Nước đường là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong pha chế nước uống. Hầu như món đồ uống nào cũng cần đến sự góp mặt của nước đường để tăng thêm hương vị. Nếu bạn kinh doanh mở quán đồ uống, học cách nấu nước đường là kiến thức cơ bản đầu tiên. Cùng tham khảo công thức nấu nước đường bên dưới nhé!
Bí quyết nấu nước đường chuẩn được nhiều người áp dụng thành công
Cách nấu nước đường pha chế không khó, thế nhưng làm thế nào để nước đường bảo quản được lâu mà không lại đường, nước đường có màu sắc đẹp mắt, vị ngọt thanh là điều không hề dễ dàng. Nhiều người đã tự nấu nước đường nhiều lần nhưng đã thất bại, bạn thì sao? Nếu chưa biết cách nấu nước đường chuẩn thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Vai Trò Của Nước Đường Trong Pha Chế
Làm Tăng Vị Ngọt Cho Món Đồ Uống
Vai trò đầu tiên của nước đường trong pha chế mà ai cũng biết đó là tạo độ ngọt cho đồ uống. Tùy vào khẩu vị bạn có thể cho ít hoặc nhiều nước đường, trung bình mỗi ly đồ uống bạn cần cho khoảng 20 – 30ml nước đường. Nước đường cát cho vị ngọt sâu, nước đường phèn cho vị ngọt thanh nên bạn có thể kết hợp hai loại đường này lại với nhau để tạo nên phần nước đường có vị ngọt hoàn hảo nhất nhé.
Nước đường là nguyên liệu không thể thiếu trong pha chế
Làm Tăng Hương Thơm Và Màu Sắc Cho Món Uống
Sự có mặt của nước đường sẽ giúp cân bằng hương vị cho các loại thức uống. Ví dụ như café vị đắng chiếm phần lớn, thêm một ít nước đường sẽ giúp giảm độ đắng, tăng vị ngon cho café. Với các món cocktail, một số công thức được thêm nước đường để cân bằng hương vị. Đặc biệt, nước đường được sử dụng để giữ màu sắc cho các loại thức uống từ trái cây tươi với cơ chế ngăn ngừa nguyên liệu bị oxy hóa.
Xử Lí Nguyên Liệu Trước Khi Pha Chế
Bạn có thể chưa biết, đường là một nguyên liệu tuyệt vời cho việc sơ chế các loại nguyên liệu. Trong pha chế đồ uống, nước đường thường được sử dụng để xử lý nguyên liệu trước khi sử dụng. Nước đường có tác dụng giúp trái cây, rau củ sạch nhựa, đồng thời trái cây sau khi sơ chế được thêm một ít đường nhằm tạo giúp giữ màu sắc đẹp tự nhiên. Đặc biệt, với những loại trái cây dễ bị oxy hóa dẫn đến thâm đen như táo, cóc, ổi, dâu tây, bơ…, nước đường sẽ đóng vai trò “thần bảo vệ”. Nước đường ướp trái cây cũng giúp bảo quản trái cây tươi lâu hơn. Nếu bạn kinh doanh mở quán, cách xử lý trái cây với nước đường sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
Nước đường giúp giữ màu sắc trái cây đẹp mắt
Đường Dùng Để Nấu Nước Đường Là Gì?
Có hai loại đường được sử dụng chủ yếu trong nấu nước đường là đường cát và đường phèn. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể nấu nước đường kết hợp hai loại đường này hoặc nấu riêng biệt từng loại đường.
Cách Nấu Nước Đường Chuẩn
Cách Làm Nước Đường Cát
Nguyên liệu nấu nước đường cát
- 2kg đường cát
- 1 lít nước lọc
- 20ml nước cốt chanh
- 1 xíu muối
Các bước nấu nước đường cát đơn giản
Bước 1: Bạn cho đường, nước lọc, muối vào nồi, đặt lên bếp vừa nấu vừa khuấy đến khi đường tan hoàn toàn, nước đường sôi thì chỉnh lửa nhỏ.
Nấu nước đường theo tỷ lệ 2 đường, 1 nước
Bước 2: Sau khi nước đường nấu sôi khoảng 15 phút, bạn cho nước cốt chanh vào cùng, khuấy đều và tiếp tục nấu đến khi đường trong và có độ sánh nhẹ thì tắt bếp.
Bước 3: Để nước đường nguội và cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản ở nhiệt độ phòng và dùng dần.
Cách Nấu Nước Đường Phèn
Nguyên liệu nấu nước đường phèn
- 2kg đường phèn
- 1 lít nước lọc
- 20ml nước cốt chanh
- 1 xíu muối
Hướng Dẫn Nấu Nước Đường Phèn Chuẩn
Bước 1: Bạn nên chọn mua đường phèn kim cương để tiết kiệm thời gian nấu nhưng giá thành sẽ cao hơn các loại đường phèn khác. Đường phèn, muối, nước lọc cho vào nồi, đun sôi, vừa đun vừa khuấy cho đường tan.
Đường phèn vị ngọt thanh (Ảnh: Internet)
Bước 2: Khi nước đường sôi, bạn chỉnh lửa nhỏ nấu khoảng 15 phút thì thêm nước cốt chanh vào cùng rồi nấu đến khi nước đường hơi sánh là được.
Bước 3: Nước đường nấu xong bạn để nguội, bảo quản trong bình thủy tinh ở nhiệt độ phòng nhé!
Lưu Ý Khi Làm Nước Đường
- Trong quá trình nấu bạn dùng rây vớt bỏ bọt để nước đường trong hơn.
- Nước cốt chanh giúp nước đường thơm ngon và muối giúp đậm vị nên bạn lưu ý chuẩn bị thêm hai nguyên liệu này khi nấu nước đường nhé.
- Bạn không nấu lửa quá to sẽ làm nước đường nhanh tới nhưng dễ bị lại đường sau khi để nguội.
- Nếu không biết cách xác định nước đường như thế nào là đạt thì hãy chuẩn bị một chén nước, khi nhỏ giọt nước đường vào, giọt nước đường không tan ngay và vẫn giữ nguyên hình dạng là đạt.
Mẹo Xử Lý Khi Nấu Nước Đường Quá Lửa
Những trường hợp thường gặp nhất khi nấu nước đường là bị quá lửa, đường sánh đặc, nếu để lâu thường bị lại đường. Để xử lý trường hợp này, bạn chỉ cần cho vào nước đường một ít nước nóng và tiếp tục nấu cho nước đường đạt là được.
Lưu ý xử lý khi nước đường quá lửa (Ảnh: Internet)
1kg Đường Pha Bao Nhiêu Nước?
Tỷ lệ chuẩn nhất khi nấu nước đường là 2 đường, 1 nước. Ví dụ, khi bạn nấu 1kg nước đường thì lượng nước cần sử dụng là 0.5 lít. Bạn không nên sử dụng quá nhiều nước vì sẽ làm thời gian nấu nước đường lâu hơn, tốn thời gian.
Bí Quyết Bảo Quản Nước Đường Lâu
Bạn nên để nước đường nguội hẳn rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không nên dùng lọ nhựa để đựng nước đường vì thời gian, nhựa sẽ tiết mùi làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đường và sức khỏe người dùng. Nếu nước đường để lâu bị sánh lại, bạn chỉ cần cho thêm chút nước nóng và nấu sôi lại là được nhé!
Cách nấu nước đường pha chế đã được chia sẻ chi tiết. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình pha chế đồ uống và kinh doanh mở quán. Ở bài viết tiếp theo, mời các bạn tham khảo bài viết thức uống bổ dưỡng là gì tại websita của chúng tôi ngay nhé.
Ý kiến của bạn