Dù bạn mở quán cà phê, quán trà sữa, sinh tố hay quán Bar, Pub… thì trang trí quầy Bar luôn cần được chú trọng trong quá trình set up quán. Quầy Bar là nơi bạn giao tiếp, tiếp nhận và pha chế thức uống phục vụ khách hàng. Trang trí quầy Bar càng ấn tượng càng thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài.
Trang trí quầy Bar ấn tượng giúp bạn hấp dẫn khách hàng
Quầy Bar là bộ phận quan trọng của một cửa hàng đồ uống. Tại quầy Bar sẽ đặt nguyên liệu, dụng cụ và là nơi nhân viên pha chế thức uống phục vụ khách hàng. Vậy thiết kế và trang trí quầy Bar như thế nào vừa phát huy tối đa công năng vừa hài hòa, đẹp mắt với không gian quán?
Bố cục thiết kế quầy Bar đẹp
Để thiết kế quầy Bar bố cục cân đối, hài hòa, bạn cần phân chia các khu vực trong quầy. Tùy vào chức năng của từng khu vực sẽ có cách bố trí, sắp xếp vật dụng khác nhau.
Kích thước quầy Bar chuẩn
Đây là khu vực dành cho các Barista/Bartender pha chế thức uống, khách hàng gọi món và thưởng thức đồ uống. Khu vực này thường được thiết kế thành hình chữ L, hình chữ U, hoặc là hình chữ O… để tối ưu thời gian nhân viên làm việc, khách hàng có thể quan sát và theo dõi những màn pha chế điêu luyện.
Tùy vào quy mô quán, kích thước quầy Bar sẽ thay đổi cho phù hợp. Trong đó, kích thước tiêu chuẩn phổ biến được nhiều nơi áp dụng như sau:
Chiều cao quầy Bar 2 tầng thông thường gồm: tầng trên 100cm – 120cm, tầng dưới 81cm. Tầng trên là nơi đặt thức uống phục vụ khách, tầng dưới là nơi nhân viên pha chế thức uống và đặt một số dụng cụ pha chế thường dùng.
Chiều dài khoảng 220cm, có thể dài hơn tùy vào diện tích khu vực quầy Bar.
Chiều rộng khoảng 60cm – 90cm để nhân viên thực hiện các thao tác thuận tiện.
Chiều cao quầy Bar thiết kế phù hợp sẽ mang lại cảm giác thoải mái (Ảnh: Internet)
Khu vực pha chế
Các dụng cụ pha chế thức uống như máy pha cà phê, máy xay cà phê, sinh tố, máy ép trái cây nên được đặt ở trung tâm của khu vực pha chế. Tủ đựng đá thường được thiết kế ngay dưới quầy Bar để nhân viên pha chế nhanh chóng hoàn thiện thức uống.
Những khu vực như: bồn rửa dụng cụ, thùng rác… cần được sắp xếp ở nơi khuất tầm nhìn của khách hàng. Điều này sẽ hạn chế một số phàn nàn, cũng như mang đến trải nghiệm chuyên nghiệp cho khách hàng. Khu vực vệ sinh dụng cụ pha chế thường được đặt ở cuối quầy Bar, thùng rác được thiết kế nằm bên dưới quầy Bar để tiết kiệm diện tích và thẩm mỹ hơn.
Ngoài ra, khu vực pha chế cần được đảm bảo an toàn lao động như lót thảm, đệm cao su để chống trơn trượt và thường xuyên được lau chùi khô ráo.
Khu vực quầy thu ngân
Khu vực quầy thu ngân thường là nơi tập trung ánh nhìn của khách hàng đầu tiên, cũng là nơi thể hiện một phần phong cách của quán. Để trang trí quầy Bar ấn tượng và chuyên nghiệp, bạn có thể tận dụng những kiểu tủ âm tường, kệ gỗ có nhiều vách ngăn khác nhau… tùy theo chất liệu của mô hình quán kinh doanh. Tại đó, bạn có thể sắp xếp các nguyên liệu pha chế, sản phẩm mà cửa hàng đang bán, một bảng menu cỡ lớn để khách hàng dễ quan sát… Phía dưới quầy Bar, ở những nơi khách không nhìn thấy, bạn có thể đặt cốc và các dụng cụ khác.
Thiết kế và trang trí khu vực quầy Bar gọn gàng, ngăn nắp và đẹp mắt
Nguyên tắc khi thiết kế, trang trí quầy Bar
Khi thiết kế quầy Bar, bạn cần xem xét đến yếu tố phong thủy, thiết kế nên dựa trên sự tính toán cân bằng âm dương.
Gỗ, kính, kim loại hay đá tự nhiên là những chất liệu làm quầy Bar có nhiều ưu điểm trong về độ bền và khả năng làm sạch sau thời gian dài sử dụng. Mặt quầy tốt nhất là sử dụng vật liệu chịu mài mòn chống thấm nước.
Bố trí quầy Bar phải đảm bảo ngăn nắp, khoa học, bạn hãy tính toán kỹ lưỡng nơi đặt các vật dụng phù hợp để tiết kiệm không gian và thời gian tìm kiếm.
Lựa chọn đèn chiếu sáng, ghế quầy Bar đồng bộ với không gian quầy bar.
Áp dụng quy tắc quầy Bar một chiều: Kết hợp quầy thu ngân vào chung hoặc nằm cạnh với quầy Bar sẽ giúp quá trình gọi và thanh toán thức uống được diễn ra nhanh hơn. Những nơi phục vụ theo hình thức take away, gọi món và thanh toán trước đặc biệt phù hợp với cách thiết kế quầy Bar này.
Ngoài ra, bạn có thể đặt tủ bánh ngọt để nhân viên gợi ý cho khách. Đây là cách tăng doanh thu hiệu quả khi kinh doanh quán nước.
Gợi ý các mẫu trang trí quầy Bar được ưa chuộng
Quầy Bar dạng góc
Quầy Bar hình chữ L hay dạng góc là thiết kế cơ bản nhất nhưng được cách điệu với đường cong mềm mại ở phần thân và bề mặt được mở rộng khiến quầy Bar trở nên mới mẻ, đẹp mắt và có tính ứng dụng cao. Chất liệu gỗ, đá tự nhiên thường được sử dụng cho thiết kế quầy Bar này.
Quầy Bar chữ L là kiểu trang trí quầy Bar phổ biến (Ảnh: Internet)
Quầy Bar chữ C, hình vòng cung
Quầy Bar chữ C thích hợp với những quán có diện tích nhỏ. Quầy hình chữ C vòng quanh khu vực pha chế giúp tiết kiệm không gian, nhân viên có không gian riêng để làm việc.
Chọn chững gam màu trung tính như kem, trắng cho quầy Bar sẽ làm nổi bật những phụ kiện đi kèm như ghế, đồng hồ, đèn treo tường.
Quầy Bar chữ C giúp tiết kiệm không gian (Ảnh: Internet)
Quầy Bar chữ O, vòng tròn
Dạng quầy Bar này cho phép nhân viên pha chế di chuyển linh hoạt để tương tác và phục vụ khách hàng nên thích hợp với các mô hình quán Bar, Pub, Club, Nhà hàng, Khách sạn… Bên cạnh đó, dạng quầy Bar chữ O tiết kiệm không gian, cho phép bạn có thể đồng thời bố trí nhiều quầy Bar trong cùng một diện tích quán. Kiểu quầy Bar này thích hợp đặt ở nhiều khu vực nổi bật trong quán, nhân viên có thể thực hiện những màn biểu diễn pha chế thức uống để tăng hứng thú cho khách hàng.
Quầy Bar chữ O cho phép bố trí nhiều quầy trong một quán (Ảnh: Internet)
Có đa dạng cách thiết kế và trang trí quầy Bar để bạn lựa chọn. Nhưng dù chọn cách nào bạn hãy lưu ý thiết kế và trang trí quầy Bar có tính ứng dụng cao, tiện nghi, phù hợp với không gian và phong cách tổng thể của quán cà phê, nhà hàng…
Ý kiến của bạn