Cách Pha Các Loại Nước Chấm – Linh Hồn Ẩm Thực Việt

Nước chấm được xem là linh hồn của nhiều món ăn Việt. Một chén nước chấm ngon sẽ giúp cho món ăn thêm đậm đà, trọn vị. Tuy nhiên, cách pha nước chấm ngon nhất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó tỷ lệ gia vị hài hòa vẫn chiếm vị trí quan trọng.

Các loại nước chấm

Nước chấm giúp hoàn chỉnh hương vị cho món ăn

Chén nước chấm ngon là chất xúc tác giúp món ăn thêm ngon miệng và cuốn hút thực khách. Cách làm nước chấm ngon cho các món nướng, hải sản, món chiên, luộc, hấp… được rất nhiều người yêu thích nấu ăn tìm kiếm công thức. Chính vì vậy, Hướng Nghiệp Á Âu sẽ giới thiệu cách làm 3 loại nước chấm phổ biến trong ẩm thực Việt để giúp bạn hoàn chỉnh hương vị cho món ăn. Đồng thời, giảng viên sẽ bật mí các bí quyết, cách pha nước chấm nổi tỏi ớt, sánh sệt và có màu sắc bắt mắt…

Nước mắm chua ngọt Nam Bộ

Với loại nước chấm này, bạn sẽ sử dụng được cho tất cả các món gỏi, thịt luộc cuốn bánh tráng, nghêu/sò hấp…

Nguyên liệu

  • 70g nước mắm 40 độ đạm
  • 100g nước dừa
  • 50g nước cốt chanh
  • 25g tỏi bằm
  • 25g ớt sừng bằm
  • 100g đường cát

Các bước thực hiện

Cho 70g nước mắm, 100g đường cát trắng vào tô, khuấy đều. Sau đó, bạn cho 100g nước dừa vào, tiếp tục khuấy cho tan hết đường.

Khi đường đã tan hoàn toàn, bạn cho vào 50g nước cốt chanh. Lưu ý khi vắt chanh, bạn ko nên siết mạnh tay vào phần vỏ để nước cốt chanh không bị đắng. Ngoài ra, bạn nên cho từ từ nước cốt chanh vào hỗn hợp mắm đồng thời khuấy thật đều tay để nước chấm sẽ sánh hơn, không làm mất màu đặc trưng của nước mắm.

 Cho nước cốt chanh vào hỗn hợp

Cho từ từ nước cốt chanh vào hỗn hợp đồng thời khuấy đều

Tiếp theo, bạn cho vào 25g tỏi bằm và 25g ớt sừng bằm nhuyễn. Lưu ý, khi bằm tỏi, ớt, bạn nên bằm riêng ra từng loại và sử dụng dao thật sắc bén để bằm. Cách làm này sẽ giúp cho tỏi, ớt không bị nát và không bị chìm xuống đáy khi cho vào hỗn hợp nước chấm.

Yêu cầu thành phẩm

Nước chấm phải lên màu cánh gián.

Tỏi và ớt phải nổi lên trên bề mặt nước chấm.

Vị chua, ngọt, thanh, không được quá mặn.

Nên sử dụng ớt sừng vì nước chấm chua ngọt miền Nam thường không quá cay, trẻ em cũng có thể dùng được.

Nước mắm gừng

 

Nước mắm gừng có thể dùng để chấm hải sản, ốc, gia cầm, gia súc (bò, dê, cừu) sẽ giúp khử mùi hôi và mùi tanh vốn có của các loại thực phẩm này, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa…

 

Nguyên liệu

  • 50g nước mắm 40 độ đạm
  • 80g nước lọc
  • 50g giấm ăn tinh khiết
  • 80g tỏi bằm
  • 50g ớt sừng bằm
  • 100g ớt hiểm bằm
  • 50g gừng non giã nhuyễn
  • 100g đường cát

Cách thực hiện

Nước mắm gừng

Nước mắm gừng phải sánh sệt và không bị đắng

Cho vào nồi 100g đường cát, 80g nước lạnh, 50g giấm, 70g nước mắm, 50g gừng non khuấy tan tất cả và bật bếp đun sôi. Lưu ý, khi đun nước chấm hoặc nước xốt có đường trong thành phần gia vị, bạn không nên khuấy để đường không bị “lại”, nước xốt thêm sánh và có màu đẹp hơn.

Khi hỗn hợp nước chấm sôi, tan hết gia vị và gừng chín, bạn tắt bếp, đổ vào tô, để nguội.

Khi đã nguội, bạn sẽ lần lượt cho vào 20g tỏi bằm nhuyễn, 20g ớt sừng bằm nhuyễn, 5g ớt hiểm bằm nhuyễn khuấy tan các gia vị. Lưu ý, nước mắm phải thật nguội vì còn nóng sẽ khiến cho tỏi, ớt dễ bị hư và làm cho nước chấm không còn chuẩn vị.

Yêu cầu thành phẩm

Nước chấm phải có độ sánh, sệt.

Màu mắm đẹp, dậy mùi thơm của gừng, không bị đắng.

Nước mắm me

 

Mắm me là một loại xốt chấm đặc trưng của người miền Nam. Bạn có thể sử dụng để chấm các món chiên bột, cá khô, các món rang me…

Nguyên liệu

  • 30g nước mắm 40 độ đạm
  • 30g sả cây bào
  • 20g dầu ăn
  • 5g hành tím bằm
  • 5g tỏi bằm
  • 20g ớt sừng bằm
  • 10g ớt hiểm bằm
  • 100g me vàng
  • 30g tương ớt
  • 30g tương cà
  • 130g đường cát

 

Cách thực hiện

 

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 20g dầu ăn rồi phi thơm 5g tỏi bằm nhuyễn, 5g hành tím bằm nhuyễn. Khi hành, tỏi đã vàng, bạn cho vào nồi 400ml nước lạnh, 100g me, 130g đường, 30g tương cà, 30g tương ớt, 30g nước mắm và đun sôi trong 7 phút. Trong quá trình đun, bạn dùng muỗng tán nhuyễn phần me ra để dễ tan hơn trong hỗn hợp xốt chấm.

Khi hỗn hợp xốt sôi lên và sánh sệt lại, bạn tiếp tục cho vào 30g sả, 20g ớt sừng bằm để tạo màu, 10g ớt hiểm để tạo vị cay. Sau đó, đun sôi thêm 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp, đổ ra tô và sử dụng.

Nước mắm me

Nước mắm me ngon là phải sánh, có vị chua thanh

Với video dạy nấy ăn hướng dẫn chi tiết các bước như trên của giảng viên Đặng Đình Thiết, hy vọng bạn đã có được cho mình bí quyết làm các loại nước chấm thơm ngon, đậm đà, kích thích vị giác. Chúc các bạn thành công!

Nếu muốn có thêm nhiều công thức chế biến các loại nước chấm nói riêng và các món ăn truyền thống Việt Nam nói chung, bạn có thể điền thông tin cá nhân vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí 1800 6148 để được tư vấn về các khóa học cùng Bếp trưởng chuyên nghiệp nhé!

Điểm: 4.9 (36 bình chọn)

Tác giả: Bùi Tiến Dũng

Bùi Tiến Dũng là giảng viên chuyên ngành Bếp Nóng tại Hướng Nghiệp Á Âu. Là một người yêu ẩm thực và đam mê tìm hiểu các kỹ thuật nấu ăn, Bùi Tiến Dũng sẽ bổ sung cho bạn những kiến thức bổ ích, có thể áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn