Lớp học Nghiệp vụ Bếp chay tại Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) luôn diễn ra trong không khí gần gũi, ấm cúng. Giảng viên và học viên cùng chia sẻ về niềm đam mê ẩm thực chay và mong muốn chinh phục các công thức chế biến món chay phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Đến với buổi học, học viên cùng thầy Đặng Đình Thiết tìm hiểu Chuyên đề lẩu chay và thực hiện cách nấu nước dùng từ rau củ, ứng dụng cụ thể chế biến 3 món: lẩu mắm, lẩu Thái, lẩu riêu.
Lẩu vốn là món ăn quen thuộc với cuộc sống thường nhật của người Việt, đặc biệt trong các dịp sum họp gia đình, bạn bè. Trong ẩm thực chay, lẩu cũng được chế biến tấu với nhiều hương vị mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Chính vì tính thông dụng, hương vị gần gũi, HNAAu đã đưa Chuyên đề lẩu chay vào chương trình đào tạo Nghiệp vụ Bếp Chay nhằm giúp học viên có thể chế biến được nước dùng cơ bản sử dụng cho nhiều loại lẩu và món ăn khác nhau. Đồng thời, học viên có thể tạo nên hương vị đặc trưng của các món lẩu thông qua kỹ thuật chế biến chuyên nghiệp.
Học viên khóa Nghiệp vụ Bếp chay thực hành chế biến các món lẩu
Chế biến nước dùng chay cơ bản ứng dụng cho nhiều món ăn
Nước dùng là thành phần quan trọng, quyết định đến sự thành công của món ăn. Vì thế, giảng viên Đặng Đình Thiết hướng dẫn cụ thể cách nấu nước dùng có được vị ngọt tự nhiên đồng thời dễ dàng ứng dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Giảng viên nhấn mạnh, đây là cách thức đặc biệt thích hợp với hình thức mở quán kinh doanh. Bởi nó vừa đảm bảo doanh thu vừa đáp ứng kịp thời yêu cầu về thời gian phục vụ thực khách.
Giảng viên sử dụng mướp hương, hành tây, ớt sừng hầm từ 45 – 60 phút để tạo vị ngọt cho nước dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm su hào, củ cải trắng. Đồng thời, thầy còn lưu ý học viên không nên đậy nắp vung vì sẽ làm nước dùng đục màu. Đây là phương pháp nấu nước dùng cơ bản, có thể ứng dụng với nhiều món như súp, canh, lẩu…
Học cách tạo nên hương vị đặc trưng riêng của từng món lẩu
Giảng viên hướng dẫn cụ thể, lưu ý cách chế biến và so sánh 3 loại lẩu để giúp học viên hiểu được đặc trưng của từng món ăn. Đối với lẩu riêu, bạn chỉ nên đun với lửa vừa để riêu không bị nát và thêm 1 thìa dầu điều để nước lẩu có màu sắc bắt mắt.
Lẩu riêu chay do học viên thực hành tại lớp
Đối với lẩu Thái, học viên có thể dùng chanh và me để tạo vị chua đặc trưng của món ăn. Giảng viên đã chia sẻ cách hòa chanh với một ít nước ấm trong bát nhỏ để chanh thích ứng nhiệt, từ đó sẽ không tạo vị đắng cho nước dùng.
Lẩu Thái được học viên thực hành với sự hướng dẫn của giảng viên
Để tạo nên hương vị đặc trưng của lẩu mắm, giảng viên hướng dẫn sử dụng củ sả, gừng, chao, đậu phụ. Thầy còn chia sẻ bí quyết đối với những ai học món chay để kinh doanh về cách bảo quản lẩu mắm để bán dần trong vòng 1 tuần.
Thành phẩm lẩu mắm chay sau buổi học
Giảng viên Đặng Đình Thiết chủ động tạo điều kiện cho từng học viên được thực hiện thao tác chế biến. Nhờ đó, thầy điều chỉnh từng động tác cầm chảo, đảo nguyên liệu, cách chiên hay cách nếm nước dùng để nhận biết được vị chuẩn nhất.
Giảng viên Đặng Đình Thiết tạo điều kiện cho từng học viên thực hành tại lớp
Tranh thủ thời gian, thầy còn trò chuyện cùng học viên về ẩm thực chay và lý do đến với lớp học. Học viên Nguyễn Hoàng Nam (25 tuổi) chia sẻ với thầy: “Nhờ một cơ duyên được thưởng thức món chay ngon nên đã thôi thúc anh tham gia lớp học để được tìm hiểu kiến thức ẩm thực chay và có thể chế biến được nhiều món chay ngon hơn nữa”.
Nếu cũng mong muốn được học kiến thức và kỹ năng chế biến các món ăn chay dễ làm trong không gian lớp học gần gũi như vậy, bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 1800 6148 để được tư vấn miễn phí.
Ý kiến của bạn