Đại dịch COVID-19 đi qua để lại không ít mất mát nhưng sau tất cả sự hồi sinh đã trở lại. Ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn chịu “tổn thương” nặng nề do tình trạng giãn cách kéo dài nay cũng dần trở mình, vươn vai đứng dậy mặc dù phải chịu áp lực thiếu nhân sự trầm trọng.
Ngành dịch vụ ăn uống sau COVID-19 chịu áp lực lớn khi thiếu nhân sự. Ảnh: Internet
Cơn khát lao động ngành F&B nói chung và nghề bếp nói riêng đang trở thành vấn đề nhức nhối trên toàn cầu. Sau thời gian giãn cách quá lâu, nhu cầu về du lịch, trải nghiệm ẩm thực của người dân càng “bỏng cháy” khiến cơn khát nhân sự phục vụ trong ngành này đẩy lên đến đỉnh điểm. Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam ra sức chiêu mộ nhân viên để đưa hoạt động kinh doanh phát triển trở lại.
Ngành F&B toàn cầu chật vật vì thiếu nhân sự
Thiếu lao động sau đại dịch COVID-19 đang có nguy cơ đe dọa đà phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ. Nhiều nhà hàng, cửa hàng thực phẩm rơi vào tình trạng thiếu nhân viên phục vụ do tâm lý người lao động không muốn quay trở lại hoặc tìm công việc khác. Theo thống kê của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, 97% trong 50 tập đoàn phân phối lớn đang gặp khó khăn trong tuyển dụng. Điển hình như, nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s đã phải tăng lương và đề xuất mở trung tâm giữ con cho nhân viên để thu hút người lao động.
Thị trường lao động ngành F&B tại Úc cũng không khá hơn. Tất cả bị đảo lộn chỉ vì thiếu nhân sự. Theo ABC News, rất nhiều nhà hàng phải đóng cửa vài ngày trong tuần vì không đủ nhân viên. Đầu bếp người bản địa bỏ ngành, đầu bếp nhập cư không quay trở lại khiến 27.000 vị trí công việc trong ngành F&B tại các website tuyển dụng lớn vẫn chưa có hồ sơ ứng tuyển. Riêng tại thành phố Melbourne đang thiếu khoảng 2000 đầu bếp và hơn 3000 vị trí khác.
Tại Việt Nam, số lượng lớn lao động ngành F&B nghỉ hoặc chuyển sang công việc mới sau đại dịch COVID-19. Các nhà hàng, khách sạn ráo riết tuyển dụng lao động ở mọi vị trí. Khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới là một trong những chính sách của Tổng Cục Du lịch trong năm 2022.
Nhiều nhà hàng ra sức tuyển dụng nhân viên bếp sau COVID-19. Ảnh: Internet
Cơ hội nào cho nhân sự nghề bếp Việt Nam
Theo ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch, trong năm 2022, ngành Du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đón 5 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ khoảng 60 triệu khách nội địa. Đây là cơ hội lớn cho nhân sự ngành F&B nói chung và nghề bếp nói riêng tìm kiếm được những cơ hội việc làm tốt.
Những đơn vị F&B lớn tại Việt Nam cũng đang ra sức tuyển dụng lao động để phục hồi sau thời gian ảm đạm kéo dài. Chủ doanh nghiệp còn đưa ra rất nhiều chính sách về tiền lương, xây dựng môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, cơ hội đào tạo chuyên sâu để giữ chân người lao động.
Không chỉ dừng lại ở cơ hội việc làm trong nước, đầu bếp Việt Nam còn được chào đón ở các quốc gia khác trên thế giới. Tại Mỹ, Úc, Singapore hay các nước châu Âu, chính phủ sẵn sàng chào đón lao động nhập cư để tái thiết nền kinh tế sau đại dịch.
Úc là quốc gia có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho lao động nghề bếp nhập cư trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Joboutlook.gov.au, tới năm 2028, Úc sẽ có hơn 1,74 triệu việc làm cho nhiều lĩnh vực như du lịch, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống… Do đó, việc thu hút lao động nghề bếp rất được chú trọng.
Với hơn 43 năm làm việc trong ngành Hospitality tại Úc, ông Demetrios Jim Rigogiannis chia sẻ, muốn sống ở Úc hãy học nấu ăn chuyên nghiệp. Đồng thời tiếng Anh và nền tảng kiến thức nghề là 2 yếu tố cần chuẩn bị để có thể đặt chân đến Úc.
Nhiều chương trình liên kết đào tạo giữa Việt Nam và Úc đã được triển khai trong thời gian gần đây với mục đích mở ra cho người Việt thêm nhiều cơ hội gia nhập thị trường lao động quốc tế. Một trong số đó phải kể đến chương trình Nghiệp Vụ Bếp Quốc Tế tại Hướng Nghiệp Á Âu.
Việc liên kết và tích hợp chương trình giảng dạy giữa Hướng Nghiệp Á Âu và CSAI (Trường đào tạo nghề đã đăng ký với chính phủ Úc và là nhà cung cấp nguồn nhân lực cho ngành NHKS tại Úc cũng như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) đã tạo cho học viên cơ hội tiếp xúc với nhiều kiến thức giá trị, mang tiêu chuẩn quốc tế.
Học viên khóa Nghiệp Vụ Bếp Quốc Tế tại Hướng Nghiệp Á Âu trong kỳ thi tốt nghiệp
Đại dịch COVID-19 đi qua, du khách cũng như người dân đang dần quay trở lại cuộc sống bình thường, ngành F&B đang hồi sinh và tăng trưởng trở lại. Nhân sự nghề bếp cũng từ đó bứt phá trên con đường sự nghiệp. Hiểu mình, hiểu nghề và hiểu thị trường lao động ngay lúc này chính là chìa khóa đưa bạn đi xa hơn với nghề bếp chuyên nghiệp.
Mọi thông tin chi tiết về chương trình Nghiệp Vụ Bếp Quốc Tế, bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn nhanh nhất.
Ý kiến của bạn