Cách Tối Ưu Google My Business

Google My Business là công cụ miễn phí từ Google, giúp chủ doanh nghiệp quản lý mức độ hiện diện online trên các bộ máy tìm kiếm và là vũ khí đắc lực dành cho những thương hiệu địa phương. Vậy làm thế nào để tối ưu Google My Business Listing hiệu quả nhất? Cùng  Đào Tạo SEO Toàn Diện Á Âu theo dõi chi tiết các bước thực hiện tối ưu google map hiệu quả nhé

Thông tin cơ bản về Google My Business

google my business (GMB)

(Nguồn ảnh: Internet)

Google My Business (GMB) hoàn toàn miễn phí và GMB listing không thể thay thế website doanh nghiệp.

GMB giúp ích website bằng cách gia tăng hiện diện của doanh nghiệp bằng listing trên Google – bộ máy tìm kiếm phổ biến nhất thế giới. Thông tin doanh nghiệp được xuất hiện trên Google Search, Google Maps và Google+.

– Nếu trước đó bạn từng dùng công cụ Google để thúc đẩy doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp đã hoạt động một thời gian thì rất có khả năng doanh nghiệp đã có mặt trong GMB.

– Trước đây, Google Places for BusinessGoogle+ Pages Dashboard từng là cách hiệu quả nhất để quản lý thông tin doanh nghiệp, nhưng hiện tại cả hai đã tự động nâng cấp lên thành nền tảng Google My Business.

Khởi động Google My Business Listing

Trước tiên, bạn cần tìm kiếm trên Google để chắc chắn doanh nghiệp của bạn chưa có GMB listing.

Nếu doanh nghiệp đã hoạt động được một thời gian thì có khả năng đã có GMB listing. Như vậy điều bạn cần làm là khai báo. Khi khai báo thành công, bạn có thể tự quản lý thông tin.

Truy cập trang GMB, bổ sung và khai báo GMB listing, gõ thông tin quan trọng về doanh nghiệp (tên và địa chỉ) để chắc chắn doanh nghiệp chưa có listing mà bạn cần phải khai báo. Nếu doanh nghiệp đã có listing, bạn sẽ nhận được thông báo.

Điền vào các box thông tin chi tiết về doanh nghiệp, đảm bảo thông tin và ngữ pháp chính xác. Chọn category phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Lựa chọn cuối cùng sẽ hỏi liệu doanh nghiệp của bạn có cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng trong khu vực của họ hay không. Điều này có ích cho những doanh nghiệp hoạt động ở xa trụ sở chính, đặc biệt những dịch vụ tại nhà như vệ sinh nhà cửa, diệt côn trùng…

Thêm hoặc chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp

Để thay đổi hoặc bổ sung thông tin khu vực cung cấp dịch vụ, bạn làm theo các bước sau:

– Đăng nhập GMB, đảm bảo đang dùng “card view”. Khi bạn đang view địa điểm theo dạng list thay vì dạng card, hãy chuyển sang dạng card bằng cách chọn biểu tượng card bên phải phía trên các địa điểm.

– Chọn listing bạn muốn quản lý và chọn “Manage location”.

– Click chọn Info

– Click chọn phần “Address”

– Khi cửa sổ xuất hiện, chọn “Yes” bên cạnh “I deliver goods and services to my customers at their locations.”

– Cập nhập thông tin khu vực bạn cung cấp dịch vụ. Có thể cài đặt dựa trên zip code hoặc thành phố bạn cung cấp sản phẩm.

– Chọn box “I serve customers at my business address” nếu muốn hiển thị đầy đủ địa chỉ trên Google và có thể đón khách hàng trong khoảng thời gian hiển thị.

– Chọn Apply để lưu thay đổi.

chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp

(Nguồn ảnh: Internet)

Xác minh Google My Business Listing

Khi đã submit thông tin doanh nghiệp và khu vực cung cấp dịch vụ, bạn cần xác minh listing. Đây là bước quan trọng để đảm bảo sự hiện diện và tính hiệu quả của business listing.

Cách đơn giản nhất là xác minh qua mail. Bằng cách này, Google biết được địa chỉ bạn cung cấp là địa chỉ doanh nghiệp, giúp loại bỏ các listing định hướng sai cho người dùng. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa được xác minh, Google sẽ không hiển thị, cũng như bạn không thể truy cập bất cứ trang nào để xem insight, thông tin phân tích hoặc review.

Quá trình xác minh mất chưa đến một tuần. Google sẽ gửi bạn mã xác minh.

Tối ưu Google My Business Listing bằng cách nào?

Để tối ưu GMB, bạn nên tham khảo một vài mẹo sau đây:

Cung cấp dữ liệu đầy đủ

Tìm kiếm địa phương rất chuộng kết quả phù hợp nhất với truy vấn. Khi doanh nghiệp cung cấp thông tin càng chính xác, càng chi tiết thì càng hữu dụng.

Listing của bạn cần “giao tiếp” tốt với khách hàng tiềm năng (doanh nghiệp làm gì, ở đâu, cách thức giao dịch…) để khách hàng không phải dò đoán hay tự mặc định điều gì.

Chèn từ khóa

Tương tự phương pháp SEO truyền thống cho website, Google cũng tận dụng nhiều tín hiệu để hiển thị kết quả tìm kiếm. Chèn từ khóa, cụm từ tìm kiếm quan trọng vào business listing sẽ cực kỳ có lợi, đặc biệt khi website của bạn được đặt trực tiếp vào GMB listing.

Thông tin giờ hoạt động chính xác

Đừng bỏ sót thông tin về khung giờ hoạt động của doanh nghiệp. Khi có thay đổi khung giờ, bạn cần cập nhật ngay.

Google cung cấp tính năng tùy chỉnh khung giờ theo ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt để đảm bảo khách hàng nắm bắt thông tin kịp thời.

Thêm hình ảnh

Theo Google, những doanh nghiệp có listing chứa hình ảnh nhận được lời yêu cầu chỉ đường trên Google Maps nhiều hơn 42% và tăng 35% lượng click-through về website hơn những doanh nghiệp không có hình ảnh.

Phản hồi review khách hàng

Tương tác với khách hàng bằng cách trả lời review của họ là cách chứng minh doanh nghiệp của bạn trân trọng ý kiến của họ.

Review tích cực vừa mang lại phản ứng tốt từ khách hàng tiềm năng, vừa tăng tính hiện diện cho doanh nghiệp trên kết quả tìm kiếm.

Hãy tạo một đường link mà khách hàng có thể click vào viết review là cách hay để khuyến khích họ bày tỏ ý kiến.

Lưu ý về hình ảnh trên Google My Business Listing

Hình profile không nên chỉ là logo thương hiệu khô cứng, mà cần có tính thu hút, cho khách hàng thấy được nó đại diện cho điều gì, thương hiệu cung cấp sản phẩm gì…

Một số kiểu ảnh khác bạn nên thêm vào Google My Business Listing:

– Hình logo: Google gợi ý hình logo khổ vuông giúp khách hàng nhận dạng thương hiệu.

– Hình cover: Hình cover cần thể hiện được cá tính của trang thương hiệu, khổ lớn, nằm trên đầu trang Google+ và theo tỷ lệ 16:9.

– Hình phụ: Bao gồm hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, cảnh nhân viên đang làm việc hoặc hỗ trợ khách hàng, không gian bên ngoài và bên trong doanh nghiệp…

google my business

(Nguồn ảnh: Internet)

Quy chuẩn hình ảnh:

– Format: JPG hoặc PNG

– Kích thước: Từ 10KB đến 5MB

– Độ phân giải tối thiểu: 720 x 720 pixels

– Chất lượng: Đảm bảo chất lượng tốt nhất và phản ánh đúng thực tế

Quản lý insight trên Google My Business Listing

Google giúp doanh nghiệp hiểu cách thức khách hàng tương tác với business listing, bao gồm:

– Khách hàng tìm ra listing thông qua đâu

– Khách hàng tìm thấy bạn ở đâu trên Google

– Hành vi khách hàng

– Yêu cầu chỉ đường

– Cuộc gọi

– Hình ảnh

Khách hàng tìm ra listing như thế nào?

Có ba cách để khách hàng tìm thấy bạn, bao gồm:

– Direct search: Khách hàng tìm trực tiếp tên hoặc địa chỉ doanh nghiệp

– Discovery search: Khách hàng tìm sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, sau đó hiện ra listing

– Total search

Khách hàng tìm thấy bạn ở đâu trên Google?

Phần này cho thấy có bao nhiêu khách hàng tìm thấy bạn trên Google Search hoặc Google Maps. Bên cạnh Listing on Search và Listing on Maps, bạn sẽ thấy số lượt view mà listing bạn nhận được cho mỗi sản phẩm nằm trong khung giờ định sẵn. Các chỉ số báo cáo bạn cần quan tâm gồm:

– Total views

– Search views

– Maps views

Hành vi khách hàng

Phần này cho thấy hành vi khách hàng khi tìm thấy listing trên Google. Total actions cho biết tổng lượng hành vi từ khách hàng, bao gồm:

– Truy cập website

– Yêu cầu chỉ đường

– Thực hiện cuộc gọi

– Xem ảnh

Yêu cầu chỉ đường

Phần Insight này sử dụng một bản đồ cho biết người dùng đang ở đâu khi họ yêu cầu chỉ đường đến doanh nghiệp của bạn.

Vị trí doanh nghiệp của bạn được xác định trên bản đồ và những địa điểm phổ biến của người dùng khi yêu cầu chỉ đường đều được hiển thị.

Thực hiện cuộc gọi

Phần này cho thấy thời điểm và tần suất khách hàng gọi cho doanh nghiệp thông qua listing trên Google. Phần Total calls hiển thị tổng số cuộc gọi trong khoảng thời gian bạn muốn.

Bên cạnh đó, biểu đồ còn cho thấy xu hướng thực hiện cuộc gọi trong ngày và trong tuần của người dùng, giúp xác định thời điểm nào người dùng chủ động liên lạc khi tìm thấy GMB listing của bạn.

Hình ảnh

Cuối cùng, GMB cho phép phân tích tần suất người dùng xem hình ảnh của doanh nghiệp thông qua biểu đồ Photo views và Photo quantity, đồng thời so sánh dữ liệu của bạn với đối thủ về mặt hình ảnh.

Các chỉ số báo cáo bạn cần quan tâm gồm:

– Total owner photos

– Owner photo views

– Total customer photos

– Customer photo views

Chúng ta vừa kết thúc bài viết về cách tối ưu Google My Business Listing. Chúc bạn thực hiện thành công với các mẹo hướng dẫn trên nhé.

Để SEO map hiệu quả hơn bạn có thể tham khảo: 23 Tín Hiệu Về SEO Google Maps

Điểm: 4.8 (46 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn