Nếu bạn là một người yêu thích sữa chua nhưng lại không có nhiều thời gian để làm theo cách thông thường, hãy thử cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện. Đây là một phương pháp nhanh chóng và dễ dàng để có được sữa chua ngon và bổ dưỡng tại nhà.
Làm sữa chua bằng nồi cơm điện không tốn quá nhiều thời gian
Không cần sử dụng các thiết bị phức tạp, chúng ta chỉ cần một chiếc nồi cơm điện và một vài nguyên liệu đơn giản. Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện trong bài viết này.
Thông tin về sữa chua
Sữa chua là một sản phẩm sữa được chế biến bằng cách lên men sữa bằng các vi khuẩn lactic như Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Quá trình lên men làm cho sữa đặc lại và có vị chua nhẹ đặc trưng.
Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện chuẩn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 lít sữa tươi không đường
- 1 lon sữa đặc có đường
- 2 hộp sữa chua làm men cái (200g)
- Dụng cụ: rây lọc, nồi cơm điện, muỗng khuấy, hũ đựng sữa chua
Các bước làm sữa chua
Bước đầu tiên trong quá trình làm sữa chua bằng nồi cơm điện là đun nóng sữa:
Nấu sữa
Để có được sữa chua ngon, không chỉ những nguyên liệu mà cách nấu cũng rất quan trọng. Bạn chuẩn bị một nồi to, khui hộp sữa đặc có đường đổ vào nồi cùng 1 lít sữa tươi không đường, dùng muỗng gỗ (vá, muôi) khuấy đều cho tan sữa.
Bắc nồi lên bếp, đun đến khi sữa bốc hơi nóng thì tắt bếp. Lưu ý, không để sữa sôi quá lâu vì sẽ làm mất đi các dinh dưỡng cần thiết có trong sữa.
Tuyệt đối không đun sôi sữa
Thêm sữa chua cái
Nồi sữa sau khi nấu xong thì đợi cho sữa nguội bớt (khoảng 40 – 45 độ C) rồi mới tiến hành thêm sữa chua làm men cái. Hãy nhớ khuấy theo cùng một chiều để tránh sữa chua bị tách nước.
Sữa chua làm men cái cần để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 tiếng cho hết lạnh
Lọc hỗn hợp sữa chua
Công đoạn lọc hỗn hợp sữa chua sẽ giúp loại bỏ các phần lợn cợn nếu có, giúp cho sữa chua có độ sánh mịn và thơm ngon hơn. Để lọc, bạn có thể dùng rây hoặc một chiếc khăn mỏng sạch.
Đảm bảo hỗn hợp sữa chua thật mịn trước khi tiến hành ủ. Ảnh: Internet
Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện
Sau khi đã chuẩn bị xong hỗn hợp sữa chua, bạn tiến hành công đoạn ủ để cho sữa chua có thể đông đặc và ngon miệng nhất. Bạn rót sữa chua vào các hũ thủy tinh rồi đậy kín nắp.
Bật nồi cơm điện ở chế độ ủ (Warm) 30 phút thì ngắt điện, xếp các hũ sữa chua vào nồi rồi thêm nước nóng khoảng 40 – 50 độ C ngập khoảng 1/2 hũ rồi ủ trong 4 tiếng. Thấy nước trong nồi nguội bớt thì thay nước nóng mới vào.
Cách ủ bằng nồi cơm điện với nước nóng
Một cách làm đơn giản khác là bạn không cần đun sữa, mà cho trực tiếp sữa đặc, sữa tươi, sữa chua cái vào lòng nồi cơm điện, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện rồi đặt vào trong nồi, đậy nắp nồi cơm lại. Bật điện và chọn chế độ ủ (Warm), sau 15 phút thì ngắt điện, ủ sữa chua trong vòng 8 – 10 tiếng. Trong quá trình ủ, không được mở nắp hoặc xê dịch nồi cơm.
Cách ủ trực tiếp trong nồi cơm. Ảnh: Internet
Thành phẩm sữa chua
Sau khi ủ đủ thời gian, bạn lấy sữa chua ra, cho vào các hũ thủy tinh sạch, đậy kín nắp rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản và sử dụng dần.
Thành phẩm sữa chua ủ bằng nồi cơm điện
Lưu ý khi ủ sữa chua
Sữa chua sau khi ủ thì có thể ăn hoặc dùng làm men cái đều được. Sữa chua cái cần để ở nhiệt độ phòng 30 – 60 phút trước khi sử dụng để men hoạt động tốt nhất, giúp sữa chua thành phẩm không bị tách nước hoặc bị nhớt.
Dụng cụ làm sữa chua cần rửa sạch và tiệt trùng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sữa chua.
Không nên đun sôi sữa trong quá trình nấu sẽ làm thất thoát giá trị dinh dưỡng của sữa chua.
Điều chỉnh nhiệt độ nước ủ sữa chua từ 40 – 50 độ C để đảm bảo sữa chua có thể ủ tốt nhất. Tránh nhiệt quá cao làm chết vi khuẩn lên men, nhiệt độ quá thấp sẽ không đủ điều kiện cho vi khuẩn tạo men.
Trong quá trình ủ bằng nồi cơm điện, không nên di chuyển, xê dịch hoặc lắc mạnh sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đông đặc, làm sữa chua bị tách nước hoặc vữa.
Ngoài cách ủ bằng nồi cơm điện thì bạn có thể ủ bằng thùng xốp, nồi chiên không dầu hoặc lò nướng đều được.
Công dụng của sữa chua
Sữa chua không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Với thành phần giàu dinh dưỡng như canxi, protein, vitamin và các acid amin cần thiết cho cơ thể, sữa chua mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, bao gồm:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Sữa chua là một nguồn probiotic tự nhiên giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Tăng cường chức năng hệ miễn dịch: Các acid amin có trong sữa chua có khả năng kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống được các bệnh nhiễm trùng và virus.
- Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa: Vitami C có trong sữa chua giúp ngăn ngừa lão hóa, làm mát, dịu da, giảm thâm sạm và làm mềm da. Ngoài ra, các enzyme có trong sữa chua còn giúp loại bỏ tế bào chết và ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
- Giúp giảm cân: Với lượng calo thấp nhưng lại giàu protein, sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang muốn giảm cân.
Bí quyết đặc biệt để làm sữa chua ngon mịn
Nên sử dụng sữa tươi để làm sữa chua, vì dùng nước lọc kết hợp với sữa đặc làm sữa chua khi bảo quản trong ngăn đá sẽ dễ làm sữa chua bị dăm đá.
Đối với thời gian ủ tùy vào khẩu vị mà bạn cân đối. Bạn thích ít chua thì thời gian ủ sẽ giảm và ngược lại.
Khi khuấy các nguyên liệu, thì khuấy một chiều để tránh phá vỡ các kết cấu làm sữa chua bị tách nước, nhớt…
Cách thưởng thức và bảo quản
Để thưởng thức và giữ được hương vị và chất lượng tốt nhất, bạn có thể làm theo các bước sau:
Cách thưởng thức:
- Sử dụng trực tiếp hoặc bảo quản lạnh, làm đông để thưởng thức.
- Sử dụng sữa chua làm đá chanh để giải nhiệt, làm mát vào những ngày hè nắng nóng.
- Kết hợp sữa chua với các topping như trân châu đường đen, mứt trái cây, nha đam, nếp cẩm, hạt đác rim… sẽ góp phần tăng thêm hương vị.
- Kết hợp với các loại trái cây, rau ủ làm salad.
Cách bảo quản:
- Sau khi ủ xong, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 7°C để giữ được độ tươi và hương vị.
- Bảo quản sữa chua trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín để tránh bị ôxi hóa, bụi bẩn, làm ảnh hưởng tới chất lượng.
- Không để lâu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm sữa chua bị lên men quá mức trở nên quá chua
- Không để lâu quá hạn sử dụng, nên sử dụng trong vòng 7 ngày sau khi ủ xong.
Lưu ý khi ăn sữa chua
Tuân thủ các lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ăn sữa chua an toàn và phát huy tối đa lợi ích đối với sức khỏe:
- Chỉ nên ăn một lần 100 – 200g mỗi ngày và không nên ăn quá nhiều trong một ngày để tránh bị lạnh bụng, dẫn tới tiêu chảy.
- Không nên ăn sữa chua khi đói, hãy sử dụng sữa chua vào bữa ăn hoặc khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn.
- Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa chính khoảng 2 tiếng, bởi lúc này cơ thể sẽ dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ sữa chua hơn.
- Không ăn sữa chua khi đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì sẽ làm tình trạng xấu thêm.
- Đang dùng kháng sinh thì không nên ăn vì sẽ làm giảm hiệu quả của kháng sinh.
- Người bị dị ứng với sữa bò cũng không nên ăn, thay vào đó có thể thử các loại sữa từ sữa dê, cừu hoặc các loại sữa hạt.
Kết luận
Với chỉ một chiếc nồi cơm điện và vài nguyên liệu đơn giản, bạn đã có thể tự làm sữa chua tại nhà một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hy vọng bạn đã có thêm một lựa chọn mới cho bữa ăn hằng ngày của mình. Sữa chua không chỉ là món ăn ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, hãy thường xuyên thưởng thức và chia sẻ với gia đình và bạn bè nhé!
Ý kiến của bạn