Cách Đo Lường Và Cải Thiện Chỉ Số ROI

ROI là gì? Trong digital marketing, ROI là thuật ngữ phổ biến và là yếu tố tiên quyết bạn cần nằm trước khi đầu tư ngân sách vào bất kỳ chiến dịch nào. Với bài viết sau, Khóa Học Digital Marketing Á Âu sẽ định nghĩa về ROI và hướng dẫn bạn cách tính ROI.

ROI là gì trong digital marketing?

Digital marketing ROI (ROI là viết tắt của Return On Investment) là thước đo chỉ lợi nhuận và thất thoát mà chiến dịch digital marketing của bạn nhận được so với số tiền bạn bỏ ra.
Nói cách khác, chỉ số này cho biết bạn có đang thu về nguồn lợi xứng đáng từ chiến dịch marketing hay không. Nếu ROI khả quan, chứng tỏ nguồn lợi mà chiến dịch bạn thu về cao hơn số tiền bạn đầu tư.

chỉ số ROI

(Nguồn ảnh: Internet)

Đo lường chỉ số digital marketing ROI giúp phát hiện hoạt động nào đang kém hiệu quả, từ đó bạn sẽ phân tích các khía cạnh trong chiến dịch và đề xuất phương án cải thiện. Nắm rõ ROI của các khía cạnh đó giúp bạn hiểu nên sử dụng ngân sách marketing thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hướng dẫn cách đo lường chỉ số ROI trong digital marketing

Để tính ROI trong digital marketing, bạn cần quan tâm các chỉ số sau:

1.Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ số phổ biến nhất để theo dõi ROI. Nếu mục tiêu của chiến dịch marketing là chuyển đổi thì chỉ số này giúp bạn biết mình đang hoàn thành mục tiêu này đến đâu để có thể phân phối nguồn tài nguyên hợp lý.

Tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh (Conversion rates by channel) giúp xác định nguồn traffic đến từ đâu và kênh nào đang chuyển đổi tốt nhất. Biết kênh nào đang chuyển đổi tốt hơn, bạn sẽ đầu tư nhiều hơn vào chúng để cải thiện ROI.

chỉ số analytic

(Nguồn ảnh: Internet)

Với tỷ lệ chuyển đổi trên thiết bị (Conversion rates by device), nếu bạn phát hiện thiết bị A có tỷ lệ chuyển đổi không tốt nhưng traffic cao, thì đó là lúc bạn cần điều chỉnh lại chiến dịch cho thiết bị đó.

Ví dụ, mobile thường đem lại rất nhiều traffic. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu gặp khó khăn để chuyển đổi khách hàng trên mobile. Nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp mình gặp vấn đề tương tự, thì cần suy nghĩ lại hướng đi cho digital marketing trên mobile.

thiết bị truy cập trên web

(Nguồn ảnh: Internet)

2.Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (Cost per lead)

Cost per lead (CPL) là một hình thức định giá cho quảng cáo online và là một dạng KPI trong chiến dịch digital marketing.

Nếu mục tiêu của bạn là thu thập khách hàng tiềm năng (lead) về cho team sales, thì bạn cần xác định sẽ chi bao nhiêu tiền cho mỗi lead đó. Khi đó bạn sẽ biết ROI cho từng chiến dịch cụ thể.

cpl

(Nguồn ảnh: Internet)

Theo hình trên, công thức tính Cost per lead là lấy tổng số tiền đầu tư vào các ad chia cho tổng số khách hàng tiềm năng thu thập được. Nếu Cost per lead cao hơn mức bạn nhận được khi chốt đơn thì ROI của bạn đang không khả quan.

3.Tỷ lệ chốt đơn (Lead close rate)

Lead close rate giúp đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch digital marketing – yếu tố tác động trực tiếp đến ROI. So sánh Lead close rate với số lead mà bạn thu thập được để nắm bắt khả năng sinh lời của mỗi chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết, bởi chỉ số này cho thấy tỷ lệ lead chuyển đổi thành khách hàng thật sự.

4.Chi phí phải trả cho mỗi hành động (Cost per acquisition)

Cost per acquisition (CPA) thể hiện số tiền trung bình bạn bỏ ra để thu được một khách hàng mới. Muốn tính CPA, bạn lấy tổng chi phí marketing chia cho tổng số khách hàng thu về. Nếu số tiền bạn phải chi để có một khách hàng cao hơn lợi nhuận họ mang về cho bạn thì bạn cần tìm cách giảm CPA.

cpa

(Nguồn ảnh: Internet)

5.Giá trị đặt hàng trung bình (Average order value)

Chỉ số này cho biết chi phí trung bình để có được một đơn hàng từ khách hàng. Để tính Average order value (AOV), bạn chia tổng doanh thu cho tổng số đơn hàng.

Cải thiện AOV sẽ đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn và đem lại cơ hội bán gia tăng (up-sell) và bán chéo (cross-sell) cao hơn.

6.Giá trị vòng đời khách hàng (Customer lifetime value)

Giá trị vòng đời khách hàng là giá trị mà khách hàng sẽ chi trả cho doanh nghiệp của bạn trong suốt cuộc đời họ với tư cách một khách hàng. Chỉ số này giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị tổng thể từ khách hàng đó.

Customer lifetime value

(Nguồn ảnh: Internet)

Ví dụ, bạn mất $100 để thu về một khách hàng. Trong lần mua hàng đầu tiên, khách hàng đó chi $100 để mua sản phẩm của bạn. Thoạt nhìn vào thì ROI sẽ không khả quan. Tuy nhiên, nếu vị khách đó tháng nào cũng chi đều đặn $100 thì mức đầu tư $100 ban đầu của bạn là không hề phí phạm.

Sử dụng ROI trong digital marketing thế nào cho hiệu quả?

Chỉ số bạn sử dụng để đo lường chiến dịch phụ thuộc vào chiến thuật bạn áp dụng lên chiến dịch đó. Ví dụ, chỉ số đo lường ROI trong email marketing sẽ khác với social media. Vì thế, chỉ số để đo lường ROI trên các kênh khác nhau sẽ phụ thuộc vào mục tiêu bạn đặt ra.

Dưới đây là danh sách các chỉ số bạn dùng để đo lường ROI trong digital marketing:

• Email – Open rate (Tỷ lệ mở), Click-through rate (Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên email), Bounce rate (Tỷ lệ email bị từ chối), Unsubscribe rate (Tỷ lệ hủy đăng ký nhận email), Conversions (Chuyển đổi) và Leads acquired (Thu hút khách hàng tiềm năng).

• Social media – Engagement rates (Tỷ lệ tương tác), Clicks and click-through rate (Số lượng nhấp chuột và tỷ lệ nhấp chuột), Conversions, Leads acquired và lượng người theo dõi mới.

• Landing page – Traffic (Lưu lượng truy cập), Unique visitors (Khách truy cập duy nhất), Returning visitors (Khách truy cập trở lại), Total page views (Tổng lượt xem trang), Time spent on page (Thời gian dừng chân trên trang), Actions taken (Hành vi) và Conversions.
• Blog – Traffic, Clicks, Time spent on page, Unique visitors, Returning visitors, Actions taken và Conversions. (tương tự như Landing page)

Khi so sánh ROI, bạn nên so sánh số liệu từ năm này với năm khác để thấy được những thay đổi rõ nét hơn.

4 cách tăng ROI trong digital marketing

1. Xác định mục tiêu rõ ràng

Trước khi bắt tay vào đo lường chỉ số ROI trong digital marketing, bạn cần làm rõ mục tiêu chiến dịch của mình là gì. Nếu xác định mục tiêu sai, bạn sẽ dùng chỉ số đo lường sai.
Tránh những mục tiêu mập mờ như “tăng nhận diện” hay “tạo nhiều chuyển đổi hơn”.

Thay vào đó, hãy lên mục tiêu chi tiết, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có mốc thời gian cụ thể.

Bạn có thể bắt đầu bằng mục tiêu mập mờ cũng được (ví dụ tăng chuyển đổi), nhưng sau đó phải khiến nó rõ ràng hơn bằng việc thêm các chỉ số có thể đo lường. Ví dụ, tăng 20% tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự trong vòng 6 tháng.

Nên nhớ, mục tiêu bạn đề ra phải phù hợp với mục tiêu chung của cả chiến dịch digital marketing và phải khả thi.

2.Dùng KPI bám sát mục tiêu

Khi đã lên mục tiêu cụ thể, bạn cần có KPI đo lường phù hợp với mục tiêu đó. KPI cho SEO sẽ khác với KPI cho email marketing. Chọn sai KPI, bạn sẽ không biết mục tiêu đang hoàn thành tới đâu.

KPI không chỉ giúp bạn theo dõi tiến độ chiến dịch mà còn đặt ra kỳ vọng rõ ràng cho đội ngũ marketing, tránh bất kỳ hiểu lầm nào về mục tiêu. Đội ngũ marketing của bạn sẽ biết chính xác cách đo lường thành công của chiến dịch để tập trung vào cách cải thiện các chỉ số.

kpis

(Nguồn ảnh: Internet)

3.Thử nghiệm

Chạy thử nghiệm không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của mỗi chiến dịch digital marketing riêng lẻ mà còn góp phần khám phá insight mới mẻ để áp dụng vào chiến lược rộng lớn hơn.

A/B test trên nhiều phương diện khác nhau của chiến dịch digital marketing sẽ xác định yếu tố nào cho ra kết quả tốt hơn, từ email marketing tới social media content, PPC ads…
Với A/B test, bạn chỉ nên chọn một yếu tố trong chiến dịch để thử nghiệm. Ví dụ khi thử nghiệm với landing page, bạn nên bắt đầu với headline. Giữ một headline như cũ và thay đổi headline ở phiên bản test. Sau đó đánh giá headline nào hiệu quả tốt hơn.

Khi biết yếu tố nào trong chiến dịch mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn sẽ thay đổi chiến thuật cho cả chiến dịch marketing hiện tại và tương lai trên nhiều kênh khác nhau.

4.Xác định và nắm bắt cơ hội để cải thiện

Nếu muốn tăng ROI, bạn cần điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết. Khi đo lường chiến dịch digital marketing, dữ liệu chưa hẳn là yếu tố quan trọng nhất, mà còn có cả insight bạn góp nhặt được bằng cách phân tích dữ liệu đó.

Liên tục thử nghiệm là cách để bạn phát hiện ra cơ hội để phát huy chiến dịch tốt hơn. Ví dụ bạn dùng “chuyển đổi trên thiết bị” là chỉ số đo lường. Sau một thời gian thử nghiệm, bạn phát hiện ra nhóm người dùng trẻ tuổi thích dùng thiết bị mobile hơn. Khi đó, nếu muốn tăng ROI bằng cách tăng chuyển đổi trên mobile, bạn sẽ cân nhắc thay đổi thông điệp cho các chiến dịch trên thiết bị này để thu hút đối tượng mục tiêu hơn.

Khi phân tích dữ liệu, tìm kiếm cơ hội mới, bạn nên quan tâm đến vài yếu tố khác như các kênh mà bạn dùng cho chiến dịch, khoảng thời gian trong ngày/trong tuần mà người dùng chuyển đổi… Quan tâm đến những yếu tố này giúp bạn tối ưu hóa content marketing tốt hơn và thiết lập ads hiệu quả hơn.

Chắc hẳn đến đây, bạn đã hiểu được ROI là gì và những kiến thức liên quan đến ROI để đưa ra chiến lược digital marketing hiệu quả. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn thông tin hữu ích, giúp doanh nghiệp của bạn có hướng phát triển đúng đắn để gia tăng lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn.

Điểm: 4.9 (30 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn