Với đặc trưng thế hệ là cởi mở, năng động, không ngại thay đổi, sẵn sàng đón nhận thử thách mới…, gen Z luôn tìm kiếm những công việc giàu cảm hứng, khơi gợi tinh thần học hỏi liên tục và trở nên đa nhiệm. Quản trị Nhà hàng Khách sạn chính là ngành học có thể đáp ứng mong muốn này của các bạn.
Quản trị Nhà hàng Khách sạn: Ngành học để trở nên đa nhiệm
Quản trị Nhà hàng Khách sạn là ngành học trang bị cho bạn trẻ kiến thức về nghiệp vụ phục vụ; kỹ năng tổ chức, sắp xếp về cơ sở vật chất, tài chính, chất lượng dịch vụ…; điều phối các bộ phận phục vụ như lễ tân, buồng phòng, nhà hàng… theo đúng quy trình để đảm bảo mục tiêu kinh doanh.
Chọn ngành Quản trị Khách sạn, bạn trẻ sẽ học nghiệp vụ thuộc các khối như F&B, Front office, Housekeeping… (Nguồn ảnh: Internet)
Tuy cái tên là “Nhà hàng Khách sạn” nhưng thực chất nơi làm việc của bạn trẻ khi ra trường không hề gói gọn trong khách sạn và nhà hàng, mà sẽ mở rộng ra resort, trung tâm hội nghị tiệc cưới, du thuyền…, không chỉ ở thành phố lớn sầm uất trong đất liền, mà cả những thiên đường du lịch biển đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà…
Với ngành này, vị trí khởi điểm không hề bó hẹp trong vài ba lựa chọn. Bạn trẻ có thể bắt đầu với những vị trí như lễ tân, tổng đài, concierge, phục vụ bàn, buồng phòng, đặt phòng… Ở cột mốc cao hơn trên lộ trình nghề nghiệp, bạn trẻ sẽ phát triển lên các chức danh như giám sát bộ phận tiền sảnh, quản lý nhà hàng, giám đốc F&B… khi có đủ kinh nghiệm và đáp ứng những tiêu chí khác.
Môi trường đa dạng, vị trí khởi điểm phong phú là đặc trưng thu hút của ngành
Quản trị Khách sạn (Nguồn ảnh: Internet)
Ngành Khách sạn: Tự tin làm chủ thu nhập từ nhiều nguồn
Điểm đặc biệt của ngành Nhà hàng Khách sạn đó là mức lương hàng tháng (nói chính xác hơn là thu nhập) sẽ không cố định một con số, mà sẽ dao động tùy theo các nguồn thu khác như service charge (phí dịch vụ), tiền tip, hoa hồng bán sản phẩm/giới thiệu dịch vụ…
Ví dụ, trong khách sạn 4 – 5 sao, ngoài lương cứng 3.5 – 5.5 triệu đồng, phục vụ bàn còn nhận những khoản khác như service charge, tip… nên thu nhập sẽ tầm 7 – 9 triệu đồng (nếu biết thêm về pha chế, thạo ngoại ngữ, giỏi sale rượu vang thì thu nhập càng “khủng”).
Thu nhập ngành Quản trị Khách sạn gồm nhiều khoản như tiền tip, service charge,
tiền hoa hồng… (Nguồn ảnh: JM Marvel Hotel & Spa)
Tương tự, lễ tân khách sạn 4 sao có thể đạt tổng thu nhập là 7 – hơn 8 triệu đồng; lễ tân khách sạn 5 sao có thể cán mốc thu nhập là 10 triệu đồng hoặc hơn (nếu giỏi bán phòng/tour, tiếng Anh lưu loát…).
Mức lương cấp quản lý cũng vô cùng hấp dẫn. Ví dụ, trợ lý trưởng bộ phận lễ tân là 10 – 12 triệu đồng, trưởng bộ phận lễ tân là 15 triệu đồng, quản lý nhà hàng độc lập là 15 – hơn 40 triệu đồng, quản lý nhà hàng trong khách sạn/resort là 15 – 20 triệu đồng… (thông tin tham khảo).
Phấn đấu lên cấp quản lý, nhân sự ngành Quản trị Khách sạn có thể
đạt mức thu nhập nghìn đô (Nguồn ảnh: InterContinental Hanoi Landmark 72)
Ngành Quản trị Khách sạn học những gì để có thể đa năng như vậy?
Để bạn trẻ ra trường với hành trang “đa-zi-năng” trên vai, chủ động định vị bản thân trên lộ trình nghề khách sạn, Quản trị Nhà hàng Khách sạn sẽ đào tạo nghiệp vụ ở hầu hết mọi vị trí trong ngành.
Cụ thể như sau:
- Đặt phòng: quy trình tiếp nhận và xử lý booking, điều chỉnh booking, hủy booking…
- Lễ tân: quy trình check-in, check-out cho khách lẻ, khách đoàn, khách VIP; quy trình hướng dẫn khách về phòng; thao tác thanh toán bằng thẻ tín dụng…
- Tổng đài: các bước tiếp nhận và xử lý cuộc gọi, quy trình đáp ứng yêu cầu wake up call, quy trình chuyển tin nhắn cho khách…
- Concierge: phục vụ hành lý, nhận và chuyển fax/bưu phẩm cho khách, cung cấp thông tin về địa phương cho khách…
- Phục vụ nhà hàng: set up bàn theo phong cách Âu – Á (à la carte, set menu), quy trình tiếp nhận order, quy trình phục vụ rượu vang/món khai vị/món chính/món tráng miệng, các bước phục vụ gueridon service/room service…
- Nhân viên buồng phòng: quy trình turndown service, quy trình dọn phòng (phòng trống sạch, phòng có khách…), trang trí phòng ngủ theo nhiều phong cách…
- Kiến thức quản lý: công thức lập giá phòng, quy trình tuyển dụng nhân sự, marketing trong ngành dịch vụ ẩm thực…
Cọ xát bản thân ở nhiều bộ phận đồng nghĩa càng mở rộng cơ hội việc làm
Ngoài nghiệp vụ chuyên môn, các “dân ngành” tương lai còn được hướng dẫn một số kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc như xử lý tình huống, giải quyết than phiền, upselling, cross-selling… – những kiến thức cần thiết và có thể áp dụng ở tất cả vị trí trong khách sạn, nhà hàng.
Trở thành nhân sự đa nhiệm cùng Hướng Nghiệp Á Âu
Làm việc trong môi trường khách sạn cao cấp, nhà hàng fine dining sang trọng… là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều bạn trẻ chọn ngành Quản trị Khách sạn. Nắm bắt tâm lý này, Hướng Nghiệp Á Âu đã thiết kế chương trình đào tạo “chuẩn 5 sao” nhằm đem đến trải nghiệm học tập tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Tại Hướng Nghiệp Á Âu, học viên không chỉ học một vài kỹ năng chuyên môn để đảm nhận một vị trí, mà các bạn sẽ được đào tạo toàn diện những nghiệp vụ cần thiết như nhân viên chính thức thuộc nhiều bộ phận.
Học viên Hướng Nghiệp Á Âu trong giờ thực hành nghiệp vụ
ở ba mảng F&B, Housekeeping và Front office
Ví dụ, với khối Tiền sảnh, học viên sẽ được training kiến thức và nghiệp vụ của các vị trí cụ thể như lễ tân, tổng đài, concierge, đặt phòng…, cùng với kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết than phiền, nghệ thuật bán hàng… để có thể ứng tuyển vào bất kỳ vị trí yêu thích nào thuộc bộ phận này.
Đặc biệt, lối bài trí không gian lớp học mô phỏng theo môi trường làm việc thực tế như quầy lễ tân, phòng ngủ khách sạn, quầy bar…, cộng với việc được trực tiếp training bởi quản lý cấp trung, cấp cao tại các thương hiệu khách sạn hàng đầu sẽ vun đắp những giá trị thực tiễn nhất về nghề cho học viên trong suốt quá trình học.
Trên đây là bài viết về cơ hội việc làm ngành Quản trị Khách sạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu, bạn có thể tham khảo tại đây, hoặc điền vào form đăng ký tư vấn bên dưới nhé.
Ý kiến của bạn