Hậu Covid – 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp F&B bị ảnh hưởng nặng nề do đứt gãy nguồn lao động. Sau khó khăn của dịch bệnh, sự thiếu hụt nhân lực trong ngành bánh khiến các đơn vị cung ứng dịch vụ này đứng ngồi không yên.
Cơn khát nhân lực ngành bánh sau đại dịch diễn ra trên toàn cầu.
Trước đây, nhiều người cho rằng làm bánh là công việc tay chân, không sang – xịn nhưng hiện nay các đơn vị F&B ráo riết săn lùng nhân lực chất lượng cho bếp bánh với mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt cùng cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở.
Bức tranh thị trường F&B sau đại dịch
F&B là viết tắt trong cụm từ Food and Beverage, nghĩa tiếng Việt để chỉ ngành dịch vụ ẩm thực. Nói rõ hơn thì đây là loại hình kinh doanh chuyên cung cấp, phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách hàng. Đối tượng kinh doanh trong ngành F&B có thể là các nhà hàng, khách sạn, quán bar, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bán đồ ăn nhanh,…
Theo thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam cho thấy, ngành F&B Việt Nam hiện có 540.000 cửa hàng ăn uống, 22.000 cửa hàng cà phê, quầy bar và trên 80.000 nhà hàng theo mô hình chuỗi.
Số liệu từ Statista cung cấp, trước thềm đại dịch Covid – 19 doanh thu từ thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam trong năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34,3% so với số liệu của năm 2018.
Tiếp đó, đến năm 2021 với đợt dịch lớn hơn, rộng và kéo dài hơn, gần như đã “bóp chết” thị trường F&B trong nước. Cho đến nay, khi lĩnh vực này dần được chữa lành thì các đơn vị dịch vụ, du lịch gặp thách thức về thực trạng thiếu nhân lực và đặc biệt là với ngành bánh.
Ngay cả những ông lớn trong ngành F&B tại Việt Nam cũng phải điêu đứng trước tình hình nhân lực giảm sút mạnh. Có thể thấy rằng bếp bánh cũng góp phần không nhỏ trong các dịch vụ như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khác hàng,… bên cạnh trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn.
Tiếp đó, không thể nhắc đến các mô hình ăn uống, quán cà phê, chuỗi nhà hàng,… trên khắp cả nước với con số không hề nhỏ. Kéo theo nhu cầu phát triển lớn mạnh, thị trường thực tế rất cần những đầu bếp bánh có kỹ năng làm nghề tốt, am hiểu kiến thức chuyên môn cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp bên cạnh niềm đam mê mãnh liệt với nghề.
Nhân lực ngành bánh chưa đáp ứng được “cơn khát” hiện tại
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang được chữa lành, tuyển dụng và đào tạo mới nhân lực ngành bánh đang là yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn của thị trường du lịch.
Đại diện các doanh nghiệp thừa nhận, hiện tại nhân viên của các đơn vị F&B chủ yếu là thời vụ. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng nhân sự hậu dịch, có tình trạng các đơn vị giành giật nhân lực, điều mà trước đó tưởng chừng như không thể xảy ra.
Chia sẻ về khó khăn tuyển dụng nhân sự, các khách sạn cao cấp cũng buộc phải tuyển các lao động chưa có kinh nghiệm hoặc chưa qua đào tạo về đào tạo lại, nếu không thì sẽ rất khó tuyển được nhân sự có chất lượng.
Giải pháp “xoa dịu” cơn khát nhân lực
Với lợi thế là một nước có dân số đông và trẻ, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhân lực ngành F&B giàu tiềm năng kể cả trong và ngoài nước.
Nhằm hỗ trợ tháo bỏ khó khăn, tạo ra giải pháp cho bài toán “khát” nhân lực ngành bánh, các chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn cho rằng, cần phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp tuyển dụng để mở rộng cơ hội thực tập và làm việc.
Hướng Nghiệp Á Âu: nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ngành bánh
Trong những năm qua, Hướng Nghiệp Á Âu là đơn vị hàng đầu đào tạo nhân lực ngành F&B, mang lại sự đột phá trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
“Nấu ăn là một nghệ thuật và người nấu ăn là một nghệ sĩ” – phương châm mà bất cứ thợ làm bánh nào cũng phải nhớ.
Về mô hình đào tạo, những năm qua Hướng Nghiệp Á Âu ngoài thực hiện đúng theo chương trình chuẩn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quy định. Hướng Nghiệp Á Âu luôn không ngừng nghiên cứu, cập nhật giáo trình dựa trên mô tả công việc và yêu cầu của các nhà tuyển dụng nhằm đổi mới nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy nghề nghiệp với quan điểm “thực học – thực hành” bám sát vào nhu cầu thực tế của thị trường F&B hiện nay.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thực hành tại Hướng Nghiệp Á Âu được mô phỏng theo tiêu chuẩn của Nhà hàng – Khách sạn với đầy đủ các chức năng hiện đại. Đây cũng là yếu tố quan trọng để học viên được trải nghiệm trực tiếp không gian bếp chuyên nghiệp, đồng thời rèn luyện khả năng làm việc tập thể theo quy trình hoàn chỉnh bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ mà một đầu bếp bánh cần trang bị.
Nói không với những tấm bằng “rỗng ruột” – Hướng Nghiệp Á Âu đào tạo ra những con người làm nghề. Học viên đầu ra chất lượng, được các đơn vị F&B đánh giá cao bởi kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn và thái độ chuyên nghiệp dù bắt đầu vào nghề khi còn khá trẻ.
Mang đến cơ hội nghề nghiệp đa dạng cùng thu nhập hấp dẫn
Một thực trạng vẫn còn tồn đọng ở Việt Nam cần được bãi bỏ đó là suy nghĩ đồng hóa giữa “thực lực và bằng cấp”. Không nên có thái độ tiêu cực về việc học nghề sau chương trình phổ thông trung học vì một thị trường lao động phát triển và đa dạng hóa.
Bên cạnh đam mê, nghề bánh đòi hỏi người thợ tính tỉ mỉ, sáng tạo và chịu khó.
Thực tế, học làm bánh mang đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở ở Việt Nam và cả thị trường quốc tế như Canada, Australia, Anh,… Trong đó, người Việt làm ngành bánh có mức thu nhập hấp dẫn, đồng thời là cơ hội định cư khôn ngoan tại các nước phát triển.
Bên cạnh mức lương cố định, nhân sự ngành bánh trong từng mô hình kinh doanh cũng có mức thu nhập hấp dẫn như tiền thưởng, tiền tăng ca và bảo hiểm cùng cơ hội thăng tiến rõ ràng.
Nếu làm bánh là đam mê của bạn, hãy theo đuổi và không ngừng học hỏi, nỗ lực để vươn tới đỉnh cao của nghề. Chắp bước trên con đường thành công đó, Hướng Nghiệp Á Âu luôn là người bạn đồng hành để bạn nắm vững những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn tự tin bước đi trên con đường thơm bơ, đường, bột, trứng, sữa,… đầy ngọt ngào.
Ý kiến của bạn