Cách Đặt Heading Trong Bài Viết Tốt Cho SEO

Heading là gì? Thẻ heading là gì trong website? Cách sử dụng thẻ heading hợp lý trong SEO là thế nào? Nếu bạn đang tự đặt cho mình những câu hỏi trên thì hãy cùng Đào Tạo SEO Website Á Âu tham khảo bài viết ngắn sau để có ngay đáp án nhé.

Heading là gì?

Trước khi tìm hiểu cách dùng heading cho nội dung bài viết, ta cần biết heading là gì. Thẻ Heading trong SEO chia thành: H1, H2, H3, H4… với thứ tự ưu tiên giảm dần. Đây là các thẻ được sử dụng nhiều để tối ưu website, nhấn mạnh nội dung của chủ đề nói đến trong bài viết.

Có thể hình dung heading trong SEO giống như một cuốn sách. H1 sẽ là tựa đề cuốn sách, H2 và H3 sẽ là tiêu đề từng chương. Các mục lục nhỏ hơn sẽ tiếp nối bằng các thẻ Heading khác.

thẻ heading là gì?

(Ảnh: Internet)

Tại sao phải dùng heading?

Thể hiện cấu trúc bài viết

Heading được ví như người dẫn đường cho độc giả xuyên suốt bài viết. Heading giữ chức năng chỉ ra cho người đọc biết được phần đó, đoạn văn đó nói về chủ đề gì và giúp họ tìm lại mạch dẫn của câu chuyện nếu họ lỡ lan man “đi lạc” trong mớ nội dung quá dày đặc.

Heading cần đảm bảo chứa đựng thông tin thu hút người dùng. Các tác giả thường sử dụng heading như một công cụ mồi nhử, khiêu khích sự tò mò của độc giả để họ đọc tiếp phần sau của câu chuyện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trọng tâm của heading nên dồn vào nội dung trong bài và cần đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu.

Cải thiện khả năng tiếp cận

Cấu trúc heading quan trọng đối với khả năng tiếp cận, đặc biệt đối với đối tượng độc giả gặp trở ngại về thị lực. Do heading có dạng HTML nên screen reader (một ứng dụng phần mềm giúp xác định và giải thích những gì đang được hiển thị trên màn hình) có thể hiểu cấu trúc bài viết và đọc to lên để đối tượng độc giả trên quyết định có nên đọc toàn bài viết hay không.

Screen reader còn có chức năng nhảy từ heading này sang heading khác, hỗ trợ việc điều hướng cho độc giả. Việc tăng khả năng tiếp cận cho nhiều đối tượng độc giả cũng vô cùng có lợi cho SEO.

Tăng sức mạnh SEO

Sử dụng heading giúp cải thiện chất lượng bài viết, giúp độc giả dễ theo dõi và nắm bắt thông tin đó, giúp gia tăng sức mạnh cho SEO. Heading còn giúp bạn nhấn mạnh từ khóa chính (và từ đồng nghĩa của nó), đồng thời làm rõ nội dung mà trang truyền tải. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng sẽ khiến bài viết trông thiếu tự nhiên.

Muốn đặt heading đúng cách, trước hết bạn phải quan tâm đến độc giả. Khi heading làm tốt nhiệm vụ phân chia cấu trúc bài viết, chỉ dẫn rõ nội dung từng phần, tức là đang giúp người đọc dễ dàng nắm bắt bài viết. Điều này đồng nghĩa mang lại lợi ích lớn cho SEO.

Cách đặt heading trong bài viết

Có bao nhiêu thẻ heading trong WordPress?

Khi edit bài viết trên WordPress, bạn sẽ thấy các cấp độ heading chia thành “Heading 1” đến “Heading 6” dựa theo kích cỡ và mức độ quan trọng. Ví dụ “Heading 2” quan trọng hơn “Heading 4”. Các heading đó được chuyển đổi thành thẻ heading HTML, từ <h1> to <h6>.

phân biệt thẻ heading

(Nguồn ảnh: Internet)

Hướng dẫn đặt heading

Trước hết, bạn chỉ nên có một H1 cho mỗi trang, và H1 nên là tiêu đề của bài viết. Với các trang category, H1 là tên category đó. Với trang sản phẩm, H1 là tên sản phẩm.

Với nội dung bên trong, bạn dùng H2, H3 để giới thiệu các phần khác nhau, giảm dần theo mức độ ưu tiên. Ví dụ trong bài viết này, “Cách đặt heading trong bài viết” đang là H2.
Nếu nội dung của bạn càng sâu, càng dài thì cần dùng đến H4, H5…

Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo cấu trúc heading mẫu sau đây:

H1: Cách đo lường và cải thiện chỉ số ROI

  • H2: ROI là gì trong digital marketing?
  • H2: Các chỉ số ROI trong digital marketing
    • H3: Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
    • H3: Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (Cost per lead)
    • H3: Tỷ lệ chốt đơn (Lead close rate)

Trong ví dụ trên, chúng tôi tập trung đề cập các từ khóa chính (chỉ số ROI) và các cụm liên quan trong heading nhằm thể hiện rõ cấu trúc bài viết, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và khuyến khích họ đọc toàn bài.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số giao diện sử dụng thẻ theo một trật tự bất hợp lý (ví dụ H4 rồi mới đến H2) hoặc dùng thẻ “loạn xạ” trong sidebar, header và footer, dẫn tới sai trật tự heading, khiến khó tiếp cận, gây khó hiểu cho người đọc, bộ máy tìm kiếm và các công nghệ phụ trợ khác khi đánh giá tổng thể trang.

Cách kiểm tra heading trong blog

Khi sử dụng Block Editor trong WordPress sẽ có nút nằm bên trái phía trên màn hình edit. Nhấn vào sẽ hiển thị rõ cấu trúc của trang theo heading. Nếu trang của bạn được thiết lập cấu trúc hiệu quả sẽ có dạng như sau:

cách đặt và kiểm tra heading hiệu quả

(Nguồn ảnh: Internet)

Nhìn chung, biết cách đặt heading trong bài viết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho độc giả, tăng khả năng tiếp cận và khuyến khích người đọc trải nghiệm toàn bộ thành quả bài viết của bạn. Chính điều này sẽ đóng góp những giá trị rất lớn cho SEO mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Điểm: 4.9 (27 bình chọn)

Tác giả: Lâm Vĩ

Tôi là một Marketer, hiện đang công tác tại Hướng Nghiệp Á Âu với vai trò nghiên cứu, sáng tạo và phát triển các giải pháp tiếp thị hiệu quả trong thế giới Digital Marketing.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn