Với SEO-er, không khó để hiểu URL là gì, nhưng để tối ưu hóa URL cho SEO on-page đúng cách thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết sau, Khóa Học SEO Cơ Bản Á Âu sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu URL vô cùng đơn giản.
URL là gì?
URL (viết tắt của Uniform Resource Locator) đóng vai trò như một “địa điểm” trên web document và được dùng để tham chiếu đến tài nguyên trên Internet. Khi gõ URL vào thanh địa chỉ (address bar) trên trình duyệt, bạn sẽ được dẫn đến webpage mà bạn muốn.
Cấu tạo mỗi URL gồm 4 phần, bạn có thể quan sát hình dưới đây, với mỗi màu tượng trưng cho 1 phần.
(Nguồn ảnh: Internet)
Protocol (Giao thức)
Hệ thống dùng để truyền tải text và thông tin trên các web với hình thức phổ biến nhất là HTTP (viết tắt của hypertext transfer protocol) và HTTPS (viết tắt của HTTP secure).
Domain name (Tên miền)
Tên của website, ví dụ semrush, huongnghiepaau, foogleseo…
Top-level domain (TLD – Tên miền cấp 1)
Phần text phía sau dấu chấm (.) trong URL, ví dụ .com, .gov, .org… giúp phân loại tên miền (giáo dục, thương mại…) hoặc phân chia theo vị trí địa lý, ví dụ .vn, .uk, .eu… Các TLD như .gov hoặc .edu trên profile backlink của website có thể ảnh hưởng TÍCH CỰC đến SEO.
Path
Phần text phía sau TLD, dùng để chỉ vị trí cụ thể (thường là category, landing page…) trên website.
URL parameter là gì?
URL parameter là yếu tố phụ được thêm vào URL để lọc hoặc phân loại nội dung trên website. URL parameter được nhận dạng bằng dấu chấm hỏi (?), theo sau là dấu bằng (=) và con số.
Chức năng phổ biến của URL parameter bao gồm:
– Phân loại trang trong một gallery
– Phân loại trang sản phẩm trên một trang thương mại điện tử (e-commerce)
– Kết quả tìm kiếm trên bộ máy tìm kiếm nội bộ của website
– UTM (Urchin Tracking Module) để theo dõi các chiến dịch
Dưới đây là một vài ví dụ về URL parameter (được bôi đen):
https://www.semrush.com/kb/search/?q=troubleshooting
https://www.semrush.com/analytics/organic/overview/?searchType=domain&q=reddit.com
https://www.etsy.com/c/clothing/mens-clothing/shirts-and-tees?ref=pagination&page=2
Trong một số trường hợp, khi nhiều URL có nhiều parameter khác nhau sẽ khiến trùng lặp nội dung. Sau đây là ví dụ về 3 URL trên cùng một website hiển thị nội dung giống nhau:
URL |
Mô tả |
https://example.com/products/women/dresses/green.html | Trang tĩnh, không có yếu tố parameter |
https://example.com/products/women?category=dresses&color=green | URL dùng parameter cho category và màu sắc để truyền tải nội dung giống như trên với tư cách là trang không được “parameter hóa” |
https://example.com/products/women/dresses/green.html?limit=20&sessionid=123 | URL chứa parameter để hạn chế số lượng kết quả và chứa session ID cho người dùng để hiển thị nội dung giống như trên |
Nếu website bạn gặp trường hợp này, bạn nên thông báo cho Google parameter nào cần crawl và parameter cần tránh thông qua công cụ URL parameter tên Search Console.
URL trong SERPs (Search Engine Results Page)
URL xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, nằm dưới tiêu đề và nằm trên description. Vì thế, URL của bạn cần rõ ràng, dễ đọc để thu hút lượt click từ người dùng.
(Nguồn ảnh: Internet)
URL quá dài, phức tạp sẽ kém thu hút, khiến khách hàng tiềm năng của website bị phân tán sự tập trung, gây giảm lượt click.
Ngoài ra, URL còn là vị trí tập trung các inbound link, giúp bộ máy tìm kiếm crawl để xác định những trang quan trọng nhất trên website của bạn.
Cách tối ưu hóa URL cho SEO
Có rất nhiều cách để cải thiện URL cho quá trình SEO on-page. Thông thường cách tốt nhất là nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về website của bạn. Cấu trúc folder và category của website sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các URL.
Lên kế hoạch category dựa trên tìm kiếm
URL được đặt tên nên chứa keyword nhằm tăng sức hấp dẫn trong mắt người dùng. Nghĩa là hãy tự hỏi chính mình các câu hỏi quan trọng về những category chính có trên website, bao gồm:
– Chúng có mối tương quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ bạn kinh doanh không?
– Chúng có liên quan đến các tìm kiếm phổ biến không?
– Khách hàng thường dùng cụm từ nào để tìm kiếm dịch vụ/sản phẩm của đối thủ của bạn?
Khi nắm được cách thức người dùng tìm kiếm thông tin về dịch vụ của bạn, bạn có thể sắp xếp cấu trúc các category và URL để target ngôn ngữ tìm kiếm thông dụng.
Càng đơn giản càng tốt
Với URL, càng tối giản, càng hiệu quả. Hãy bắt đầu với những category đơn giản, sau đó đi vào các trang sâu hơn trên site. URL ngắn, đơn giản sẽ dễ đọc và dễ hiểu hơn.
(Nguồn ảnh: Internet)
URL được đánh giá là SEO-friendly khi chứa 1 – 2 từ khóa target và 1 – 2 folder. Nhiều hơn sẽ gây nhiễu và khó đọc. Vì thế, bạn nên tạo folder với tên dễ liên tưởng, tránh dynamic URL (URL động) và URL với dãy số dài phía sau, bất cứ khi nào có thể.
Nói tóm lại, URL thân thiện với SEO có những đặc điểm sau:
– Chứa keyword
– Giàu ý nghĩa, dễ hình dung
– Dễ đọc
– Sử dụng category/subfolder phù hợp
– Chứa tầm 3 – 5 từ
Trên đây là một số cách đơn giản để tối ưu URL cho SEO on-page. Chúc bạn thành công khi ứng dụng các mẹo trên cho website của mình.
Ý kiến của bạn