Sâm mía lau là thức uống thanh nhiệt rất phù hợp cho những ngày hè nắng nóng. Nếu bạn đã từng thưởng thức và yêu thích vị ngọt thanh cùng hương thơm đặc trưng của sâm mía lau và muốn tìm hiểu công thức để tự nấu tại nhà, mời bạn cùng theo dõi cách làm nước sâm mía lau chi tiết trong bài viết này. Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tham khảo ngay nhé.
Sâm mía lau có vị ngọt tự nhiên, thanh mát dễ chịu. Ảnh: Internet
Không cần công thức bí truyền hay nguyên liệu cầu kỳ, sâm mía lau thực ra có cách làm rất đơn giản và nguyên liệu cũng có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Đây là một thức uống tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thực hiện để giúp gia đình giải nhiệt hoặc bán vào mùa nóng cũng rất hút khách.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 500g mía lau
- 500g củ năng
- 100g rễ tranh
- 100g bông ngò
- 700ml nước ép mía (hoặc đường phèn)
- Dụng cụ: thau, nồi, rây lọc, muôi (vá), ly…
Hướng dẫn thực hiện nấu nước sâm mía lau
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Mía lau rửa sạch, róc hết vỏ mía rồi chẻ nhỏ. Rễ tranh và bông ngò ngâm qua nước muối để tẩy sạch bụi bẩn, để ráo nước. Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm 2 hoặc 4 phần.
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu. Ảnh: Internet
Bước 2: Nấu sâm mía lau, rễ tranh, củ năng
Xếp lần lượt các nguyên liệu gồm mía lau, rễ tranh và củ năng đã chuẩn bị vào nồi cùng với 3 lít nước. Đậy nắp nồi và bắc lên bếp nấu khoảng 45 phút. Trong quá trình nấu cần vớt bọt thường xuyên để thành phẩm được trong và thơm hơn.
Sau khi nấu được 45 phút, tiếp tục cho bông ngò vào nấu thêm 5 phút. Vì bông ngò rất dễ bay hơi nên không cho vào nấu ngay từ đầu.
Tiếp đến, vớt vỏ phần xác các nguyên liệu, sau đó cho 700ml nước ép mía vào nấu thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Bạn có thể thay thế nước ép mía bằng đường cát hoặc đường phèn để tạo vị ngọt thanh.
Cuối cùng, lọc hỗn hợp qua rây hoặc vải mỏng để loại bỏ cặn, giúp nước sâm trong hơn, khi uống không bị lợn cợn.
Chi tiết các công đoạn nấu sâm mía lau. Ảnh: Internet
Bước 3: Thành phẩm
Sâm mía lau nấu xong bạn đợi nguội rồi rót vào chai, đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng, khi uống sẽ ngon hơn.
Yêu cầu thành phẩm sâm mía lau là nước trong, có màu vàng hơi xanh, vị ngọt thanh của mía lau không quá gắt, đồng thời giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu.
Sâm mía lau có mùi vị thơm ngon rất khác biệt so với những loại nước thanh nhiệt khác. Ảnh: Internet
Công dụng của nước sâm mía lau
- Mía lau vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc rượu, giải nhiệt do uống nhiều thuốc. Trong Đông y, mía lau được dùng để trị hôi miệng, ho, họ sưng đau, hạ đường huyết, táo bón…
- Rễ tranh hay cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị các chứng chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu…
- Cây ngò thuộc họ hoa tán, lá và hạt được sử dụng làm thuốc và gia vị. Các nghiên cứu đều cho thấy cây ngò có khả năng kháng khuẩn rất tốt.
- Củ năng còn được gọi là củ mã thầy là thực phẩm bổ dưỡng có khả năng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư.
- Những loại thảo mộc này khi kết hợp nấu thành thức uống có công dụng thanh nhiệt, đồng thời là bài thuốc hiệu quả trị chứng bứt rứt, khó chịu, khô miệng, ra mồ hôi trộm, giúp cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài, làm mát và lợi tiểu.
Các nguyên liệu dùng chế biến nước sâm đều đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Hy vọng với những chia sẻ trong cách làm nước sâm mía lau sẽ mang đến cho bạn một thức uống giải nhiệt thơm ngon và bổ dưỡng. Những ngày thời tiết nắng nóng, hãy tận dụng các loại thảo mộc để tạo ra món nước sâm thanh mát cho cả gia đình. Bạn hãy thử trải nghiệm và cảm nhận nhé!
Đừng quên để lại thông tin vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) nếu muốn đăng ký chuyên đề Sâm dinh dưỡng tại Hướng Nghiệp Á Âu để mở quán kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu nấu ăn trong gia đình.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm nước sấu tại website của chúng tôi ngay nhé.
Ý kiến của bạn