Là một đầu bếp Việt, ngoài việc chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, bạn còn phải làm được các món bánh truyền thống để hoàn chỉnh set menu và đa dạng thực đơn phục vụ khách. Do đó, trong chương trình đào tạo Bếp trưởng Bếp Việt, Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) lồng ghép các buổi học Chuyên đề Bánh Việt giúp hoàn thiện kỹ năng, chuyên môn cho những đầu bếp trẻ tương lai.
Bánh bèo và bánh nậm là 2 món ăn truyền thống được nhiều người Việt yêu thích
Bánh xèo và bánh khọt giòn tan là đặc trưng của ẩm thực miền Trung
Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có rất nhiều loại bánh khác nhau từ bánh ngọt cho đến bánh mặn. Mỗi loại bánh đều có riêng một hương vị và một nét cuốn hút đặc biệt. Bánh Việt giờ đây không chỉ xuất hiện ở những phiên chợ quê, những gánh hàng rong mà còn nằm trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn lớn. Chính vì vậy, là một đầu bếp, bạn cần nắm được công thức cũng như kỹ thuật chế biến các món bánh Việt trong đó bánh bèo, bánh nậm, bánh xèo, bánh khọt là những món phổ biến và nhận nhiều sự yêu thích hiện nay.
Thông qua 2 buổi học Chuyên đề Bánh Việt – Bánh mặn, bạn sẽ được tìm hiểu tất cả những kỹ thuật để làm nên 4 món bánh bèo, bánh nậm, bánh khọt, bánh xèo miền Trung thơm ngon, chuẩn vị và chạm đến trái tim của người thưởng thức.
Bí quyết nào giúp bánh xèo miền Trung và bánh khọt giòn tan, thơm ngọt
Bánh xèo và bánh khọt là 2 món ăn đặc trưng của người miền Trung. Để chế biến thành công 2 món ăn này, bạn cần đặc biệt chú ý ở khâu trộn, khuấy bột. Đến với buổi học, bạn có được bí quyết để 2 món bánh có lớp vỏ giòn tan dù để lâu, nhân tươi ngọt tự nhiên, nước chấm kèm đậm đà làm tăng hương vị.
Theo đó bột đậu nành, bia và soda được thêm vào bột với tỷ lệ nhất định sẽ giúp cho lớp vỏ bánh giòn lâu, béo thơm. Ngoài ra, giảng viên còn chia sẻ thêm các nguyên liệu thay thế nếu như không tìm thấy 3 thành phần trên trong gian bếp của mình.
Công thức pha trộn bột rất quan trọng để lớp bánh giòn tan
Cách điều chỉnh nhiệt khi đúc bánh xèo hay đổ bánh khọt cũng được giảng viên lưu ỹ kỹ để thành phẩm món ăn chín đều, ánh vàng đẹp mắt. Bạn cũng sẽ tìm được cách pha nước mắm chấm cùng bánh khọt hài hòa mặn – ngọt – chua – cay, cách làm xốt chấm bánh xèo từ gan heo và đậu phộng béo thơm hay tỷ lệ giấm – đường – nước trong cách ngâm đồ chua ăn cùng giải ngán. Tưởng chừng đơn giản nhưng khi bước vào lớp học, bạn mới nhận ra rất nhiều điều mới mẻ và đưa bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chế biến 2 món bánh vốn dĩ quen thuộc này.
Điều chỉnh nhiệt khi đúc bánh xèo hay đổ bánh khọt rất quan trọng
Dầu hành – bí quyết kích hương, kích vị cho món bánh bèo
Xử lý bột là một trong những khâu quan trọng góp phần làm nên món bánh bèo hấp dẫn từ hình thức bên ngoài cho đến mùi vị bên trong. Giảng viên chia sẻ rất chi tiết về cách khử mùi bột gạo bằng dầu hành. Với cách làm này, bánh bèo sẽ có mùi thơm nhẹ, kích thích vị giác. Cùng với dầu hành, giảng viên còn đưa ra nhiều cách xử lý bột đi kèm như gia giảm tỷ lệ bột gạo, bột năng và nước để bánh bèo dai hơn hoặc mềm hơn theo sở thích người dùng. Ngoài ra, nhiệt độ nước dùng trong quá trình nhồi bột cũng rất quan trọng. Nước có nhiệt độ thích hợp sẽ kích bột nở giúp những chiếc bánh bèo trở nên mịn hơn.
Bên cạnh đó, cách làm nhân tôm cháy, đậu xanh đậm vị theo đúng khẩu vị của người dùng được giảng viên lưu ý rất kỹ. Thời gian hấp 5 – 7 phút và nhiệt độ khi phục vụ đúng chuẩn 65 độ C cũng chiếm phần quan trọng tạo nên hương vị hấp dẫn cho món ăn. Kỹ thuật làm đồ chua và nước mắm cũng là kiến thức cần lưu ý để hoàn thiện món ăn truyền thống này. Theo đó, tỷ lệ nước mắm, nước dừa pha cùng phải hài hòa và đun sôi trên lửa để bảo quản được lâu hơn.
Đặc biệt, cách làm cho những chén bánh bèo có xoáy để đạt được độ thẩm mỹ sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt thực khách của mình được giảng viên hướng dẫn rất kỹ và nhiều lần.
Thành phẩm bánh bèo trong buổi học
Chăm chút từng chi tiết – bí quyết thành công của món bánh nậm
Để tạo nên một chiếc bánh nậm nói riêng và tất cả các món ăn khác nói chung đều cần phải có sự chăm chút của người đầu bếp từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khi món ăn được mang ra phục vụ thực khách. Đây có lẽ mà bài học đáng giá cho những học viên nghề bếp trong hành trình chinh phục thành công trong tương lai.
Với bánh nậm, đầu tiên học viên phải thật tỉ mỉ và chuẩn xác cho khâu khuấy bột trên lửa. Học viên thực hành khuấy bột phải thật đều tay, giai đoạn đầu dùng sạn gỗ để không bị dính và giai đoạn sau khi bột đã dần chín phải dùng phới bằng inox thì mới tạo được độ mềm mịn. Nhiệt độ của lửa thật nhỏ để hơi nước không bốc hơi nhanh giúp bột thấm nước và mềm hơn.
Giảng viên hướng dẫn cách khuấy bột cho món bánh nậm
Tiếp theo, lá chuối rửa sạch, cắt kích thước phù hợp, đem hấp sơ qua, quét dầu… để tạo hình thật hấp dẫn cho bánh nậm. Nhân tôm, thịt không được băm quá nát, xào nhanh trên bếp rồi cho vào máy nhồi để tơi ra. Cách gói bánh phải thật chăm chút để bột ép mỏng, nhân dàn trải, vuông vức, e ấp trong lớp lá chuối xanh mướt…
Học viên thực hành gói bánh nậm dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Trong suốt 2 buổi học, học viên tự tay thực hiện tất cả các công đoạn dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên. Mặc dù còn đôi chỗ vụng về, sai sót nhưng đó sẽ là kinh nghiệm quý giá giúp học viên hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Ngoài ra, giảng viên mở rộng rất nhiều kiến thức, mẹo hay trong quá trình làm các món bánh này. Đây đều là những kinh nghiệm mà các thầy cô đã tích lũy được trong suốt quá trình làm nghề bếp của mình giúp bạn rút ngắn được khoảng cách đi đến thành công hơn.
Giảng viên và học viên lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ sau buổi học
Nếu muốn trải nghiệm nhiều chuyên đề món ngon bếp việt hấp dẫn khác, bạn đừng quên để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí 1800 6148 để được HNAAu tư vấn chi tiết hơn về khóa học Nghiệp vụ Bếp trưởng Bếp Việt nhé!
Ý kiến của bạn