm kiếm một chủ đề nào đó trên Google, đôi lúc trong các kết quả trả về sẽ có thêm một mục “People Also Ask” chứa danh sách các câu hỏi và câu trả lời mà người dùng tìm kiếm thường xuyên. Bạn có thể dùng những câu hỏi này làm chủ đề cho bài viết mới hoặc đưa chúng vào trong bài viết dưới hình thức FAQ hoặc trả lời cho câu hỏi trong nội dung của mình.
7. Google Trends
(Nguồn ảnh: Internet)
Nếu bạn muốn nắm bắt những xu hướng đang diễn ra, thì hãy sử dụng công cụ Google Trends để tìm kiếm những ý tưởng khả thi cho bài viết.
Với công cụ này, bạn không chỉ tìm thấy những chủ đề mọi người đang chủ động tìm kiếm nhiều nhất, mà bạn còn biết được những “truy vấn có liên quan” (related queries) mở rộng từ tìm kiếm ban đầu của mình.
8. Pinterest
Pinterest về bản chất giống với một máy tìm kiếm hơn là một nền tảng mạng xã hội, điều này làm cho nó trở thành một công cụ tuyệt vời để tìm kiếm ý tưởng cho những bài viết.
(Nguồn ảnh: Internet)
Bạn có thể nhìn vào mục “Trending Ideas” để xem những chủ đề nào đang là xu hướng, hoặc bắt đầu tìm kiếm bằng từ khóa chính để xem Pinterest gợi ý những gì. Kết quả trả về sẽ bao gồm nhiều định dạng khác nhau, chẳng hạn như bài viết trên blog, hình ảnh, các video… Hãy khám phá xem những thương hiệu khác đang đăng tải về những nội dung gì và sử dụng chúng làm cảm hứng để tạo ra những ý tưởng hấp dẫn cho riêng mình.
9. Các bài phỏng vấn (interview)
Có chuyên gia nào trong ngành mà bạn muốn phỏng vấn họ cho trang của mình không? Thực hiện các cuộc phỏng vấn là một cách tuyệt vời để cung cấp giá trị cho người đọc.
(Nguồn ảnh: Internet)
Hãy tiếp cận đến những nhân vật nổi trội trong mạng lưới của bạn và ngỏ ý xem họ có muốn thực hiện một cuộc phỏng ván hay không. Đôi khi việc này có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách gửi cho họ danh sách các câu hỏi, nhờ họ phản hồi lại và sau đó biên tập để đăng tải lại nội dung đó lên trang blog.
10. Các bài guest post
Các nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content hay UGC) có thể giúp bạn tăng số lượng các bài viết trên trang blog, nhất là khi bạn gặp khó khăn trong việc tự mình nghĩ ra ý tưởng mới.
(Nguồn ảnh: Internet)
Chỉ cần chèn một biểu mẫu đăng ký vào website kêu gọi người đọc gửi về các bài guest post hoặc đăng tải thông tin này lên các trang mạng xã hội. Hãy tìm kiếm những người có thể tạo ra những nội dung có tính chuyên môn, đưa ra được những mẹo nâng cao hữu ích hay một quan điểm độc đáo.
Để duy trì các nội dung có chất lượng cao, hãy đảm bảo rằng bạn có được một khung tiêu chí định hướng cho nội dung bài viết cũng như đề cập rõ xem những đường link đặt trong bài guest post là có được thiết lập thuộc tính follow hay không để tránh thất thoát link juice trên website của mình.
11. Những câu chuyện & trải nghiệm của người đọc (Reader Stories)
Cùng hướng tiếp cận với phương pháp kêu gọi các bài guest post, bạn có thể mời những độc giả của mình đóng góp câu chuyện của họ. Những bài viết này có thể không thân thiện lắm với hoạt động SEO, nhưng chúng có tính thu hút và chia sẻ rất cao.
(Nguồn ảnh: Internet)
Ví dụ, chuyên mục Friday Focus của trang Search Engine Journal là nơi tổng hợp toàn bộ các câu chuyenj, suy nghĩ, những khó khăn và những bài học từ cuộc sống của những độc giả từ khắp nơi gửi về.
12. Các bài viết dạng bảng chữ cái A-Z
Bạn có muốn làm tuôn trào sức sáng tạo của mình không? Nếu vậy hãy thử soạn thảo một bài viết dạng “A-Z”.
(Nguồn ảnh: Internet)
Ý tưởng xoay quanh loại bài viết này đó là bạn sẽ nghĩ ra những chủ đề hay quan điểm để trình bày, tương ứng với mỗi ký tự trong bảng chữ cái và hợp nhất chúng vào trong một bài viết.
Ví dụ như trong lĩnh vực SEO, “A” có thể là viết tắt của từ “Alt tag” và “B” có thể là “Backlinks”, “C” có thể là “Content”… Sau đó, bạn trình bày về những chủ đề này bên trong bài viết của mình dưới hình thức một bài tổng quan (overview) về chủ đề chính hoặc ngành/lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.
13. Quora
Quora là một diễn đàn trực tuyến nơi mọi người có thể đăng tải những câu hỏi của họ gần như về bất kỳ chủ đề nào và nhận được rất nhiều câu trả lời đa dạng từ cộng đồng người dùng Quora.
(Nguồn ảnh: Internet)
Trong khi việc trả lời cho những câu hỏi Quora là một cách phổ biến để bạn có được backlink, bạn cũng có thể xem những câu hỏi này là ý tưởng tiềm năng cho những bài viết của mình.
Bạn có thấy câu hỏi nào liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trên Quora không? Nếu có thì đây có thể là lúc bạn nên triển khải chủ đề đó trên trang blog của mình.
14. Các review
Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động tích cực trên mạng xã hội và/hoặc có thông tin trên các trang danh bạ trực tuyến (online directories), vậy thì rất có thể là bạn sẽ có một số đánh giá từ các khách hàng.
Nếu vậy, bạn có thể đào sâu về những review này để xác định những chủ đề có thể triển khai trên trang của mình.
(Nguồn ảnh: Internet)
Ví dụ, một trong những lời khen phổ biến bạn có thể thấy là “Dịch vụ khách hàng tốt”, trong trường hợp đó, bạn có thể viết một bài viết chẳng hạn như “Tại sao dịch vụ khác hàng lại quan trọng đối với [ngành/lĩnh vực hoạt động của bạn]” hoặc “5 nền tảng [lĩnh vực hoạt động] có dịch vụ khách hàng tốt nhất”.
Rõ ràng, độc giả của bạn quan tâm đến dịch vụ khách hàng, vậy nên những nội dung viết về chủ đề đó sẽ có giá trị.
15. Các diễn đàn (forum)
(Nguồn ảnh: Internet)
Giống như trang Quora.com, có những diễn đàn online khác nơi mà người dùng có thể đăng tải câu hỏi để tìm kiếm câu trả lời từ những người dùng khác. Tại những diễn đàn thế này, bạn có thể thấy được những người trong ngành đang bàn luận về chủ đề gì và bạn cũng có thể bắt gặp một số ý tưởng thú vị cho chủ đề mình đang tìm kiếm.
16. Các nhóm trên Facebook
Facebook là “nhà” của hàng loạt nhóm cộng đồng, thường bao gồm hàng trăm đến hàng ngàn thành viên. Bạn có thể tìm thấy các nhóm về bất kỳ chủ đề nào, từ SEO cho đến nấu ăn hay sức khỏe tâm lý…
(Nguồn ảnh: Internet)
Bằng cách tham gia vào những nhóm có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình, bạn có thể khám phá được những câu hỏi mà mọi người đặt ra hoặc thậm chí hỏi họ xem họ muốn biết những gì về (các) chủ đề mà bạn đã lựa chọn.
17. Instagram Stories
(Nguồn ảnh: Internet)
Nếu bạn có một tài khoản Instagram, bạn có thể đăng tải một mẩu Story cho phép những người theo dõi của bạn đặt câu hỏi.
Với các tính năng mà Instagram Stories cung cấp, bạn sẽ có lựa chọn chèn vào một khung câu hỏi (question box) để người dùng có thể trực tiếp nhập câu hỏi mà họ dành cho bạn vào. Sau đó bạn có thể trả lời những câu hỏi này trên trang của mình.
18. Phỏng vấn đội ngũ nội bộ (Team Interview)
(Nguồn ảnh: Internet)
Có lẽ là đội ngũ của bạn sẽ có một vài kiến thức giá trị để chia sẻ với cộng đồng. Nếu họ sẵn lòng với việc đó, hãy thực hiện các cuộc phỏng vấn với những thành viên trong đội ngũ của mình để giúp cho độc giả có thể hiểu họ rõ hơn, có thêm được nhiều thông tin thiết thực về doanh nghiệp của bạn, và học được những bài học hữu ích từ nhiều bộ phận khác nhau.
19. Các tình huống thực tế (Case Study)
Nếu bạn muốn chứng minh rằng những gì mình trình bày không phải là nói “suông”, thì cách hiệu quả nhất chính là lồng vào một số ví dụ thực tế (case study) cho trang blog của mình. Những người đọc và các khách hàng tiềm năng sẽ rất muốn được biết kết quả mà bạn đã mang lại cho những khách hàng khác.
Hãy nói về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, những công việc mà bạn đã triển khai và tất cả những nỗ lực đó đã mang lại kết quả như thế nào. Các case study này cũng có thể mang lại một số cơ hội nhắm mục tiêu đến các từ khóa có liên quan đến “ví dụ thực tế”, “case study”…
20. Tổng kết về một sự kiện hoặc hội nghị nào đó
Bạn có tham dự một sự kiện địa phương nào gần đây chưa? Hoặc bạn đã từng đến một hội nghị về SEO tại Chiang Mai, Thái Lan chưa?
Nếu có, hãy chia sẻ kinh nghiệm về chuyến đi đó của bạn và những giá trị bạn đã nhận được trên trang của mình.
(Nguồn ảnh: Internet)
Không phải ai cũng có cơ hội tham gia những sự kiện này, nhưng họ vẫn sẽ nhận được giá trị thông qua việc đọc những gì bạn đã đúc kết được và cách thức họ áp dụng những bài học này vào công việc kinh doanh hoặc cuộc sống của mình.
Ngoài ra, nếu có người đang tìm kiếm về các sự kiện này, bạn cũng có thể tạo ra được lượng truy cập tự nhiên dẫn đến trang của mình.
21. Bài viết tổng hợp các tài nguyên (resource post)
(Nguồn ảnh: Internet)
Hãy cân nhắc đến việc tạo nên một bài viết tập hợp các tài nguyên yêu thích trong lĩnh vực mà bạn đang hoạt động, chẳng hạn như các công cụ, ebook, video…
Người đọc của bạn chắc chắn luôn tìm kiếm những nội dung, những nguồn tốt nhất có thể giúp họ phát triển doanh nghiệp cũng như cải thiện hiệu quả cuộc sống của họ.
Những bài viết này càng trở nên tuyệt vời hơn nếu bạn có cơ hội tận dụng nó để tạo ra phần thu nhập hoa hồng thông qua hình thức tiếp thị liên kết (chèn affiliate link vào bài viết).
22. Bài viết dạng “Behind the scenes”
(Nguồn ảnh: Internet)
Đối tượng mục tiêu của bạn có nhận được lợi ích gì từ việc lắng nghe những câu chuyện “phía sau” doanh nghiệp hay không?
Nếu loại nội dung này có thể tạo được sự quan tâm đối với người đọc, hãy viết những bài phân tích và chia sẻ trình bày cách bạn bắt đầu doanh nghiệp của mình, quy trình ra sao, hoặc hướng dẫn họ cách khởi nghiệp.
Tuy nhiên, lưu ý là đừng nêu ra mọi bí mật kinh doanh của mình, dù vậy thì những bài viết dạng này chắc chắn có thể tạo nên sự hấp dẫn và chứa đựng đầy giá trị cho người đọc.
23. Các trang được ưa chuộng trong ngành
(Nguồn ảnh: Internet)
Các trang ưa thích trong ngành của bạn đang thảo luận về nội dung gì?
Có chủ đề hấp dẫn nào đáng để triển khai cho bài viết trên blog không?
Nếu bạn nghĩ một chủ đề nào đó sẽ làm cho người đọc hứng thú, hãy viết lại những gì mình đã tiếp nhận, các mẹo và bài học rút ra được.
24. Bài hướng dẫn chọn quà tặng (gift guide)
(Nguồn ảnh: Internet)
Nếu những ngày lễ hay dịp quan trọng đang đến gần, thì bạn có thể triển khai loại bài viết hướng dẫn chọn lựa quà tặng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình.
Những công cụ hay thiết bị nào mà mọi người đều nên tìm kiếm trong mùa này?
Những sản phẩm nào mà mọi người làm SEO chuyên nghiệp cần phải có?
25. Bài viết tổng kết năm (Year in Review)
(Nguồn ảnh: Internet)
Khi một năm sắp kết thúc, hãy nghĩ về những gì bạn đã đúc kết được.
Những gì mà người đọc của bạn có thể rút ra trong năm vừa qua?
Những xu hướng nào mà họ nên chú ý trong năm tới?
Các bài viết tổng kết năm cũng tạo ra được những lợi ích và cơ hội nhất định khi nhắm đến những từ khóa liên quan đến năm mới để thu hút thêm lượng truy cập hằng năm.
Những nguồn ý tưởng khác
25 nguồn trên đây đã đủ để bạn có thể triển khai thêm rất nhiều nội dung cho trang của mình.
Thực tế là, dù cho bạn có cảm thấy mọi chủ đề đều đã được khai thác hết thì ý tưởng cho các nội dung mới gần như là vô tận. Hãy thoải mái đọc lại bài viết này, và nếu chưa đủ, HNAAu sẽ cung cấp thêm cho bạn một số kho ý tưởng nữa dưới đây:
- Bài viết dạng danh sách mục tiêu (Bucket List): Bucket list của doanh nghiệp là gì? Bạn muốn đạt được những thành tựu gì trong 1 năm, 5 năm hoặc thậm chí là 10 năm sắp tới?
- Các trích dẫn trong ngành (Industry Quotes): Hãy viết một bài round-up (tổng hợp) những trích dẫn yêu thích của bạn có liên quan đến ngành/lĩnh vực đang hoạt động.
- Bài viết dạng thư ngỏ (Open Letter): Bạn có nhu cầu chia sẻ với độc giả không? Hãy đăng tải một bức thư ngỏ viết về một chủ đề quan trọng đối với bạn.
- Các bài viết dài kỳ (Blogging Series): Trình bày những chủ đề phức tạp trong một series bao gồm nhiều phần.
- Danh sách các công cụ yêu thích: Những công cụ nào bạn thường sử dụng trong xử lý công việc hằng ngày? Bạn có đề xuất chúng với người đọc không?
- Checklist: Viết một bài viết trình bày về X điều một người phải hoàn tất trước khi họ bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp, đi du lịch đến một nơi nào đó, hoặc xây một ngôi nhà…
- Bài viết “100 điều”: Chia sẻ 100 ý về lĩnh vực hoạt động của mình – đặc biệt là những nội dung mà trước giờ độc giả chưa nghe nói đến.
- FAQs: Trình bày những câu hỏi phổ biến nhất mà bạn nhận được từ những khách hàng trước đây và hiện tại.
- Mở rộng một chủ đề nào đó: Bạn có thấy được content gap trong một chủ đề nào đó mà đối thủ đang triển khai không? Nếu có, hãy xóa bỏ bằng cách khắc phục nó trong bài viết của mình và xây dựng nội dung đang triển khai thành một bài hướng dẫn đầy đủ nhất (ultimate guide).
- Q&A với đội ngũ trong công ty: Hãy hỏi những người theo dõi trên mạng xã hội gửi về những câu hỏi để bạn mang đi hỏi lại những nhân sự trong công ty, sau đó trả lời chúng bằng một bài viết.
- Những hình biếm họa (meme) hay chuyện phiếm (joke): Mọi người đều yêu thích loại nội dung này. Hãy làm một bài viết roundup tổng hợp những nội dung được ưa thích nhất có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình.
- Các bài viết Roundup: Hãy tiếp cận đến những chuyên gia trong ngành để lắng nghe ý kiến của họ về một chủ đề định trước. Sau đó đưa những phả nhồi của họ vào trong một bài viết roundup có dạng “X chuyên gia thảo luận về….”.
- Bài hướng dẫn cho các dịp lễ, hội (Holiday Guides): Có xu hướng nào trong mùa lễ hội mà độc giả của bạn nên biết không? Làm thế nào để họ thích ứng chiến lược marketing của mình trong những dịp thế này?
- Book Review: Viết một bài review về những quyển sách ưa thích của bạn trong ngành, cùng một số bài học chính.
- “Một ngày trải nghiệm”: Một ngày làm việc tại công ty của bạn như thế nào? Hãy cho người đọc có một cái nhìn rõ hơn về đời sống công sở hằng ngày của bạn.
- Cô đọng nội dung từ Live hoặc Videos: Hãy biến Facebook Live hoặc các video YouTube thành các bài viết blog, tập trung vào những quan điểm quan trọng.
- Review sản phẩm: Đăng tải các bài review về những sản phẩm hoặc công cụ được sử dụng phổ biến trong ngành.
- Hướng dẫn quy trình (How-To Guides): Chia nhỏ các quy trình phức tạp thành những bài hướng dẫn cụ thể theo từng bước.
- Những sự kiện vừa mới diễn ra gần đây: Thế giới đang diễn ra những gì? Nó liên quan đến ngành của bạn như thế nào? Người đọc cần biết những gì?
- Những mẹo ít người biết (Industry “Hacks”): Hãy chia sẻ về những cách làm ít người biết mà người đọc có thể chưa từng thử trước đây.
- Tổ chức cuộc thi trên trang (Blog Contest): Viết một bài post về một cuộc thi, kêu gọi người tham gia, sau đó đăng tải kết quả và trao thưởng cho người chiến thắng.
- Các câu hỏi trên Twitter: Hãy “đào” trang RiteTag.com để tìm kiếm những hashtag có thể được “chuyển ngữ” thành các ý tưởng bài viết thú vị.
- Các bình luận trên mạng xã hội: Hãy quét qua các bình luận trên social media để xem có câu hỏi hoặc chủ đề nào đáng để triển khai thành một bài viết riêng hay không.
- Các xuất bản phẩm trong ngành (Industry Publications): Cập nhật những tin tức mới nhất, tổng hợp những nội dung rút ra được và trình bày chúng trong một bài viết trên trang
- Các sự kiện đặc biệt và thông tin cập nhật: Doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến những gì? Có sự kiện nào sắp diễn ra không? Hãy cập nhật thông tin cho những người đọc trên trang blog của mình.
Ý kiến của bạn