Cho dù là một đầu bếp trẻ mới bước vào lực lượng lao động ngành ẩm thực hay đầu bếp đã có kha khá kinh nghiệm, việc tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn với mức lương cao hơn trong sự nghiệp cũng rất quan trọng. Tuy nhiên để làm hài lòng các nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn chú ý đặc biệt đến hồ sơ ứng tuyển.
Một CV “đẹp” giúp bạn tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Ảnh: Internet
Bí quyết để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay lần đầu tiên không nằm ở những recipe món ăn mang dấu ấn cá nhân mà đó chính là CV. Thế nhưng cũng giống như recipe, CV nên đầy đủ, chi tiết thông tin, thế mạnh của bản thân. Ngoài ra, nó cũng phải phản ánh chính xác kinh nghiệm, truyền tải một cách rõ ràng những gì bạn có để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về chuyên môn, tinh thần làm việc của bạn. Có thể kỹ năng viết lách của bạn không giỏi bằng kỹ năng sử dụng dao, chảo hay năng lực quản lý bếp nhưng với 7 gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tạo nên một CV làm “mát lòng” nhà tuyển dụng dù là khó tính nhất.
1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Trước khi đặt bút xuống giấy để viết CV, bạn cần xác định vị trí công việc mà mình muốn tiến đến. Mặc dù một bản CV chung chung có thể giúp bạn gửi đến hàng chục nhà tuyển dụng khác nhau nhưng để tăng cơ hội tìm được một cuộc gọi phỏng vấn bạn cần điều chỉnh CV cho một vị trí công việc cụ thể.
Chẳng hạn như, CV cho vị trí bếp chính của một trung tâm hội nghị với số lượng khách lớn sẽ khác so với CV ứng tuyển vị trí bếp chính ở một nhà hàng cao cấp. Điều chỉnh CV theo mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn làm nổi bật các kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích phù hợp với vị trí ứng tuyển và thể hiện được những gì bản thân có thể mang đến cho nhà tuyển dụng.
2. Chọn cách thể hiện thông tin phù hợp
Có 3 cách để thể hiện thông tin trong CV của mình và bạn có thể chọn phương pháp phù hợp với từng tình huống riêng:
Thể hiện theo trình tự thời gian
Với cách làm này, bạn nên bắt đầu với một đoạn tóm tắt về năng lực cốt lõi, sau đó là kinh nghiệm chuyên môn. Đối với mỗi vị trí công việc trước đây và hiện tại, bạn sẽ ghi thông tin chi tiết về nhiệm vụ và thành tích của mình. Các phần cuối cùng bao gồm trình độ học vấn, thông tin liên hệ… CV thể hiện theo trình tự thời gian là lựa chọn phổ biến của đa số người tìm việc hiện nay.
Thể hiện theo chức năng
CV thể hiện theo chức năng khác với theo thời gian ở chỗ nó chứa phần “Những điểm nổi bật trong sự nghiệp” để làm rõ hơn thành tích của bạn. Thay vì mô tả chi tiết từng vị trí, bạn chỉ cần liệt kê tên, vị trí, chức danh, thời gian làm việc. CV thể hiện theo chức năng sẽ phù hợp nếu như có bạn những lỗ hổng trong lịch sử làm việc như thay đổi nghề nghiệp, đảm nhận một số vị trí ngắn hạn hoặc đã thực hiện nhiều nhiệm vụ tương tự nhau…
Kết hợp thể hiện theo thời gian và chức năng
CV kết hợp những phần hiệu quả nhất của định dạng theo trình tự thời gian và chức năng. Bạn có thể nêu bật thành tích của mình trước đây và chi tiết cho từng vị trí đã từng làm qua. CV kiểu này cũng thích hợp cho những học viên nghề bếp mới tốt nghiệp.
Tùy vào từng tình huống cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cách
thể hiện thông tin trong CV. Ảnh: Internet
3. Xây dựng tiêu đề và đoạn tóm tắt
Cho dù bạn chọn cách thể hiện nào thì CV nên chứa những tiêu đề hấp dẫn và đoạn tóm tắt. Đây chính là điểm giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng và tạo sự khác biệt so với những ứng viên khác. Tiêu đề cũng có thể là mục tiêu nghề nghiệp mà bạn hướng đến, ví dụ như “Sous Chef” hoặc “Executive Chef”. Tiếp theo, hãy tạo một đoạn văn tóm tắt từ 3 – 5 câu ngắn gọn và hấp dẫn ghi lại kinh nghiệm và kỹ năng. Dưới đây là 1 ví dụ:
Sous Chef
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong phong cách nấu ăn cổ điển và đương đại. Kỹ năng tổ chức, phục vụ số lượng thực khách lớn, từ những bữa tiệc bình dân cho đến cao cấp. Thành thạo trong việc lập kế hoạch chiến lược, phân tích chi phí thực phẩm…
4. Làm nổi bật năng lực cốt lõi
Bên dưới đoạn mô tả ngắn, hãy liệt kê ra 10 – 15 khả năng chính có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Điều này không chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về các kỹ năng mà còn giúp bạn nổi bật hơn những viên khác. Dưới đây là 1 ví dụ:
- Chuẩn bị và trình bày món ăn
- Kiểm soát hàng tồn kho
- Phát triển thực đơn
- Xây dựng lịch làm việc cho nhân sự
- An toàn và vệ sinh thực phẩm
- Kiểm soát chi phí thực phẩm và nhân công
- Kiểm soát/ đảm bảo chất lượng
- Làm việc nhóm
- Lập kế hoạch…
5. Mô tả kinh nghiệm làm việc
Phần này được xem là quan trọng nhất của CV vì nó hỗ trợ đoạn tóm tắt và danh sách các năng lực nổi bật. Tại đây, bạn sẽ liệt kê từng vị trí đã từng làm việc trước đây theo thứ tự từ gần nhất cho đến xa nhất với các thông tin sau: tên nhà tuyển dụng, địa điểm nhà tuyển dụng, chức danh, ngày làm việc, một đoạn văn ngắn mô tả nhiệm vụ hằng ngày và thành tích. Dưới đây là một ví dụ:
Best Restaurant| Washington, D.C.| 2014 – Nay
Bếp phó
Được đề bạc lên vị trí bếp phó bởi bếp trưởng điều hành nhằm nâng cao tiêu chuẩn và hiệu suất hoạt động ẩm thực của nhà hàng cao cấp với 400.000 lượt khách mỗi năm. Nhiệm vụ chính là chuẩn bị đồ ăn cho 5 nhà hàng buffet với 2 suất phục vụ mỗi ngày, xây dựng, thực hiện thực đơn, đào tạo nhân viên, kết hợp với bộ phận thu mua kiểm soát chi phí bán hàng, cố vấn cho đội ngũ gồm 15 đầu bếp tạo ra các món ăn mang phong cách Á, Âu.
- Doanh thu từ F&B tăng 60% so với năm trước, góp phần làm mới diện mạo tiệc buffet cho nhà hàng.
- Bổ sung, làm mới 40% các món ăn trong tiệc buffet hiện tại của nhà hàng.
- Phát triển quầy bít tết hảo hạng.
- Nâng cao chất lượng và xếp hạng của nhà hàng trên Yelp: Food, Delivery & Reviews từ 1 sao lên 4 sao.
- Đạt giải thưởng AAA Four Diamond Award.
6. Xây dựng thêm các phần bổ sung thông tin khác
Phần cuối của CV nên có thông tin về nền tảng giáo dục và bất kỳ chi tiết đáng chú ý khác về bạn như chứng chỉ, kỹ năng, kỹ thuật, đào tạo, thậm chí là cả việc tham gia vào các tổ chức cộng đồng nghề bếp… Liệt kê các thông tin này một cách đơn giản.
7. Đọc kỹ và kiểm tra lại CV trước khi gửi đến nhà tuyển dụng
Sau khi đã hoàn thành việc soạn thảo từng phần, bạn hãy dành thời gian để xem xét lại tất cả thông tin một cách kỹ lưỡng. Mặc dù, bạn không ứng tuyển vào vị trí biên tập của một tòa soạn báo nhưng những sai sót sẽ khiến nhà tuyển dụng loại hồ sơ ngay lập tức. Ngay cả một lỗi đánh máy hay lỗi định dạng cũng có thể gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng tiềm năng vì nó thể hiện sự thiếu chú ý hoặc bất cẩn của bạn. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra lại một lần nữa CV để phát hiện lỗi giúp mình.
Với 7 gợi ý trên, bạn đã có thể tự lập CV để ứng tuyển vào nơi làm việc mà mình mơ ước. Đừng chần chừ nữa, hãy bước ra khỏi vùng an toàn và đi tìm cơ hội mới cho bản thân. Nếu bạn cần thêm hướng dẫn, đừng quên đến với lớp Chuyên đề Kỹ năng viết CV và phỏng vấn ứng tuyển của Hướng Nghiệp Á Âu.
Buổi học Kỹ năng viết CV và phỏng vấn ứng tuyển cùng chuyên gia tuyển dụng
Chỉ với 1 buổi học, bạn sẽ được chuyên gia hướng dẫn chi tiết nhiều kỹ năng bổ ích trong quá trình viết CV. Giảng viên giúp bạn thực hành ngay tại lớp để có thể rút ra nhiều kinh nghiệm giá trị cho bản thân. Bạn không chỉ có kỹ năng viết CV mà còn học được cách thể hiện sự chuyên nghiệp trước các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn trực tiếp. Giảng viên là những chuyên gia tuyển dụng đến từ các đơn vị F&B nổi tiếng. Thầy cô sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thông qua CV, cách trả lời phỏng vấn…
Mọi thông tin về chương trình học, bạn có thể điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Ý kiến của bạn